Từ hồi xa xửa xa xưa, khi nhà nhà người người còn đang CHỈ DÙNG báo giấy, chắc cỡ mình tiểu học ~ 20 năm về trước. Và mình có 1 người bác, học thức không cao lắm đâu, nhưng mình ngưỡng mộ vì bác rất chăm chỉ mua báo định kì, từ từ đọc từng trang, chăm chỉ cập nhật tin tức từ đó và cuối năm báo cho mình thếp báo cũ bán thanh lí để mua sách vở hay quà bánh. Mỗi lần trò chuyện với bác là một câu chuyện bác chọn lọc từ những bài báo về thế giới của người lớn mà con nhỏ chưa nổi 10 tuổi có thể sẽ chẳng quan tâm mấy nhưng nó vẫn tỉ tê đòi nghe bác kể. Giờ mình chỉ nhớ cái cách mà bác kể về những điều đó nó thật diệu kì, chậm rãi và nó hấp dẫn hơn truyện cổ tích lận.
Ảnh lượm từ Vnexpress
Ảnh lượm từ Vnexpress
EEi!! Nhưng đó là cái thời , người người nhà nhà lo miếng cơm ăn áo mặc, lo kinh tế, chẳng mấy ai có dư thời gian hay quan tâm đến vấn đề xã hội là mấy, mỗi người một việc, một trách nhiệm, một chuyên môn. Và mình hay ví nó như ai cũng là một hệ điều hành đơn điệu không ai mảy may quan tâm thế giới to to (vĩ mô) đang nghĩ gì làm gì và sẽ làm gì nên người viết báo cũng không quá vội vã khi viết bài báo như bây giờ. Nhưng dần dần, công nghệ cập nhật, nhà nhà có thể đọc tin tức mà chẳng cần mất xu nào , không cần đợi bác giao thư/ báo , chỉ cần bạn rảnh là bạn có thể update thông tin mới. Chẳng phải đánh đổi điều gì,tính tò mò, sự háo hức với mỗi thông tin mới giảm đi nhiều phần, bởi bạn chẳng cảm nhận được cái gì đó hữu hình mà bạn phải đánh đổi, duy nhất là thời gian. Có cầu ắt có cung. Ở 1 góc độ cung cấp nội dung cho người tiêu thụ (cầu), thì những người cung cấp thông tin đang ngày càng đẩy nhanh tốc độ cung cấp thông tin cho người đọc mà cắt lược bớt thời gian kiểm định thông tin, và người tiêu thụ thông tin cũng bỏ qua bước kiểm định. Khiến cho thông tin chúng ta nắm bắt được với tính chính xác ngày càng tệ đi. Ở 1 giai đoạn nào đó, ta cảm nhận được người đọc còn phải đi xác nhận lại, đính chính lại những thông tin mà họ đang đọc, đang nghe. Nhưng tốc độ đẩy tốc độ, người đọc bị hòa tan trong mớ thông tin quá nhiều và không xử lý được, hay có những bạn đọc tỉnh táo hơn thì họ chán hay mệt mỏi hơn khi phải đính chính lượng thông tin ngày càng nhiều.
Và họ kệ.
Cụ thể hơn, thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây có cú điều chỉnh 12% về chỉ số thị trường chung từ giữa tháng 9/2023. Câu chuyện nhà nước bán tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với khối lượng tăng dần, lãi suất kỳ hạn chỉ ngang cỡ nhỏ lẻ gửi tiết kiệm không kì hạn. Mục đích làm gì ?
Đơn giản và dễ hiểu hơn, mình ví dụ như này: NHNN ( Ngân hàng nhà nước) là cái hồ lớn và các NHTM (ngân hàng thương mại) là những hồ nhỏ và người vay tiền là bác nông dân cần nước tưới tiêu.
+ Tăng trưởng tín dụng chậm lại, bóng dáng người đến vay tiền lác đác, NHNN giảm lãi suất liên tục 6 tháng gần đây => NHTM bị ứ tiền tại chỗ, tiền không lưu thông ~ các hồ nhỏ sắp đầy và mong cầu cứu được rút bớt nước ra không thì vỡ mất.
+ NHNN bán tín phiếu kì hạn ~ 1 tháng, lãi suất thấp tèo => Rút bớt nước từ hồ nhỏ về , để cho hồ nhỏ có kỳ ngắn 28 xoay vòng rồi 28 ngày sau trả nước về. Gọi là hoạn nạn đỡ đần nhau, à thì cũng là trách nhiệm của chị đại ( NHNN)
Và nó sẽ khác với câu chuyện nhà nước phát hành trái phiếu hay tăng lãi suất hiểu đơn giản là xây hẳn cái kênh dẫn nước độ dốc cao phía hồ nhỏ và độ dốc thấp ở hồ lớn => như vậy thì nước chỉ có chảy từ hồ nhỏ sang lớn ở 1 xu hướng dài hạn thì nước ở hồ nhỏ đang cạn dần đi. Hạn hán liên tục diê mới gây tác động đến bác nông dân, chứ nếu thừa biết rằng 28 ngày nữa mưa sẽ về , hồ nước lại đầy thì bác nông dân cũng chả ngại. Vậy nên khác bán tín phiếu nhé.
=> Về xu hướng dài hơi thì hiệu ứng bán tín phiếu không làm giảm quá lớn tiền trong lưu thông ( chưa nói đến tiền ứ đấy, không dùng đến, rút thì ảnh hưởng đ. Việc ảnh hưởng đến dòng tiền lưu thông giữa các kênh ( chứng khoán , bđs ,....) là không quá lớn nhưng các cộng đồng thông tin mà nhà đầu tư đang tiếp cận lại đẩy câu chuyện là đảo chiều chính sách tiền tệ, ngân hàng rút tiền về... Lợi dụng sự FOMO tâm lý khi phân tích và đọc nhanh thông tin của nhỏ lẻ để hợp thức hóa nhịp điều chỉnh là do thông tin, đẩy nhanh hành động của nhỏ lẻ. Mấy ngày đầu bán 10-20k tín phiếu thì nhà nhà phân tích, giờ bán gấp 7-8 lần rồi ~ 150k tỷ mà thì trường tăng thì chả thấy ai nhắc nhỏm mấy. Giờ thì coi xem sau 28 ngày kể từ lô tín phiếu đầu tiên hồ lớn làm gì tiếp, ý chí NHNN và tình hình thanh khoản của NHTM sẽ ở đó.
Lấy thông tin để hợp thức hóa đà giảm
Lấy thông tin để hợp thức hóa đà giảm
Mình không phủ nhận hoàn toàn tác động của thông tin này đến thị trường, nhưng, nếu nó đúng thì thị trường đang phản ứng thái quá với thông tin đó, và như vậy thị trường sẽ sớm tìm điểm cân bằng lại thôi. Người hiểu đúng từ đầu sẽ tranh thủ cơ hội, người giác ngộ muộn hơn chút sẽ không bán nữa, còn người muộn hơn nữa cũng sẽ dần hiểu chuyện, cung cầu lại tự cân bằng.
Quay trở lại với cái tiêu đề, thông tin đang cung cấp những điều bạn muốn nghe, mặc nó đúng hay sai, nó có lợi mà cũng có hại không ít, nên chỉ có bạn làm gì để cứu chính mình đi thôi. Xu hướng hiện nay, bạn biết được rất nhiều thứ, nhưng bạn rõ 1 vấn đề gì đó hay không thì lại phụ thuộc vào chính bạn.
Bàn luận thôi, chứ tui hông có làm về hoạch định chính sách hay nghiên cứu về vấn đề này,... Hông có giải pháp nào ở đây cả :D