20/6/2021 - Đọc 4 cuốn sách về Lý Quang Diệu: 🕮 Tổng số sách đã đọc được32 quyển 🕮
1.✤ Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới
2.✤✤ Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1: Câu Chuyện Singapore
3.✤✤✤ Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Từ Thế Giới Thứ Ba Vươn Lên Thứ Nhất
4.✤✤✤✤ Đối Thoại Với Lý Quang Diệu -  Tom Plate

👾Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới👾


Con người, dù có thể rất lấy làm tiếc, vốn xấu xa và phải được kiềm chế tránh khỏi thói xấu của mình. Chúng ta có thể chinh phục được không gian, nhưng chúng ta chưa học được cách chinh phục những bản năng và tình cảm nguyên thủy của mình vốn rất cần cho sự tồn tại của chúng ta trong Thời kỳ Đồ đá.... nếu chúng ta muốn tồn tại và duy trì được những bản sắc tách biệt của chính mình, chúng ta rất cần học xem những gì là lợi ích chung ở bất kỳ thời điểm nào của một nhóm các dân tộc.
♜Bạn có thể làm cho một người thuận tay trái viết được bằng tay phải của họ, nhưng bạn thật sự không thể thay đổi được bản năng bẩm sinh của người đó.
Một trong những thực tế của cuộc sống là không bao giờ có hai thứ gì ngang bằng nhau, dù về độ nhỏ hay độ to. Sinh vật không bao giờ ngang bằng. Ngay cả trong trường hợp song sinh giống hệt nhau, thì vẫn có một người ra đời trước người kia và được ưu tiên hơn người kia. Cho nên với loài người cũng vậy, các bộ tộc cũng vậy và các dân tộc cũng vậy. Con người sinh ra vốn đã không bình đẳng. Họ phải cạnh tranh rất nhiều. Các thể chế như chủ nghĩa cộng sản Liên Xô... đã thất bại, bởi vì họ tìm cách dàn đều lợi nhuận. Khi đó không ai làm việc chăm chỉ nữa, nhưng tất cả mọi người đều muốn được càng nhiều càng tốt, nếu không nói là nhiều hơn so với người khác.
    ♜Chúng ta muốn một xã hội công bằng. Chúng ta muốn dành cho tất cả mọi người các cơ hội bình đẳng. Nhưng, trong sâu thẳm tư duy của mình, chúng ta chẳng bao giờ tự mình quyết định rằng hai con người bình đẳng với nhau về thể lực, về động cơ, về mức độ tận tụy và về năng lực bẩm sinh.
    ♜Không một cường quốc nào, không một tôn giáo nào, không một hệ tư tưởng nào có thể chinh phục được thế giới, hoặc biến đổi nó theo ý của mình. Thế giới quá đa dạng. Các chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và lịch sử khác nhau đòi hỏi những lộ trình khác nhau để đi tới dân chủ và thị trường tự do.
    ♜Tôi là một người tự do theo đúng nghĩa kinh điển của từ đó, thể hiện ở chỗ tôi không bó buộc vào một lý thuyết cụ thể nào về thế giới hay xã hội cả. Tôi rất thực dụng. Tôi sẵn sàng nhìn nhận vấn đề và nói xem đâu là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề nhằm đem lại hạnh phúc và sự sung mãn cao nhất cho nhiều người nhất? 

    ♜Khi tôi đi đây đi đó… Tôi quan sát xem một xã hội, một chính thể hoạt động như thế nào. Tại sao họ lại tốt?... Và những ý tưởng nảy sinh không phải chỉ để đọc. Bạn có thể đọc về nó, nhưng nếu bạn không liên hệ nó với bản thân thì vô nghĩa… tôi luôn làm như thế này… Bạn không được bỏ qua tầm quan trọng của việc thảo luận với những người uyên bác. Tôi xin nói rằng việc này có ích hơn là lĩnh hội hay lướt xem cả đống tài liệu. Vì trong một quá trình trao đổi ngắn, bạn có thể rút ra được tinh túy của những gì một ai đó có kiến thức và kinh nghiệm phong phú đã đạt được.

    ♜Cuộc đời tôi không bị dẫn dắt bởi triết lý hay lý thuyết. Tôi thực hiện mọi việc và để người khác rút ra những nguyên tắc từ các giải pháp thành công của tôi. Tôi không nghĩ ra một lý thuyết. Thay vào đó, tôi hỏi: cái gì sẽ làm cho việc này hiệu quả? Nếu, sau một loạt giải pháp, tôi thấy rằng một cách tiếp cận nhất định nào đó có tác dụng, thì tôi cố gắng tìm xem nguyên tắc đằng sau giải pháp đó là gì. Cho nên Plato, Aristotle, Socrates đều không dẫn dắt tôi… Tôi quan tâm đến cái gì có hiệu quả… Đi kèm với khó khăn hoặc vấn đề chính hay phân loại những thực tế xung đột nhau, tôi điểm lại những khả năng lựa chọn mà mình có nếu giải pháp mà tôi đề xuất không phát huy tác dụng. Tôi chọn một giải pháp đem lại khả năng thành công cao hơn, nhưng nếu nó thất bại, tôi phải có một cách khác nào đó. Đừng bao giờ để xảy ra tình trạng bế tắc..

    ♜Chúng tôi không phải là những nhà lý luận hư ảo. Chúng tôi không tin vào những lý thuyết như vậy. Một lý thuyết là một định đề hấp dẫn về mặt tri thức. Những gì chúng tôi đương đầu là một vấn đề có thật của những con người tìm kiếm việc làm, được trả lương, được mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa và được nuôi con cái… Tôi đã đọc những lý thuyết và có lẽ chỉ tin chúng một nửa. Nhưng chúng tôi có đủ thực tiễn và đủ thực dụng để không bị rối và ức chế bởi những lý thuyết. Nếu một mô hình hiệu quả thì hãy để chúng tôi thực hiện nó và cuối cùng nó sẽ phát triển thành một nền kinh tế mà chúng tôi có ngày nay. Cách kiểm chứng của chúng tôi là: Nó có hiệu quả không? Nó có mang lại lợi ích cho người dân không? Chúng tôi đâu có bị rối vì những nguyên tắc cao thượng.
    ♜Lịch sử không tự lặp lại giống y như cũ, nhưng một số xu hướng và kết quả nhất định lại là bất biến. Nếu bạn không hiểu lịch sử, bạn sẽ suy nghĩ rất ngắn hạn. Nếu bạn hiểu lịch sử, bạn sẽ suy nghĩ trung và dài hạn. Để hiểu hiện tại và dự đoán tương lai, người ta phải hiểu đủ về quá khứ, đủ để có cảm nhận về lịch sử của một dân tộc. Người ta phải hiểu đúng không chỉ những gì đã diễn ra, mà đặc biệt hơn là tại sao điều đó lại xảy ra và xảy ra theo cách cụ thể như vậy. Điều này đúng với cá nhân và cũng đúng với cả các quốc gia. Trải nghiệm cá nhân của một con người quyết định việc người đó thích hay ghét một số thứ, hoan nghênh hay e sợ chúng khi chúng xảy ra. Cho nên với các quốc gia cũng vậy: đó là ký ức chung của một dân tộc, phức hợp học được từ những sự kiện quá khứ giúp dẫn tới thành công hoặc những thảm họa khiến cho một dân tộc hoan nghênh hay e sợ những sự kiện mới, bởi vì họ nhận ra những thành phần trong các sự kiện mới có những nét tương đồng với trải nghiệm quá khứ. Giới trẻ học được nhiều nhất từ trải nghiệm cá nhân. Những bài học mà thế hệ cha chú của họ phải trả bằng xương máu có thể làm giàu thêm kiến thức của lớp trẻ và giúp họ giải quyết những vấn đề và hiểm nguy mà họ chưa từng gặp phải trước đó;nhưng kiến thức gián tiếp như vậy chẳng bao giờ sinh động, sâu sắc hay lâu bềnbằng những gì tự cá nhân trải nghiệm.
♜Người Israel rất khôn ngoan. Tôi đã hỏi một Chủ tịch Ngân hàng Mỹ… tại sao người Do Thái lại khôn ngoan như vậy?... Ông ấy nhấn mạnh cách tăng những gien trội lên. Ông ấy nói các giáo sĩ Do Thái ở bất kỳ xã hội Do Thái nào thường là những người thông minh và đọc nhiều nhất, có tư duy như thế nào? học nhất bởi vì họ phải biết tiếng Hebrew, họ phải biết kinh Talmud, họ phải biết rất nhiều ngôn ngữ và vân vân. Cho nên con cái của các giáo sĩ này luôn được những người Do Thái thành công săn lùng để đem những nguồn gien tốt vào gia đình mình. Đó là cách họ tăng nguồn gien tốt, gien trội....
Tại sao tiến bộ công nghệ của Trung Quốc lại chậm dần và dừng lại, đúng vào lúc giai đoạn Phục hưng bắt đầu tại châu Âu? Sự đình trệ của Trung Quốc là do thái độ ngạo mạn và thói tự mãn của họ. Họ từ chối học hỏi từ phương Tây. Khi phái viên người Anh, Huân tước Macartney đến Bắc Kinh năm 1793, mang theo mình những thứ kỳ diệu của cách mạng công nghiệp, thì Hoàng đế Càn Long không lấy gì làm ấn tượng. Vị hoàng đế vĩ đại nói với nhà quý tộc Anh: “Chúng ta chẳng thiếu và chẳng cần gì từ những sản phẩm của đất nước ngươi cả.” Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự ngạo mạn này là 200 năm đi xuống và suy sụp, trong khi châu Âu và Mỹ vươn lên. Hai trăm năm sau, nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, người chín chắn và thực tế hơn, quyết tâm khắc phục tổn thất này. Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc vào năm 1978. Trung Quốc bây h đã khác
Người Anh từng có những phát minh vĩ đại – động cơ hơi nước, máy dệt và các động cơ điện. Họ giành được nhiều giải Nobel khoa học. Tuy nhiên, họ không thương mại hóa những phát minh của mình… Tại sao lại có tình trạng thiếu khả năng thương mại hóa những cách tân này? Tôi tin đó là vì văn hóa của họ. Rất nhiều năm đế chế Anh tồn tại hơn hai thế kỷ đã hình thành một xã hội trong những người giàu có kiểu cũ và tầng lớp quý tộc có đất đai được xem trọng. Những người mới giàu có phần bị xem thường. Những người giỏi giang có khát vọng thành công và được ngưỡng mộ vì tri thức của họ như luật sư, bác sĩ, giáo sư, là những người sử dụng bộ não của mình và đôi tay luôn sạch sẽ, khác với những kỹ sư hoặc những người làm việc quần quật và phải để đôi tay lấm lem… Những người mới giàu không được đón nhận vào các tầng lớp trên của xã hội. Chỉ con cái của họ mới có thể mong được chào đón sau khi đã đi qua những trường học và trường đại học công lập nhất định, và sự giàu có mới nổi của họ đã chín muồi để trở thành cũ… Điều kiện và văn hóa quyết định một dân tộc hoặc một nhóm nhỏ của dân tộc ấy có đầu óc kinh doanh đến mức độ nào… Đây là bốn đặc điểm đáng chú ý của văn hóa doanh nghiệp Mỹ: sự chú trọng ở quy mô quốc gia đến sự độc lập và tự lực của cá nhân, thái độ tôn trọng dành cho những người tự lập nghiệp, chấp nhận thất bại trong nỗ lực kinh doanh và đổi mới, và thái độ khoan dung đối với tình trạng chênh lệch thu nhập mức độ cao.

Tôi nghĩ bạn là một nhà lãnh đạo bẩm sinh hoặc chẳng thể làm lãnh đạo. Bạn có thể dạy một người trở thành nhà quản lý, nhưng không phải nhà lãnh đạo. Họ phải có động lực lớn, hứng thú đối với tri thức, sự kiên trì rất lớn và ý chí vượt khó. De Gaulle bởi vì ông ấy rất có khí phách. Đất nước của ông ấy bị xâm chiếm. Ông ấy là thiếu tướng và ông ấy đại diện cho nước Pháp… Khi quân Anh và quân Mỹ chiếm lại Bắc Phi, ông ấy đến Algeria và Algiers, và ông ấy nhìn thấy một vị tướng Pháp ở đó, một đại tướng. Ông ấy nói: “Giraud, ngài là một vị tướng của nước Pháp. Binh sĩ Mỹ đang làm gì ở ngoài kia để bảo vệ ngài?” Ông ấy là một người gan góc… Ông ấy có khí phách và sự quyết đoán. Đặng Tiểu Bình là một người vĩ đại vì ông ấy thay đổi Trung Quốc từ một nhà nước kiệt quệ, suýt tan tành như Liên Xô, thành đất nước như bây giờ, theo con đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Churchill, bởi vì bất kỳ người nào khác cũng sẽ từ bỏ. Nhưng ông ấy nói… “Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển. Chúng ta sẽ chiến đấu trên cánh đồng và trên đường phố. Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng.” Để nói được như thế khi quân đội của bạn bị đánh bại… đòi hỏi một ý chí, nhiệt tình và quyết tâm rất lớn để không chấp nhận chịu thua người Đức… Nếu bạn hỏi người Mỹ xem họ ngưỡng mộ ai, họ sẽ nói Roosevelt. Nhưng Roosevelt chỉ có quyền lực và sức mạnh công nghiệp của Mỹ mà thôi.
    ♜Công việc của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng và khích lệ, chứ không phải rêu rao những ý nghĩ cùng quẫn của mình. Bạn như vậy là khiến cho người dân của mình mất tinh thần
    ♜Bạn có thể có tài năng hoặc không. Công việc của tôi là tìm ra điều đó, thật nhanh... Nếu người đó không có, tôi đã lãng phí thời gian của mình… Cho dù bạn dạy một người cách chơi golf, hoặc dạy một con chó cách phát hiện ma túy thì điều đầu tiên bạn phải biết là: đối tượng ấy có năng lực hay không?
    ♜Nếu bạn bận tâm về chuyện xếp hạng của bạn lên hay xuống, khi đó bạn không còn là nhà lãnh đạo nữa. Bạn đẽo cày giữa đường… thì bạn sẽ chẳng bao giờ xong cái cày cả… Giữa việc được yêu quý và được sợ hãi, tôi luôn tin Machiavelli đúng. Nếu chẳng có ai sợ tôi thì tôi vô nghĩa.
    ♜Sử dụng trí tuệ của mình chứ không phải chỉ nghiên cứu những quốc sách hay, những bài giảng kinh điển và thơ ca, mà cần nắm bắt và khám phá kiến thức mới, ứng dụng vào nghiên cứu và phát triển, quản lý và tiếp thị, ngân hàng và tài chính, và vô vàn những chủ đề mới cần được nắm bắt. Những người có đầu óc siêu việt để trở thành các học giả cũng cần trở thành những nhà phát minh, nhà cải cách, nhà tư bản và doanh nhân; họ phải mang những sản phẩm và dịch vụ mới tới thị trường để làm giàu cho cuộc sống của mọi người ở khắp mọi nơi.

HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU


    ✹  Ba tôi ông Kobayashi : “Ông chọn ứng viên cho một vị trí quan trọng như thế nào?” Ông Kobayashi trả lời: “Bằng cấp và phỏng vấn tuy cũng giúp ích ít nhiều cho mục đích này, nhưng nếu nói chính xác thì chưa đủ”. Ông ngưng lại một lúc như để tập trung tư tưởng, rồi nói: “Kẻ nào từng trải qua nhiều gian khó mà vẫn bình yên vô sự mới là người có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào có khả năng xảy ra ở vị trí công việc anh ta đang được xét tuyển”. Ba tôi nói: “Tôi đồng ý.

    ✹ "Không thể làm một cách bình thường được. Chúng tôi phải nỗ lực phi thường...Tài sản lớn nhất của chúng tôi là sự tín nhiệm và lòng tin cậy của nhân dân. Chúng tôi cẩn thận không để lãng phí niềm tin vừa mới giành được này do cai trị tồi và tham nhũng."

    ✹ Khi tôi có một bộ trưởng dưới tầm nhiệm vụ thì bằng mọi cách tôi phải thúc đẩy và khích lệ anh ta, rồi sau đó mới xem xét lại các vấn đề và giúp anh ta vượt qua những khó khăn. Kết quả sau cùng tất nhiên là chỉ đạt được những gì có thể. Khi tôi có một người ngang tầm nhiệm vụ thì một gánh nặng được trút khỏi vai tôi. Tôi chỉ cần làm sáng tỏ mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, còn anh ta sẽ phải tìm ra cách để giải quyết chúng. ➜ Còn Trên tầm thì sao?
    ✹ Năm 1970, lúc con tàu vũ trụ Apollo 13 của Mỹ gặp sự cố ở 300.000 dặm ngoài quỹ đạo không gian thì tôi đã theo dõi sự kiện đầy kịch tính và quyến rũ này. Chỉ với một thao tác sai của bất kỳ người nào trong số ba người có mặt trên tàu cũng có khả năng đưa họ lệch quỹ đạo không gian và không bao giờ trở lại. Họ đã giữ bình tĩnh và tự chủ suốt thời gian thử thách, giao phó mạng sống của họ cho những người ở đài kiểm soát dưới mặt đất, những người mà họ phải tuân theo sự hướng dẫn một cách tỉ mỉ. Tôi nhận ra đây là bằng chứng cho những trắc nghiệm tâm lý và những vấn đề khác của NASA đã tiến hành ở mặt đất, tái tạo mô hình không trọng lực và biệt lập bên trong những con tàu vũ trụ, giúp loại trừ một cách thành công những người dễ bị hốt hoảng trong cơn khủng hoảng. Tôi quyết định chọn một nhà tâm lý học và một nhà trắc nghiệm tâm thần cho các ứng cử viên của chúng tôi. Họ bắt các ứng cử viên của PAP – những người có triển vọng trở thành bộ trưởng – phải trải qua các cuộc trắc nghiệm tâm lý theo chỉ định nhằm xác định tính cách, tư chất, kinh nghiệm cá nhân và những giá trị khác. ➜ Vậy điều hành một tập đoàn thì có nên dùng trắc nghiệm tâm lý hay là dùng bản năng để nhìn ra nhân tài?!!!
    ✹  Tôi còn tham khảo ý kiến các lãnh đạo các công ty đa quốc gia, xem xét cách họ tuyển dụng và đề bạt người làm việc lâu năm của họ, và tôi chọn một trong những cách làm tốt nhất là cách của công ty Shell, một công ty của Anh – Đức. Họ chú trọng vào những gì mà họ cho là “tiềm năng hiện thời” của một người. Điều này được xác định bởi 3 phẩm chất, đó là khả năng phân tích, óc tưởng tượng và nhạy bén trước thực tiễn của một cá nhân. Chúng phối hợp tạo ra một thuộc tính bao quát toàn bộ – mà công ty Shell gọi là “phẩm chất máy bay lên thẳng”là khả năng xem xét các sự kiện hoặc vấn đề trong một phạm vi rộng lớn hơn đồng thời nhận dạng và phóng lớn những chi tiết có tính quyết định.
    ✹  Nếu có một công thức để nói về sự thành công của chúng tôi, thì đó chính là chúng tôi luôn luôn học hỏi cách để làm cho mọi việc trôi chảy, hoặc cách làm cho chúng hoạt động tốt hơn. Tôi chưa bao giờ là tù nhân của bất kỳ học thuyết nào. Những gì dẫn dắt tôi chính là lý luận và thực tiễn. Thử nghiệm đầy cam go mà tôi đã áp dụng cho mỗi lý luận hay kế hoạch là, nó có hoạt động tốt không? Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những năm đương nhiệm của tôi.
    ✹ "Việc lãnh đạo một chính phủ không khác với việc chỉ huy một dàn nhạc. Không một vị thủ tướng nào có thể đạt được nhiều thành tựu nếu không có một đội ngũ có năng lực. Mặc dù bản thân ông ta không cần phải là một nhạc công tài ba, nhưng ông ta phải có đủ hiểu biết về những nhạc cụ chính từ cây vĩ cầm đến cây đàn viôlôngxen đến cây kèn co Pháp và cây sáo, nếu không, ông ta sẽ không biết ông ta có thể mong đợi những gì từ mỗi nhạc cụ. "
✹ ✹ ✹ "Cách của tôi là bổ nhiệm người giỏi nhất trong số những người tôi có phụ trách bộ quan trọng nhất Người giỏi hàng thứ hai sẽ nhận bộ quan trọng kế tiếp"✹ ✹ ✹ ✹ 

Đối Thoại Với Lý Quang Diệu -  Tom Plate


"Tôi không giỏi triết học và các học thuyết. Tôi có quan tâm nhưng cuộc đời tôi không bị chi phối bởi triết học và các học thuyết. Tôi làm việc, còn rút ra quy luật từ những thành công đó là nhiệm vụ của người khác. Tôi không dựa trên một học thuyết nào mà tôi chỉ đặt câu hỏi: "Làm thế nào để hoàn thành được việc này? Nếu sau khi áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, tôi tìm ra một cách thích hợp thì tôi sẽ nghiên cứu xem quy luật nằm phía sau nó là gì."
"Và dù là Plato, Aristotle hay Socrates, tôi đều không đi theo bất cứ ai. Tôi chỉ đọc qua loa về họ vì tôi không ham thích triết học lắm. Anh có thể gọi tôi là kẻ thực dụng hay là gì cũng được. Tôi chỉ quan tâm đến những gì hiệu quả trong thực tế."
"Nguyên tắc cơ bản của tôi là gì? Khi đối mặt với khó khăn, vấn đề lớn hoặc những dữ kiện mâu thuẫn, tôi xem xét lại tất cả những giải pháp khác nếu như giải pháp tôi đưa ra không hiệu quả. Tôi chọn giải pháp có khả năng thành công cao nhất, nhưng nếu vẫn thất bại thì tôi lại chọn giải pháp khác nữa. Không bao giờ bế tắc cả"
Một khi anh ngừng làm việc là anh sẽ không tồn tại nữa
"Khi 1 người phải dùng đến cách sỉ nhục người khác để nói lên ý kiến của mình thì người đó đã đuối lý. Đó là điều đầu tiên tôi học được khi làm luật sư. KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC HẠ MÌNH ĐI CÃI VÃ TO TIẾNG vì như vậy là anh đã đuối lý"
"Với tư cách là lãnh đạo. Anh phải có khả năng truyền đạt cảm xúc của mình và làm rung động những người khác, không chỉ ý tưởng thôi đâu"

  

    ♝ Khi nghe một cựu đại biểu Quốc hội đề nghị lấy tên ông đặt cho một đài kỷ niệm hay một công trình kiến trúc công cộng, ông chỉ trả lời đơn giản: “Ông đừng quên chuyện Ozymandias. Ozymandias là một vị pharaoh của Ai Cập cổ đại. Một bài thơ sonnet ở thế kỷ thứ 19 của thi hào Anh Percy Bysshe Shelley thuộc trường phái lãng mạn nói về một pho tượng khổng lồ nhưng vỡ thành nhiều mảnh của vua Ozymandias, trên đôn tượng có khắc dòng chữ sau đây: 
“Tên ta là Ozymandias, vua của các vì vua: Hãy ngắm nhìn những công trình của ta, hỡi Đấng Tối Cao, mà tuyệt vọng!”
OZYMANDIAS/OGDENIASIS – mudpuddle soup
Ozymandias
Nhưng những công trình đó chẳng còn lại gì ngoài sa mạc. 
Bài học đạo đức mà Shelley muốn nói đến ở đây là tất cả những nhân vật kiệt xuất và những đế chế do họ dựng lên đều không trường tồn, di sản của họ rồi cũng suy tàn và đi vào quên lãng.



VIDEO


BÁO