Tập tành theo đuổi lối sống tối giản đơn giản hoá tủ quần áo của mình là một cách để đơn giản hoá cuộc sống, nhẹ nhõm hoá cái đầu mà vẫn luôn tự tin vì biết mình trông (đẹp và giản dị) như thế nào. Tuy nhiên, với những người mới thay đổi, giữa một thế giới hỗn loạn và 2 mét lại có một cửa hàng thời trang trên đường đi làm, một cơn chán chường sẽ mau chóng ập đến. Bạn dễ dàng cảm thấy chán ngán khi mở cửa tủ, nhìn thấy 5 bộ đồ trắng - đen bạn soạn sẵn từ đầu tuần. Hoặc bạn bắt đầu thấy cuộc sống của mình bị sa vào một vũng lầy routine lặp đi lặp lại, hoặc bạn sẵn sàng thấy mình muốn đập phá, thay đổi sang một style mới.
Hoặc, bạn bắt đầu tìm kiếm các excuse để mua đồ mới, ví dụ như là thay đổi cân nặng, thay đổi đường đi làm... thay đổi trong life style (nắng nôi quá, mặc váy đi làm đen hết chân nên chép miệng mua bộp phát 10 cái quần âu).
Có nhiều lý do/áp lực dẫn đến chuyện chán chường: Có thể do bạn "tu" chưa trót, cái chuyện tối giản chỉ là một sở thích nhất thời của bạn, là một cái bạn thích lấy ra để loè thiên hạ, không phải là giá trị sống bạn thực sự muốn theo đuổi. Đây là những cách để cầm cự. Ừ, cầm cự nhé, cho đến khi thực sự bạn yêu thích và theo đuổi phong cách đó nhiều năm. Đây chỉ là cách để cầm cự, tránh rơi vào cái bẫy mua sắm ồ ạt, nửa năm theo tối giản, 6 tháng theo phức tạp :)
1. Làm thế nào để mặc tối giản mà không nhàm chán?
Chán là chuyện bình thường. Nhất là khi ta sống trong 1 thế giới mà các ads về quần áo, thời trang tấn công ta mỗi giây. Não chúng ta được cấu tạo để tin rằng Nhiều hơn là Tốt hơn, và Mới là Tốt. Áo mới mua đẹp hơn áo mua hôm qua. Áo mua hôm nay ngày mai đã có thể trở thành không hợp thời. Chiếc áo đang mặc cần một cái quần mới. Và nếu tình yêu chỉ kéo dài được 3 năm, niềm vui khi có một chiếc áo mới có khi chỉ kéo dài 3 ngày. Hoặc 3 lần mặc.
Làm thế nào đây? Một là, hãy hiểu nguyên lý của não bộ. Hiểu rằng ta luôn thích những thứ mới. Hiểu rằng nỗi niềm thúc đẩy ta trả tiền cho một cái áo hay inbox cái shop kia để mua cái đầm hoa thứ 100 chỉ là vì ta bị kích thích với cái viễn cảnh ta mặc cái áo/váy đó trông như thế nào. Nó không kéo dài lâu. Hãy hiểu cơn nghiện của mình, cơ chế gợi ý của cơn nghiện đó để có thể đợi cơn nghiện đó đi qua.
Hai, hãy tìm sự mới mẻ ngay trong tủ đồ của mình. Tự thách thức bản thân mặc cùng 1 cái áo sơ mi trắng thành 5 kiểu khác nhau: Sơ mi trắng quần đen rộng cho ngày thứ 2. Sơ mi trắng bên trong vest cho ngày thứ 3. Sơ mi trắng quần short giấu quần cho ngày thứ 4. Sơ mi khoác ngoài áo thun cho ngày thứ 5. Sơ mi buộc vạt quần jeans cho ngày thứ 6. Bản thân niềm vui của việc vượt qua thử thách 5 ngày đó, add thêm chút phấn khích mới mẻ cho não của bạn. Chiến thắng nhỏ (với chính bản thân) và cảm giác là mình tận dụng được hết cái sơ mi đó khiến bạn đỡ chán tủ đồ của mình.
Phụ kiện cũng làm bộ đồ trắng - đen của bạn đỡ chán. Trong phim Search WWW có cảnh nữ chính không về nhà buổi đêm, sáng ra cô ấy mặc nguyên bộ đồ hôm trước đến công ty. Cô ấy đã cởi áo vest ra, bỏ vạt sơ mi ra ngoài, lấy chiếc khăn đang buộc vào túi xách choàng lên vai và tất cả mọi người chỉ chú ý là cô ấy có khăn mới, đẹp chứ không nhận ra là cô ấy mặc cùng 1 bộ đồ trong 2 ngày.
2. Làm thế nào để mặc tối giản mà trông bóng loáng sạch sẽ chỉn chu như các blogger tối giản. Chứ không xoã xuệ casual tầm thường?
Đời hem như mạng. Đằng sau mỗi tấm hình đen-trắng tối giản trên blog, các quý vị blogger mất hàng giờ đồng hồ để set-up, chỉnh sáng. Và bạn không bao giờ nhìn thấy nếp nhăn hay sự xộc xệch trên quần áo của họ. Chúng ta thì khác. Cái quần đen giặt máy và phơi ngoài trời có thể bám bụi trắng hếu. Cái sơ mi giặt n lần có thể ngả vàng. Cái áo thun trắng dù xịn vẫn có thể nhăn như lò xo vào cuối giờ làm.
Làm thế nào?
Đầu tư tiền đúng chỗ, chọn đồ có chất lượng tốt. Quần đen cố gắng bằng các chất liệu khó bám bụi.  Đừng giặt áo thun/len đen bằng máy. Đừng phơi quần áo giữa nắng gắt. Với áo thun, (không phải fan cuồng nói đâu, không phải fan cuồng nói đâu), áo Uniqlo 500k mặc xà xã 2 năm, giặt máy xong vẫn không bị xộc xệch, áo thun vnxk 200k mặc 1 lần, giặt máy 1 lần lập tức có ngắn và đường viền cổ dão rộng ra, chỉ có thể mặc được ở nhà. ==> Tự bạn rút ra được kết luận đúng không.
Chọn đồ hợp với lối sống, công việc và cách di chuyển của mình. Nếu bạn đi ngoài đường nắng nhiều, đừng mặc blazer vải tweet. Nếu bạn đi Grabbike nhiều tránh mua váy ngắn nhiều.
Hãy tạo một cái bảng trên Pinterest và add vào đó những tấm ảnh, trang phục bạn yêu thích, muốn mặc, muốn trông mình giống như thế. Sau đó, nghiền ngẫm, tự hỏi mình: Sao mình thích bộ đồ này, nếu mình mặc thì cần chỉnh sửa, thêm thắt, bỏ đi cái gì?Hợp với cách mình di chuyển, môi trường công việc, nơi mình định đến không? Sau đó, quay lại cái bảng đó và remove bớt đi những bộ đồ không hợp, không fit với những thứ ở trên.
Sau đó, hãy shopping lại trong chính tủ đồ của mình. Mặc tối giản nghĩa là trong tủ của bạn đồ nào cũng có thể phối hợp với nhau được. Hãy mặc thử đồ của mình, phối theo những bộ đồ trong tủ của bạn. Mặc thử, đi lại trong nhà, xem nó hở chỗ nào, rộng chỗ nào, cần sửa chỗ nào, mình có thoải mái với bộ đồ đó không. Hoặc có thể mặc luôn bộ đồ đó vào 1 ngày BẠN Ở NHÀ, để mình thực sự thoải mái trong bộ đồ đó và phát hiện ra những thứ khiến bạn không muốn chui vào bộ đồ đó lần nữa. Ví dụ 1 cái quần rất ok cho đến khi bạn ngồi xuống và hở ra nửa mông, hoặc 1 cái áo có chất liệu làm bạn chảy mồ hôi nách haha.
Và hãy chăm chút cho quần áo trong tủ bạn. Là ủi nó mỗi cuối tuần. Giặt tay những thứ bạn nâng niu. Bớt giặt xà phòng. Bớt phơi đồ trong nắng gắt.
3. Tự dưng tôi quá chán trắng đen, tôi muốn tối giản với nhiều màu sắc cơ:
Thật ra tối giản không có nghĩa là chỉ mặc trắng đen. Bạn có thể tuỳ thích thêm hoa hoè và xanh đỏ vào tủ đồ. Chỉ có điều, để dễ phối và để tránh mua sắm quá tay, hãy luôn có 1 màu chủ đạo trong tủ đồ và quy tắc là, mọi món trong tủ đều có thể phối với nhau.
(Nhưng thật, cái này chỉ là chỉ trích cá nhân, có lần mình thấy 1 chị luôn kêu gào sống tối giản mặc kiểu 7 loại màu hồng trên người, eww. Cảm nhận cá nhân thôi)
4. Đang có mốt áo tay chuông, mình có thể vừa tối giản vừa theo mốt không?
Được được. Hãy giữ 80% tủ quần áo là đồ basic, phối gì cũng được. 20% kia hãy là những thứ theo trend được cập nhật theo mùa. Còn nếu bạn bảo bạn muốn 20% là đồ tối giản và 80% theo trend thì bạn đọc bài này làm gì, hừ.
.....
Thật ra mình cũng đang chán chán dù mình đã xếp hết đồ đi làm thành bộ. Não ta được cấu tạo để sáng ra mở tủ và thấy bức bối với việc BỊ BẢO PHẢI MẶC GÌ - dù đứa BẢO đấy chính là bản thân ta của 2 ngày trước. Nhưng mình đã quen với việc chán chán này, vì thật ra mình đã chán vài lần và cơn chán, cũng như cơn thích qua đi rất nhanh.
Và nhắc lại, dù các cơn chán đến và đi nhanh như một cơn gió, thì lợi ích của việc có một tủ đồ được phối sẵn giúp chúng ta
1. Đỡ tốn thời gian cho việc nghĩ sáng nay mặc gì.
2. Ta luôn biết trông ta như thế nào dù không cần soi gương. Tức là ta ở cái độ high performance dù ta không cần liếc nhiều vào gương vì thật ra là ta đã liếc vào gương chủ yếu là vào lúc ta sắp xếp sẵn bộ đồ này.
3. Ta tránh được các đoạn mua sắm vung tay quá trán những thứ vô lý không nằm trong quy chuẩn những thứ ta mặc được và thích hợp với lifestyle của ta. Kiểu như 1 cái đầm dài chấm gót treo trong tủ mãi mãi từ năm này qua năm khác không thể vứt đi vì quá đắt nhưng mặc vào déo biết mặc đi đâu.
(bài có tham khảo từ minimalism.com)