Kết quả biểu quyết thông qua dự thảo Luật An ninh mạng.

Kết quả biểu quyết thông qua dự thảo Luật An ninh mạng.


Phần 1: Toàn văn luật
Phần 2: 9 Điều đáng chú ý
Phần 3: Các quan điểm

Phần 1: Toàn văn luật


Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.  An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây  phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi  ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
3.  Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông  tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử  lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện  các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát.
5.  Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ  thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông  tin trên không gian mạng quốc gia bao gồm:
a) Hệ thống truyền dẫn  bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc  tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch  vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên  không gian mạng;
b) Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân  luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền  quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và các hệ thống  cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập internet của doanh nghiệp cung cấp  dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên  không gian mạng;
c) Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm  dịch vụ trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục  vụ quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính  quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.
Dịch vụ trực tuyến bao gồm  chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn  trực tuyến, mạng xã hội, blog;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông  tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực -  ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và  hệ thống trí tuệ nhân tạo.
6. Cổng kết nối mạng quốc tế là nơi  diễn ra hoạt động chuyển nhận tín hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và các  quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
7. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng  không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực  hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
8. Tấn công mạng  là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện  điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của máy tính, mạng máy  tính, hệ thống thông tin.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không  gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện  hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
10. Gián điệp mạng là hành vi  cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền  quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu  thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông,  mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ  sở dữ liệu hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
11. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
12.  Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu  hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật  tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
13.  Sự cố an ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm  phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp  pháp của tổ chức, cá nhân.
14. Tình huống nguy hiểm về an ninh  mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm  nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật  tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc  gây thiệt hại về tính mạng con người.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2.  Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất  của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn  dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an  ninh mạng.
.........
Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung  tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích  động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục,  vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
.......
Điều 26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
1.  Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên  mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải,  truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5  Điều 16 của Luật này và các thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh  quốc gia.
2. Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch  vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên  không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực  thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài  khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên  trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản  để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b)  Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định  tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ  thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24  giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh  mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và  Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi  vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của  Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng  viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân  đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các  khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng  chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm  quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong và  ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các  dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu  thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu  về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch  vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời  gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Điều 43. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Phần 2: 9 Điều đáng chú ý

Vậy là Luật An Ninh Mạng đã chính thức được thông qua.
 Tuy nhiên!
 Nếu mọi người còn nhớ Điều 292 - Bộ Luật Hình Sự (sau khi đã được thông  qua) vẫn được bãi bỏ sau khi lấy ý kiến từ Cộng đồng khởi nghiệp.
 Lịch sử cho thấy Chính phủ và Quốc hội luôn lắng nghe chúng ta.
 Vì vậy, Hùng rất mong muốn toàn thể anh em "Khởi nghiệp Việt nam" và  tất cả anh em ngành Công Nghệ Thông Tin sẽ tiếp tục kiến nghị để Quốc  hội xem xét hoãn thi hành, sửa đổi, bổ sung Luật An Ninh Mạng.
  Tuy nhiên, muốn đóng góp ý kiến thì trước hết phải hiểu biết, không phải  ai cũng có thời gian đọc hết cái Luật dài lê thê này, mình tự tay tổng  hợp lại trong 2 bức hình này để mọi người hiểu rõ tại sao toàn bộ anh em  CNTT nước nhà phản đối dữ dội như vậy.
 Chúng ta còn hẳn 6 tháng nhưng chúng ta cần hành động ngay với một thái độ quyết tâm, chung sức.
 Hãy chia sẻ để hành động một cách thông thái, hiểu biết và đúng pháp luật. 
 PS: Theo yêu cầu từ mọi người, mình bổ sung bản HD, có thể download bản HD hoặc PDF để nhúng vào các bài báo.
 Cách dùng: Vào link này, tạo bản sao và download về:
https://www.designbold.com/partner.anm


Phần 3: Các quan điểm

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam

Hà Nội, 8/6/2018 – Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật an ninh mạng  hiện được trình trước Quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm  trọng đối với tương lai của an ninh mạng và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số  của Việt Nam, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc  tế của Việt Nam. Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn cuộc bỏ phiếu  dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
(Hết thông cáo)

Thư ngỏ gửi Quốc hội về dự thảo luật An Ninh Mạng 

Dương Ngọc Thái

Cục An ninh mạng, Bộ Công an (Việt Nam)

Ngày 28 tháng 8 năm 2014, Bộ Công an công bố Quyết định thành lập Cục An ninh mạng.
  • Cục trưởng: Trung tướng Hoàng Phước Thuận
  • Cục phó: Thiếu tướng Trần Công Trường (Nguyên Giám đốc Công an Hà Tĩnh)
  • Cục phó: Thiếu tướng Lê Minh Mạnh
  • Cục phó: Đại tá Nguyễn Văn Thỉnh
Cục An ninh mạng (A68)[1][2][3] trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành giúp Bộ trưởng quản lý, điều hành về công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng.

Cục An toàn thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông


https://ais.gov.vn/chuc-nang-nhiem-vu.htm

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục An toàn thông tin.          
                    Trụ sở: 18  Nguyễn Du, Hà Nội
                    Điện thoại:   +84 4 3943 6684    Fax:    +84 4 3943 6684

Luật An ninh mạng ở các nước Âu Mỹ

Facebook

Cả  nhà ơi, mình chưa bao giờ trả lời báo chí về Luật An Ninh Mạng như một  số nơi đưa tin nha. Ở Facebook, mình hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp  Việt Nam, nên chắc chắn mình không bao giờ phát ngôn những vấn đề bên  ngoài phạm vi công việc của mình. Cám ơn cả nhà đã hỏi thăm. 
  Friends, many have reached out and asked if I have publicly responded to  the Cybersecurity Law yesterday. Those reports are untrue. At Facebook,  my role is to support businesses in Vietnam. Please understand that all  communications regarding Facebook's non-business matters will  definitely not come from me. Thanks for checking.
Ngay sau khi Luật An ninh mạng được thông qua hôm 12/6, trên mạng xã  hội liên tiếp xuất hiện các thông tin cho biết bà Lê Diệp Kiều Trang,  Giám đốc Facebook Việt Nam phát ngôn rằng đang hoàn tất các thủ tục pháp  lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trước đó, tuy  Facebook có một bộ phận quản lý Facebook người Việt dành riêng cho thị  trường Việt Nam nhưng lại đóng tại trụ sở ở Singapore. Thì nay, việc  chuyển văn phòng về Việt Nam sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động  của Facebook tại Việt Nam. Đặc biệt là các hoạt động kinh doanh quảng  cáo và hỗ trợ doanh nghiệp, start-up Việt.
Trước các thông tin này, đại diện Facebook Việt Nam khẳng định thông  tin về phát ngôn của bà Lê Diệp Kiều Trang là không chính xác. Facebook  cũng cho biết đến thời điểm này vẫn chưa đưa ra bất cứ thông điệp nào  cũng như kế hoạch mở văn phòng ở Việt Nam.
Đối với Google, đại diện truyền thông của hãng tại Việt Nam cũng cho  biết tương tự và nói rằng sẽ thông báo sớm khi có thông tin mới.

Think before you share Vietnam


15 đại biểu không tán thành thông qua Luật An ninh mạng