[Luật sư Tư vấn hay Luật sư Tranh tụng]
Nhiều cử nhân Luật, ra trường mang theo mong muốn được làm tư vấn viên, pháp chế,... những công việc phát triển đều và định hướng trong thời gian dài. Tuy nhiên,...
Hồi mới học cử nhân xong, tôi cứ nghĩ mình sẽ bắt đầu với mảng Luật sư tư vấn, tham vấn cái này cái kia cho công ty, sau này đủ cứng cáp rồi thì lên bục tranh tụng sau.... Nhưng phải mất một thời gian khá dài, sau khi được nghe thầy Đỗ Minh - Nguyên Thẩm phán, Phó chánh Tòa TAND TP Hà Nội nắn lại tư duy đôi chút. Mình mới hiểu, không bao giờ nên là Tư vấn trước Tranh tụng.
Và để chia sẻ quan điểm hiện giờ với mọi người, mình trình bày một số quan điểm như sau:
1.Tư duy Tranh tụng
Nghĩ là giỏi tư duy, tổng hợp như hồi Cử nhân, nắm được dăm ba quyển Luật thì có thể hướng tư vấn, còn việc tranh tụng thì phải mất thời gian tập ăn tập nói, phải biết người này người kia, tự tin thể hiện quan điểm trước đám đông... thì mới có thể theo được.
Thực sự thì chẳng ai giỏi việc tranh tụng từ đầu cả, cũng phải mòn mỏi dưới ghế người tham dự phiên tòa, tiếp đến là ghế trợ lý ngồi cạnh Luật sư tranh tụng, rồi sau đó thêm một thời gian nữa mới đủ gan mà đứng lên, tranh tụng với người ở phía bên kia mô hình xét xử - Lúc này có thể là Đồng nghiệp, là Tiền bối hay thậm chí là chính người đã dạy cho mình cách ăn, cách nói như thế nào. Nhưng như vậy đã làm sao, mình phải luôn sẵn sàng với những thứ mình chuẩn bị, và việc chuẩn bị cho một phiên tranh tụng thì cũng chỉ diễn ra ở Tòa Hành chính, Hình sự hay Dân sự mà thôi.
Có nhiều người, bị ám ảnh bởi những bài tranh luận hồi còn đi học, mà 02 bên đi về hai phía, chẳng có lập trường chung, chẳng có cùng quan điểm. Tuy nghiên điều này được quy định trong Luật tố tụng, ví dụ như tại Khoản 1 Điều 175 Luật tố tụng hành chính 2015: "Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa" quy định như sau: "Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án." Như vậy tất cả chỉ nhằm giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án, mọi việc đi ngoài vấn đề sẽ có một người ngồi trên bục cao "Đề nghị Luật sư của người khởi kiện tập trung vào vấn đề của vụ án".
...
2. Tư duy Tư vấn
Vậy việc tư vấn phải chuẩn bị cái gì. Trạnh tụng thì thứ tiên quyết là quyển Bộ luật Tố tụng, rồi mới đến luật này luật kia. Tóm lại thì cũng chỉ một trong ba mảng mà thôi. Trong khi việc đầu tiên của tư vấn là xác định xem vụ việc thuộc lĩnh vực luật nào, viện dẫn những gì...
Nhớ lại ngày còn học năm 3, thằng bạn bên ĐH Bách Khoa mời sang uống bia, nghe nó chia sẻ về chuyện gia đình và xin hướng giải quyết.
Mình tự tin phân tích luật này luật kia. Cũng may là hồi ấy vừa học 02 môn là Luật đất đai và Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai nên tự tin nói những điều hiển nhiên một cách vĩ đại. Rồi bài thu hoạch Thực tập ở Vụ pháp chế bộ xây dựng, bê nguyên cả gia phả nhà thằng bạn vào rồi lấy điểm tròn chục :)
Giờ nhìn lại, mình thấy đáng lẽ có thể làm tốt hơn thế rất rất nhiều. Còn bao nhiêu thông tư, nghị định chưa viện dẫn, còn chưa xác định hiệu lực của điều này luật kia. Kế ra thì là đã cầm chắc thắng thua cho sự vụ này rồi. Rồi nhìn lại bây giờ của 10 năm nữa, có khi tặc lưỡi ra giá rồi nhận bảo vệ vụ này luôn cũng nên.
Chuẩn bị tư vấn không phải là nói những điều hiển nhiên mà Luật đã quy định, cần phải việc dẫn từ luật này sang luật kia, phải hiểu rõ áp dụng cái nào có lợi, cái nào bất lợi; dự trù tối đa các khả năng có thể xảy ra và tìm hướng giải quyết.
3.Chuẩn bị thực tế
Thực tế thì một người Luật sư, mất từ 3-4 năm để có thể sẵn sàng lên bục tranh tụng. Trong khi để làm tư vấn mất từ 10-12 năm mới tích lũy đủ kiến thức. Chia sẻ thực tế từ người có 55 năm kinh nghiệm trong nghề Luật ở Cương vị Thẩm phán, Luật sư và Giảng viên Học viện. Và tất nhiên thời gian đó không tính đến thái độ làm việc, môi trường phát triển cũng như năng lực bản thân của bạn. Là thầy tôi áng chừng thế thôi.
Vậy bạn chọn tích lũy kiến thức tranh tụng 04 năm để có thể làm tranh tụng rồi thêm 06 năm nữa để làm tư vấn hay chạy thẳng 10 năm để làm tư vấn luôn :)
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất