* ĐẠI HỌC VỚI CÂU CHUYỆN MUÔN THUỞ VỀ HỌC PHÍ
 

Văn Lang là một trường đại học dân lập hiện đang có 3 cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh. Với cơ sở vật chất tốt cùng trang thiết bị và chất lượng giảng dạy “xịn sò”, trường đang ghi điểm và sẽ càng trở nên phát triển trong tương lai nếu tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Gần đây, nhiều sinh viên đã chọn trường là điểm đến lại ngỡ ngàng khi trường quyết định tăng học phí cho năm nay:
 
  
Theo thông tin được biết, Văn Lang trước giờ đã có một chính sách không tăng học phí trong 4 năm học nên thông báo này giờ đây như một “cú tát” cho K26 – thế hệ 2k2 hiện nay. Sự việc này đã kéo theo một làn sóng phẫn nộ từ những học sinh vốn tin tưởng trường giờ đây đã hoàn toàn thất vọng. Đến nỗi, trường phải xóa các comment tiêu cực khỏi trang của mình:
 

Đa số, các bạn học sinh khối 26 [ 2k2 ] đều trách móc việc trường thông báo trễ về việc tăng học phí. Trong lúc tuyển sinh, trường cũng chỉ nói về những lợi ích trường mang lại cho học sinh mà không đề cập đến vấn đề “ngoài ý muốn” như thế này. Rốt cuộc, ai mới là người có lỗi ở đây? Một thế hệ “khờ dại”, bị dắt mũi hay một ngôi trường đang thật sự lừa dối học sinh ?

** TỪ BỎ ĐAM MÊ, MẤY AI CHẤP NHẬN ĐIỀU ĐÓ ?
 
Nguồn: Unsplash
Như chúng ta đã biết, sau bao nỗ lực cố gắng, bước vào đại học là một môi trường, một hướng đi mới đòi hỏi học sinh – nay đã trở thành những thanh thiếu niên “đủ lông đủ cánh” phải xác định một mục tiêu cụ thể cho mình. Có em thì tiếp tục với con đường mình đã chọn từ trước, có em thì lại chật vật, vẫn chưa tìm được sở thích hay động lực cho mình.
 Mơ ước ấy đôi khi lại tưởng chừng như dập tắt bởi sự trăn trở về mặt tài chính. Bản chất xã hội vốn là như vậy, không phải ai cũng được nuôi dưỡng trong một mái ấm đủ đầy. Thật may mắn nếu bạn được sinh ra trong một gia đình khá giả, đủ điều kiện để nuôi mình ăn học thành tài, trở thành những con người có ích cho xã hội. Nhưng cũng đừng vội buồn nếu gia đình bạn đang gặp hạn chế về mặt tài chính, hãy ra ngoài đường kiếm công việc làm thêm, tiếp xúc với xã hội thật nhiều bởi bạn sẽ là người gánh vác gia đình nhỏ ấy sau này.
 
Nguồn: Unsplash
Tạm gác lại ước mơ, nhiều bạn trẻ sẽ không dễ dàng chấp nhận như vậy. Chọn những trường tư với cơ sở vật chất tốt, các bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường năng động, linh hoạt hơn, được tiếp xúc với các thầy cô cùng với chất lượng giảng dạy tốt sẽ thuận lợi cho tương lai của mình hơn. Sinh viên Văn Lang cũng như vậy.
 Đến đây, câu hỏi được đặt ra là: “Nếu nhà bạn không đủ điều kiện học tập, tại sao bạn lại không chọn những trường công với chi phí thấp hơn?”. Mình xin trả lời là: mỗi người đều có một niềm đam mê, sức học khác nhau. Không ai có niềm đam mê hội họa lại chọn những ngành liên quan đến Toán học, không ai có tài năng về nghệ thuật lại chọn những ngành Kế toán, Bác sĩ. Các trường hợp ngoại lệ khác thì mình không bàn tới bởi bản chất ở mỗi người là khác nhau nhưng hầu hết đều là như vậy. Đặt trong trường hợp nếu bạn giỏi về các ngành như truyền thông hay thiết kế, những các trường công lập lại không thể đáp ứng được sở thích của các bạn. Liệu hỏi, bạn có đủ dũng cảm, niềm tin để theo một ngành mình không thích mà từ bỏ đi đam mê, tài năng thật sự ở mình? Nghĩ đến kinh tế gia đình là một điều tốt nhưng tuổi trẻ mỗi người có mấy lần? Người thì đôi khi sẽ chấp nhận rời bỏ sở thích của mình để đi tìm ngành khác phù hợp hơn, người thì vượt qua điều đó để đi đến đam mê thật sự của mình. Bạn sẽ chấp nhận học ngành mình thích ở một ngôi trường tư hay đối diện với áp lực từ công việc mình không hề hứng thú ở một trường công? Cuộc đời của mỗi con người do chính họ quyết định và không ai có thể thay đổi điều đó. Và không thể ép một người làm những điều mà họ không mong muốn.
 
"𝙺𝚑𝚘𝚊̉𝚗𝚑 𝚔𝚑𝚊̆́𝚌 𝚋𝚊̣𝚗 𝚛𝚊 𝚚𝚞𝚢𝚎̂́𝚝 đ𝚒̣𝚗𝚑, 𝚜𝚘̂́ 𝚙𝚑𝚊̣̂𝚗 𝚌𝚞̉𝚊 𝚋𝚊̣𝚗 𝚋𝚊̆́𝚝 đ𝚊̂̀𝚞. 𝙲𝚞𝚘̣̂𝚌 𝚜𝚘̂́𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚒̉ 𝚕𝚊̀ 𝚟𝚊̂́𝚗 đ𝚎̂̀ 𝚌𝚞̉𝚊 𝚜𝚞̛̣ 𝚕𝚞̛̣𝚊 𝚌𝚑𝚘̣𝚗."
                                                                      -- Tony Robbins --
 
*** VĂN LANG VỚI NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ…
Quay trở lại bài viết, trường Văn Lang cũng không hề sai hoàn toàn. Là một ngôi trường tư – nghĩa là một ngôi trường không được hỗ trợ của nhà nước, trường dường như phụ thuộc hoàn toàn vào học phí của sinh viên. Để xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy tốt, đó là tâm huyết của biết bao nhiêu người, của thầy cô, sinh viên trường. Nhằm hỗ trợ hết mức cho học sinh, trường đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đưa ra nhiều bài giảng tốt nhất để nâng đỡ cho sinh viên của mình. Việc tăng học phí như vậy cũng chỉ là vấn đề sớm muộn ở một ngôi trường dân lập đang từng bước phát triển hơn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của một xã hội.
Bên cạnh đó, trường đã có thông báo về việc rút lại tiền mà sinh viên đã xác nhận nhập học nhằm làm nguôi ngoai sự “phẫn nộ”:
 

Dù bị chỉ trích, nhưng vẫn có những anh chị khóa trước công khai đứng lên bảo vệ trường. Bởi trường hiện nay đang xây dựng cơ sở vật chất hiện đại hơn cho cơ sở mới nhằm đáp ứng đại đa số của sinh viên hiện nay nên việc tăng học phí là một điều không thể tránh khỏi.

Lời kết: Cả học sinh lẫn trường đều có lỗi sai nhưng có thể đều thông cảm được. Trường Văn Lang sai khi đã thông báo trễ cho học sinh nhưng đã thực hiện biện pháp khắc phục nhanh chóng, một bộ phận học sinh sai khi vào chỉ trích trường với nhiều từ ngữ không phù hợp mà chưa thấu tường tận hiểu rõ vấn để nhưng vẫn có những lý do chính đáng để nêu lên ý kiến của mình. Mỗi người đều có một quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng trước khi chỉ trích, hãy đặt mình vào vị trí người khác để tìm hiểu căn nguyên của mọi sự việc và nhằm tránh những xung đột không đáng có sau này.