MA SÓI ĐANG DẪN TA ĐI ĐÂU?
Ma Sói là một boardgame chơi nhóm đình đám mấy nay của người trẻ. Tóm tắt ngắn gọn thì trò chơi là cuộc chiến của hai phe: Sói và Dân...
Ma Sói là một boardgame chơi nhóm đình đám mấy nay của người trẻ. Tóm tắt ngắn gọn thì trò chơi là cuộc chiến của hai phe: Sói và Dân làng, và một quản trò đóng vai trò dẫn chuyện. Trò chơi để hai phe tranh biện với nhau bằng ngôn từ, sao cho cuối cùng phe nào giết sạch được phe kia thì thắng. Một số Dân làng có thêm chức năng đặc biệt, ít nhất là có hai người nắm chức năng Thầy thuốc và Thợ săn. Thợ săn thì giết được Sói, không giết được dân làng, Thầy thuốc thì hồi sinh, được cho cả Sói và Dân.
Nó được cho là một trò chơi đấu trí, nơi người ta luyện cách quan sát, khả năng phân tích, tư duy phản biện, v.v…
Tôi được chơi 2-3 lần trò này theo một phiên bản đơn giản, thuật lại như sau.
Đêm đầu tiên, khi cả làng đi ngủ (cả nhóm chơi đều nhắm mắt) thì Sói sẽ mở mắt và nhận diện đồng bọn. Nguyên tắc của trò chơi là không ai biết ai là ai, làm gì, hay có hành động gì, trừ Sói có lợi thế ban đầu là biết bầy đàn của mình. Cả bọn cùng chọn ra một dân làng để xiên nướng, trong im lặng. Tới phiên Thầy thuốc thức dậy, chọn cứu một người (chọn đại, không biết ai đã bị xiên, kể cả mình). Tới phiên Thợ săn thức, chọn giết một người (chọn đại, không biết ai là Sói, ai là Dân. Tuy nhiên Dân bị Thợ săn chọn giết thì không chết).
Sáng ra, quản trò công bố ai đã bị chết. Cuộc chiến bắt đầu, với một lớp vỏ ngụy trang là ai cũng như ai, người chơi lao vào một cuộc đoán, luận, diễn giải, v.v... Chọn một người có vẻ khả nghi và trưng ra lập luận để đấu tố, đó có thể sẽ là người có vẻ láo liên (!), lo lắng (!), hoặc bình thường là người thông minh sáng láng (dù lớp mặt nạ họ mang có thể chẳng liên quan gì đối với trò chơi này). Nghi phạm sẽ lên tiếng để thanh minh, chứng minh mình vô tội. Nếu nghi phạm đúng thật là Sói, thì họ phải nói dối, ngụy biện, thao túng bằng chứng để chứng tỏ mình vô tội và chỉa mũi dùi vào người khác. Anh có thể bị chết, vì anh yếu thế, không có khả năng biện luận. Anh có thể chết, oan. Anh có tội chỉ vì đám đông muốn anh có tội. Anh có thể thắng ngon lành, nếu anh tranh biện tốt, giỏi thao túng và giỏi sử dụng mặt nạ.
Người quản trò, khi thấy tranh luận đang đi vào bế tắc, quá thời gian cho phép của phiên đấu tố (3-5 phút), nhầm, phiên tranh biện, sẽ hối thúc và yêu cầu Dân vote treo cổ ai đó. Ai bị vote quá bán thì bị phán treo cổ. Trong khi nền lập pháp nhiều nước cố gắng hoàn thiện hóa bộ luật để đảm bảo cao nhất quyền làm người của công dân và tránh tối đa án oan, thì trong Ma Sói, án oan đầy cả ra và được mặc nhiên chấp nhận như đó là chuyện phải thế, mọi người cười xòa, tiếc nuối chút đỉnh, rồi hăm hở lao vào cuộc chơi mới. Trong khi một số nước áp dụng nguyên tắc Suy đoán vô tội (Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.), thì trong Ma Sói, anh bị mặc định là có tội và phải tìm cách chứng minh mình vô tội. Ông bà ông vãi ơi, bị nhốt vào một lồng giam (trong trò chơi là lồng giam tinh thần) thì lấy phương tiện đâu để chứng minh?
Cái đáng sợ của trò chơi là khi một đám đông bị đẩy vào tình thế không biết ai là địch ai là bạn, không thể tin tưởng một ai khác ngoài mình, được cho phép nói dối để sống sót. Người chơi dần dần sẽ không còn hành động vì chính nghĩa, mà bị thúc đẩy bởi nỗi sợ bị phát hiện hoặc bị đấu tố. Người chơi dần dần đưa ra quyết định không còn dựa vào phán đoán và lý trí tự thân, mà bị cuốn theo luồng gió đa số, cứ thí một đứa thì mình được an toàn thêm một đêm. Ta thường dạy trẻ con không dối trá, sống chân thành, nhưng ta chơi một trò chơi hợp pháp việc nói dối và nhân danh sinh tồn để khoác mặt nạ. Mỉa mai thay. Bước vào trò chơi, không một ai còn có được trạng thái tinh thần an toàn nội tâm (inner safety). Thể theo Tháp nhu cầu của Maslow, trong game bạn mãi mãi mắc kẹt ở tầng hai gần chân tháp, không bao giờ còn tinh lực để học hỏi và làm cái gì khác.
Nghĩ xem, bạn đang muốn học gì, luyện gì, hay nhập nội hóa ý niệm gì vào lòng, khi tham gia một trò chơi trao quyền hợp pháp cho đám đông được phép hành quyết một mạng người, dựa trên các suy đoán và suy luận, không có bằng chứng đủ để kết tội, không có lời nhận tội cuối cùng từ nghi phạm, bất chấp sự thật người chơi đó có phải là ma sói hay không?
Sẽ ra sao, nếu không ai còn có thể tin tưởng ai nữa?
Sẽ ra sao, nếu mục tiêu cuộc đời chỉ còn là có thể sống sót qua đêm nay?
Tôi được chơi 2-3 lần trò này theo một phiên bản đơn giản, thuật lại như sau.
Đêm đầu tiên, khi cả làng đi ngủ (cả nhóm chơi đều nhắm mắt) thì Sói sẽ mở mắt và nhận diện đồng bọn. Nguyên tắc của trò chơi là không ai biết ai là ai, làm gì, hay có hành động gì, trừ Sói có lợi thế ban đầu là biết bầy đàn của mình. Cả bọn cùng chọn ra một dân làng để xiên nướng, trong im lặng. Tới phiên Thầy thuốc thức dậy, chọn cứu một người (chọn đại, không biết ai đã bị xiên, kể cả mình). Tới phiên Thợ săn thức, chọn giết một người (chọn đại, không biết ai là Sói, ai là Dân. Tuy nhiên Dân bị Thợ săn chọn giết thì không chết).
Sáng ra, quản trò công bố ai đã bị chết. Cuộc chiến bắt đầu, với một lớp vỏ ngụy trang là ai cũng như ai, người chơi lao vào một cuộc đoán, luận, diễn giải, v.v... Chọn một người có vẻ khả nghi và trưng ra lập luận để đấu tố, đó có thể sẽ là người có vẻ láo liên (!), lo lắng (!), hoặc bình thường là người thông minh sáng láng (dù lớp mặt nạ họ mang có thể chẳng liên quan gì đối với trò chơi này). Nghi phạm sẽ lên tiếng để thanh minh, chứng minh mình vô tội. Nếu nghi phạm đúng thật là Sói, thì họ phải nói dối, ngụy biện, thao túng bằng chứng để chứng tỏ mình vô tội và chỉa mũi dùi vào người khác. Anh có thể bị chết, vì anh yếu thế, không có khả năng biện luận. Anh có thể chết, oan. Anh có tội chỉ vì đám đông muốn anh có tội. Anh có thể thắng ngon lành, nếu anh tranh biện tốt, giỏi thao túng và giỏi sử dụng mặt nạ.
Người quản trò, khi thấy tranh luận đang đi vào bế tắc, quá thời gian cho phép của phiên đấu tố (3-5 phút), nhầm, phiên tranh biện, sẽ hối thúc và yêu cầu Dân vote treo cổ ai đó. Ai bị vote quá bán thì bị phán treo cổ. Trong khi nền lập pháp nhiều nước cố gắng hoàn thiện hóa bộ luật để đảm bảo cao nhất quyền làm người của công dân và tránh tối đa án oan, thì trong Ma Sói, án oan đầy cả ra và được mặc nhiên chấp nhận như đó là chuyện phải thế, mọi người cười xòa, tiếc nuối chút đỉnh, rồi hăm hở lao vào cuộc chơi mới. Trong khi một số nước áp dụng nguyên tắc Suy đoán vô tội (Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.), thì trong Ma Sói, anh bị mặc định là có tội và phải tìm cách chứng minh mình vô tội. Ông bà ông vãi ơi, bị nhốt vào một lồng giam (trong trò chơi là lồng giam tinh thần) thì lấy phương tiện đâu để chứng minh?
Cái đáng sợ của trò chơi là khi một đám đông bị đẩy vào tình thế không biết ai là địch ai là bạn, không thể tin tưởng một ai khác ngoài mình, được cho phép nói dối để sống sót. Người chơi dần dần sẽ không còn hành động vì chính nghĩa, mà bị thúc đẩy bởi nỗi sợ bị phát hiện hoặc bị đấu tố. Người chơi dần dần đưa ra quyết định không còn dựa vào phán đoán và lý trí tự thân, mà bị cuốn theo luồng gió đa số, cứ thí một đứa thì mình được an toàn thêm một đêm. Ta thường dạy trẻ con không dối trá, sống chân thành, nhưng ta chơi một trò chơi hợp pháp việc nói dối và nhân danh sinh tồn để khoác mặt nạ. Mỉa mai thay. Bước vào trò chơi, không một ai còn có được trạng thái tinh thần an toàn nội tâm (inner safety). Thể theo Tháp nhu cầu của Maslow, trong game bạn mãi mãi mắc kẹt ở tầng hai gần chân tháp, không bao giờ còn tinh lực để học hỏi và làm cái gì khác.
Nghĩ xem, bạn đang muốn học gì, luyện gì, hay nhập nội hóa ý niệm gì vào lòng, khi tham gia một trò chơi trao quyền hợp pháp cho đám đông được phép hành quyết một mạng người, dựa trên các suy đoán và suy luận, không có bằng chứng đủ để kết tội, không có lời nhận tội cuối cùng từ nghi phạm, bất chấp sự thật người chơi đó có phải là ma sói hay không?
Sẽ ra sao, nếu không ai còn có thể tin tưởng ai nữa?
Sẽ ra sao, nếu mục tiêu cuộc đời chỉ còn là có thể sống sót qua đêm nay?
Người thông minh phải cố che giấu sắc bén của mình đi, giả ngu giả khờ để tránh bị chọn làm thịt bởi số đông vốn hành động vì sợ hãi. Sợ người quá bén, sợ người quá thông thái, sợ cả người yếu, sợ cả những lập luận hợp lý trôi chảy, sợ đủ thứ. Năng lượng trí tuệ tập trung vào việc quết cho dày thêm mặt nạ và nói cho trơn lời dối trá.
Sẽ ra sao, nếu mạng người được quyết định bởi lá phiếu của số đông, thay vì sự thật?
Sẽ ra sao, nếu mạng người được quyết định bởi lá phiếu của số đông, thay vì sự thật?
Nếu muốn nhanh chóng thúc đẩy sự chia rẽ, sự bất tín gốc rễ, bất an nội tâm, người yêu xa nhau, bạn bè trở mặt, mời chơi tiếp.
Tôi từ chối chơi một trò như vậy, trong cả trò chơi, lẫn đời thực.
To be human is
To love
Even when it’s
Too much
I’m not ready to
Give up
--To be human - Sia ft. Labrinth
---
Trong chuyến đi Hà Nội 2018
Tôi từ chối chơi một trò như vậy, trong cả trò chơi, lẫn đời thực.
To be human is
To love
Even when it’s
Too much
I’m not ready to
Give up
--To be human - Sia ft. Labrinth
---
Trong chuyến đi Hà Nội 2018
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất