Tôi đã dùng nhiều năm tự vấn. Đầu tiên là các câu hỏi như nên học như thế nào? Làm sao để sống tốt? Nên đối xử với người thân ra sao? Yêu như thế nào thì đúng đắn?,... Và dần già các câu hỏi trở nên lớn hơn, tôi phân tích mọi thứ sâu hơn. Luận ra rằng mỗi người đang mang trong mình một hệ tư tưởng, cách sống, lối suy nghĩ, tính cách riêng. Việc thay đổi hệ tư tưởng của mình cho giống nhà phật, những người mang lại giá trị lớn cho xã hội là tốt và đấy mới là hệ tư tưởng đúng đắn. Những người không theo một hệ tư tưởng đúng đắn nào đó mà chỉ theo hệ tư tưởng bản năng thì sẽ khó phát triển, như cây không được cắt tỉa sẽ mọc um tùm. Cần hệ tư tưởng đúng đắn của người đi trước như, Đức Phật, Khổng Tử, người viết sách phát triển bản thân,.. thì cây mới mọc đẹp và đạt được ước muốn nhanh nhất. Tôi đã viết ra một chủ nghĩa cho riêng mình tập hợp toàn bộ những điều nên làm, cách sống học tập sao cho hiệu quả mang lại nhiều giá trị. Chủ nghĩa này dựa trên sách phát triển bản thân, lượng kiến thức ít ỏi về phật pháp, đạo Nho.
Nhưng sự tự vấn dần dần đi quá xa, vượt khỏi những điều thường ngày. Tư tưởng sống như thế nào dường như không thỏa mãn được tâm trí của tôi. Tôi bắt đầu tự hỏi những câu như: Tôi là gì? Trước kia tôi là gì? Sau này tôi là gì? Vũ trụ và thế giới này được cấu tạo ra sao? Bản chất của vạn vật là gì ?,.. Các câu hỏi sâu sa càng ngày càng dâng lên thành cơn sóng cuốn trôi tôi đi. Tôi cảm thấy lạc lõng không biết mình là gì và tại sao có mình, mục đích cuối cùng của mình có phải là đạt được ước mơ và điều đó có lý gì cơ chứ. Có một cảm giác rằng nếu không trả lời được hết những câu hỏi đó tôi sẽ không sống được mất. Tôi chẳng thiết tha làm điều gì ngoài đi tìm sự thật.
Bằng vốn kiến thức hạn hẹp và nông cạn của mình tôi bắt đầu lý giải vũ trụ, không gian và thời gian. Hiểu được không gian chỉ có một nhưng thời gian thì khác, thời gian có thể thay đổi, nơi này mất 1 năm để đến được một vị trí không gian nhưng nơi khác chỉ mất 1 giây để đi đến cùng vị trí không gian đó. Hiểu rằng không có du hành thời gian chỉ là những nơi khác nhau trong không gian di chuyển với tốc độ thời gian khác nhau. Mọi thứ cùng diễn ra nhưng tốc độ trôi thời gian ở mỗi nơi là khác. Cảm giác du hành thời gian chỉ là cảm giác di chuyển từ một nơi có tốc độ thời gian nhanh sang một nơi có tốc độ thời gian chậm hơn nhưng thực tế họ chẳng dẫn trước ai mà chỉ là đổi vị trí. Nghĩa là nếu một người cầm 1 chiếc đồng hồ, khi chiếc đồng hồ này trôi qua 80 năm thì người này sẽ chết, người này có sống ở quá khứ 10 năm, ở hiện tại 10 năm, ở một nơi có tốc độ thời gian nhanh hơn 10 năm, và cuối cùng chỉ sống được 50 năm ở tương lai cách hiện tại 100 năm. Nhưng thứ đó vẫn chưa giải đáp hết câu hỏi của tôi. Tôi bắt đầu định nghĩa lại mọi thứ. Từ vật là gì. Khi nào có vật? Khi các nguyên tử, phân tử liên kết với nhau tạo thành vật đó. Đây gọi là vật gốc. Khi nào mất vật? Khi các nguyên tử, phân tử tạo thành vật tách rời nhau không có liên kết nữa. Đề cập đến vật không quy ước thời gian. Là vật trong thời gian các phân tử, nguyên tử hình thành vật gốc cho đến khi các phân tử, nguyên tử đó hoàn toàn tách rời. Đề cập đến vật có thời gian cụ thể. Là đề cập đến vị trí của vật trong không gian và thành phần còn lại từ vật gốc. Nghĩa là 1 vật căn bản ở mọi điểm thời gian đều khác nhau về mặt cấu tạo. Người ta vẫn gọi nó là vật đó vì thành phần cấu tạo của nó bị mất một phần nhưng vẫn còn phân tử, nguyên tử hình thành vật gốc. Nếu không có vật gốc thì một vật đang hiện hữu trước mắt sẽ không được xác định vì căn bản mình không biết lấy gì để đối chiếu xem thứ trước mắt mình có phải vật hay không. Vd như trước mắt bạn là một quyển sách, sau 1 giây trong vô vàng phân tử, nguyên tử làm sao bạn biết trước mắt bạn là quyển sách trong khi vị trí của toàn bộ nguyên tử, phân tử trước mắt bạn đã thay đổi. Bạn cần một hình mẫu là sách để so sánh trong vô vàn nguyên tử, phân tử đó những cụm nguyên tử, phân tử nào giống với hình mẫu của bạn thì đấy là quyển sách, hình mẫu này gọi là vật gốc. Trước vật gốc sẽ không có vật, nghĩa là trước đây của quyển sách không có quyển sách. Quyển sách chỉ có khi con người định nghĩa tổng hợp nguyên tử, phân tử này là quyển sách. Và dùng khái niệm này cho toàn bộ khoảng thời gian nguyên tử, phân tử này chưa hoàn toàn tách rời tức là vẫn còn vật. Con người cũng giống vật nhưng mang tính chất nguyên nhân - kết quả, và vật gốc của con người thay đổi. Đây chỉ là hai trong những khái niệm tôi định nghĩa về thế giới.
Còn một khái niệm quan trọng nữa muốn hiểu toàn bộ ý của bài viết thì phải hiểu khái niệm này. Tưởng tượng bây giờ dừng thời gian lại thì toàn bộ thế giới bây giờ chỉ là tổng hợp của các thành phần tạo nên nó, vật chất hoặc phi vật chất, xem sự tổng hợp này là một khung hình. Thời gian tiếp tục trôi 1 giây nữa và dừng lại bây giờ toàn bộ vật chất, phi vật chất lại tạo nên 1 khung hình. Hai khung hình này khác nhau dù bạn có có thể cảm nhận được hay không. Mỗi sự khác nhau tạo thành 1 khung hình và trong 1 giây có vô hạn khung hình, mỗi một khung hình chỉ tương ứng với duy nhất 1 điểm thời gian. Nếu nghĩ điều này sâu sắc ta sẽ thấy mọi thứ đang thay đổi, các khung hình liên tục thay đổi chỉ là nó thay đổi quá nhanh đến mức ta không nhận ra. Nếu ai từng chơi game ở fps thấp thì sẽ cảm nhận được từng khung hình thay đổi nhưng khi chơi ở fps 240 thì dường như không cảm nhận được sự thay đổi của từng khung hình mà mặc nhiên hiểu nó là dòng chảy, dần già chỉ quan tâm đến nhân vật, nội dung trong game mà quên đi bản chất của chiếc màn hình là sự thay đổi các khung hình ở tốc độ cao. Tự hỏi xem nếu sống ở trong chiếc màn hình đó thì làm sao có thể hiểu được các khung hình đang thay đổi ? Làm sao để thấy được tranh chỉ được tạo từ màu của cọ vẽ trong khi bản thân mình chính là một phần của bức tranh. Sau khi hiểu sự khác nhau giữa khung hình thì cần phải hiểu mọi sự khác nhau giữa các khung hình là như nhau, chú ý ta đang so sánh về 'sự khác nhau'. Sự khác nhau ở khung hình A và sự khác nhau ở khung hình B đều như vậy cả chỉ là sự khác nhau mà thôi hai sự khác nhau này hoàn toàn như nhau không có cái nào hơn cái nào. Nghĩa là nếu bạn có thất bại hay thành công, dưới góc nhìn của bản chất thì như nhau cả. Con người có đâm chém nhau hay yêu thương nhau về căn bản cũng chỉ là sự thay đổi khung hình chả có gì khác nhau. Thay đổi theo hướng này hay hướng khác đều thế hết. Và thậm chí bạn có giúp loài người phát triển đến độ ở trên mặt trăng hay hủy hoại sự sống thì cũng như nhau. Với vũ trụ nó luôn vận hành và vô cảm, trái đất có hay không, không quan trọng. Dù cả hệ mặt trời có biến mất thì vũ trụ vẫn tiếp tục mọi thứ vẫn thế, vẫn tiếp tục vận hành như cách nó đã từng. Bạn có treo cổ tự tử, bị mắng hay được yêu thương, giàu có, ở cái nhìn bản chất chả có gì khác nhau. Nhưng ở cái nhìn hạn hẹp bằng hai con mắt to chưa bằng quả na thì rất quan trọng. Nếu như sống nhân nghĩa, yêu thương, chăm chỉ, cống hiến cho xã hội là tốt còn chém giết, lật mồ mả cha mẹ người ta lên là xấu thì chưa hẳn đúng. Tất cả thứ đấy chung quy cũng chỉ là lợi cho loài người, làm sao cho giống loài này không bị suy giảm chỉ tăng lên, có cuộc sống thỏa mái hơn. Còn ở góc độ động vật thì luôn muốn cho loài này bị sát hại, chết chóc càng nhiều càng tốt. Nếu có một giống loài khác cũng thượng đẳng như loài người thì việc thanh trừng, chém giết để kiểm soát dân số của loài người là chuyện bình thường, và tùy theo phe phái để xét xem ai đúng ai sai. Tất cả đạo giáo, lý tưởng, hoạt động suy cho cùng cũng có lợi cho loài người. Có vẻ loài người hơi trừu tượng nhỉ tôi thử lấy quy mô nhỏ hơn nhé. Bạn ghét Trung Quốc vì luôn muốn xâm chiếm, đồng hóa Việt Nam và muốn chiếm hai quần đảo Hoàng Xa, Trường Xa(Thật ra họ đã làm được một nửa). Mình luôn nhận Hoàng Xa và Trường Xa là của mình chỉ bởi vì mình chiếm nó trước, thật ra Trung Quốc từng chiếm cả nước mình trước trong 1000 năm đấy. Việt Nam mình đã từng xóa sổ Chăm pa, một quốc gia ngang hàng để thành dân tộc thiểu số đấy. Ca ngợi vua Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn,.. nhưng có biết rằng họ cũng giống Trung Quốc từng thanh trừng biết bao nhiêu dân tộc khác để tộc Kinh chiếm ưu thế và kiểm soát. Lịch sử bạn được học, được nghe, được nghiên cứu chuyên sâu chỉ là lịch sử của mỗi người Kinh thôi, còn 53 dân tộc khác không có trong danh sách. 53 tộc người đó bị chi phối bởi người Kinh. Họ không có quyền quyết định hướng đi và chính trị của chính tộc họ. Và nếu có bất kỳ một tổ chức nào cầm quyền thì sẽ bị quy kết vào tội phản quốc và lên bàn tiêm. Đấy là cuộc sống, sự tàn bạo vốn phải có. Và nếu không nhờ sự tàn bạo thì tộc Kinh có lẽ là một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc và không có quyền quyết định về chính trị. Suy cho cùng cũng chỉ là làm lợi cho chính mình, hoặc lớn hơn là cho chính dân tộc, quốc gia mình đang sinh sống. Và mọi thứ, mọi thứ vốn dĩ cũng như nhau nếu như ta nhìn thẳng vào bản chất của nó
Những câu hỏi của tôi về thế giới, con người, vũ trụ đã được hỏi cách đây rất lâu. Chỉ sau khi tôi cố gắng thoát ra khỏi dòng suy nghĩ dày vò chính bản thân mình và nhìn lại lịch sử thì mới thấy. Triết học, ngta đã nghĩ ra vô vàn cách để lý giải thế giới này. Sự thật thì chỉ có một nhưng con đường và cách diễn giải thì có rất nhiều, như rễ cây thì chằng chịt mà cuối cùng nước tại mọi đầu rễ đều gặp nhau ở thân chính. Đạo Phật, đạo Khổng, Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, và không thể không kể đến các nhà triết học phương Tây từ thời La Mã cổ đại,... Có người diễn giải thế giới bằng khoa học, lý luận, có người diễn giải bằng thực thể vô hình,... Điều ấy cũng hay. Nhưng khi tôi nhận ra mọi thứ chỉ là khung hình và các khung hình đều như nhau cả. Tốt và xấu đều như vậy. Chúng ta thật sự tự do nếu ta biết ta tự do. Bạn có thể chọn cách sống không thăng tiến, xem nhiều facebook, kệ đời trôi. Hay chọn cách sống khám phá, học hỏi, đi nhiều nơi. Đều như nhau cả, hiểu điều này sâu sắc thì đừng phán xét ai kệ họ với mỗi con đường của họ, người giỏi cũng như kẻ phế phẩm tùy vào góc nhìn để xem ai tài hay ai phế phẩm, và với góc nhìn bản chất thì mọi sự đều như nhau. Chính sự công bằng này tạo nên sự tự do chân chính. Cá nhân tôi tôi sẽ chọn cách sống học hỏi, theo giáo lý nhà phật và kết hợp với đạo Nho. Còn bạn mọi hệ tư tưởng, giáo lý, cách sống của bạn đều như nhau. Tôi chẳng thể khuyên bạn nên làm gì vì mọi sự đều giống nhau chi bằng hãy chọn cái mình thích.