Law is not justice
Trong Game of thrones có đoạn, 3 người lính trong đội tuần đêm, nhiệm vụ của họ là truy lùng những kẻ lang thang, có nguy cơ gây hiểm...
Trong Game of thrones có đoạn, 3 người lính trong đội tuần đêm, nhiệm vụ của họ là truy lùng những kẻ lang thang, có nguy cơ gây hiểm họa cho người dân ở phía bên kia của The Wall, phía Bắc của lục địa Westeros. Vào một ngày nọ, khi gặp bọn White Walkers, 2 trong số đó đã bị giết, anh lính còn lại chứng kiến cảnh đó, hoảng loạn chạy về lâu đài của Winterfell để báo với Eddard - lãnh chúa của Winterfell với mục đích bảo vệ người dân một cách sớm nhất có thể. Tuy nhiên theo luật, trước tiên anh ta phải chạy về lại The Wall để thông báo, và việc chạy trở về một mình đến lâu đài trong trường hợp này được coi là phạm luật, phá vỡ luật lệ, vi phạm lời thề, bỏ trốn và phải bị xử chém. Trước khi bị chém, anh ta luôn lặp lại với lãnh chúa Eddard rằng anh đã thấy bọn White Walkers. Trong cuộc trò chuyện với con trai nhỏ của mình, Eddard cho rằng bọn White Walkers đã biến mất mấy ngàn năm trước, tức không còn tồn tại.
Trước đó, quyền thần của Eddard nói: “Law is law”. Tuy nhiên, ngay lúc này, lũ White Walkers đã thực sự xuất hiện, hiện thực đã thay đổi, thế giới đã thay đổi, tức luật lệ phải thay đổi, hoặc phải có ngoại lệ. Lúc này, luật không còn là luật nữa. Luật lệ có tính thời đại, nó phải phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử, phù hợp với thời thế. Giả dụ, bây giờ tranh chấp nhà đất, đem bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) thời Hậu Lê ra giải quyết có hợp lý hay không?
Có nghĩa là, giết luôn anh lính tuần tra dũng cảm, dám phá bỏ lời thề, luật lệ, quên thân, bỏ gia đình của mình ở lại để bảo vệ người dân. Có nghĩa là, ngay tại thời điểm xuất hiện bọn White Walkers, thời thế đã thay đổi, luật cũ không còn hợp tình, hợp lý nữa, phải thay đổi… Cũng trong đoạn trò chuyện với đứa con trai nhỏ của mình, Eddard nói về người lính tuần hoảng loạn lúc nãy: “A madman sees what he sees” – Người điên thấy những gì anh ta thấy, tuy nhiên, có thể cảm thông cho Eddard, bởi vì người ta hay nói: “You don’t know what you don’t know” mà.
Mình rất thích xem phim có bác Tom Hanks đóng, một trong những bộ phim, đó là “The Terminal”, bác Tom thủ vai Viktor Narvoski. Một bộ phim mà 99% bối cảnh chỉ vọn vẹn ở trong một cái sân bay – JFK International Airport. Bối cảnh phim là như thế này, một người đàn ông tên Viktor Narvoski, bố của anh là một người yêu nhạc Jazz, ông hứa với cuộc đời mình, ông sẽ thu thập chữ ký của tất cả 57 người nghệ sĩ nhạc Jazz có mặt trong một bức ảnh mà ông vô tình nhìn thấy được, có tên là “Great day in Harlem”. Người bố đã qua đời trong công cuộc dang dở 40 năm tìm kiếm chữ ký của các nghệ sĩ nhạc Jazz, và còn thiếu duy nhất chữ ký của 1 người: Benny Golson. Và vậy là, để hoàn thành ước nguyện của cha mình, Viktor lên đường sang Mỹ.
Từ đây, bối cảnh thú vị bắt đầu xuất hiện. Khi mới vừa đáp xuống sân bay JFK International Airport, đi check-in, Viktor chợt nhận ra rằng, trong khoảng thời gian ngồi trên máy bay, chính phủ đất nước Krakozhia của anh đã bị lật đổ bởi bọn nổi loạn. Việc này dẫn đến passport của Viktor bị vô hiệu. Dựa vào những quy định hiện thời, anh không thể nhập cảnh vào nước Mỹ, đồng thời cũng không thể quay trở lại quê hương. Viktor – “Kẻ lọt thỏm vào kẽ hở của những quy định”, người ta gọi vậy. Vậy là, Viktor không được lên máy bay về, cũng không bước chân qua được cánh cửa sân bay để đến nước Mỹ. Từ đây, Viktor chỉ được sống ở trong… Cái sân bay. Mạch truyện bắt đầu từ đó, với việc buộc phải sinh tồn suốt 9 tháng tại sân bay, không có thức ăn, không có tiền, với một vốn từ tiếng Anh ít ỏi của mình, Viktor đã tự học ngôn ngữ, gặp gỡ với các nhân viên ở đây, mỗi người một hoàn cảnh, mảnh đời, một tính cách, cá tính, mà sâu bên trong luôn có ở đó là sự yêu thương. Nơi bắt đầu những điều đơn giản, hạnh phúc giữa người với người… À mà, phim hay lắm, nhưng mà mình đang muốn nói về phía của những quy định.
Một lần nữa, ngay từ thời điểm đó, thời thế thay đổi, thế giới thay đổi, tuy nhiên xã hội vẫn vận hành theo pháp luật được lập ra thời điểm trước đó. Trong hàng triệu chuyến bay, lại có 1 trường hợp bị mắc kẹt lại, và luật không xử lý được. Luật pháp phải điều chỉnh.
Mà, đó chỉ là đang nói về thời điểm, hoàn cảnh xã hội thôi. Luật được ban hành, đặt ra bởi con người, mà con người thì lúc đúng lúc sai.
Law is not justice. Nếu công lý là nhu cầu, thì luật pháp là thứ để đáp ứng nhu cầu công lý đó. Đôi khi đáp ứng, đôi khi không.
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất