TẬP 1: ĐÁ VÀ TIẾNG GẦM
Thung lũng Rift, Đông Phi, khoảng 2 triệu năm trước
Hãy cùng quay về khoảng 2,5 triệu năm trước. Tại hẻm núi Olduvai, Tanzania (Là nơi phát tích và có dấu vết lâu đời nhất thế giới về loài người).
Hai nam thợ săn trưởng thành Australopithcus (thuộc chi vượn người phương Nam) được trang bị các công cụ bằng đá mà họ chế tạo, lang thang trên những (hoặc một) vùng đất lạ, mềm và tơi xốp. Đó là một điều tồi tệ. Một trong số đó ngửi ra được mùi phân, mùi nước tiểu của loài nào đó xunh quanh. Họ có vẻ đang hoảng sợ, nhưng với nhiệm vụ tìm được nguồn nước đã buộc cả hai phải tiếp tục tiến lên, mặc dù trong tiềm thức các chi người (cổ) luôn sợ hãi những loài động vật to lớn hơn, thậm chí chỉ một con hổ răng kiếm thôi cũng đủ làm chết cả một nhóm gia đình.
Sau khoảng 20 phút, cả hai tìm ra một ngọn đồi, cây cỏ phủ đầy xung quanh, cây cỏ ở đây xanh (vàng) (?), ngoài ra còn có những loài cây mọc cao hơn, các cây lớn cũng xuất hiện trong tầm mắt của họ. Điều này chứng tỏ ở gần đây có thể có hồ, hoặc sông suối. Cả hai (người) quyết định tăng tốc độ đi lên phía trước, mặc dù việc chạy nhanh có thể gây ra chứng đau lưng ở loài. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn ở phía trước chính là họ nhận ra mùi nước tiểu của loài nào đó ngày càng nồng.
Đột nhiên họ cảm thấy có điều gì đó không đúng, phía trên xuất hiện những cái bóng đứng thẳng. Cả hai cầm chắc những ngọn đá mài và cẩn thận bước đến. Tiếng gió hú thổi từ phía sau ngọn núi ngày càng mạnh. Tệ hơn, đó không phải là thứ thuộc về mẹ thiên nhiên mà là tiếng gầm của những con vượn đực trưởng thành.
Hai thợ săn (Hai người) dần dần nhận ra thứ họ sắp đối mặt có thể là một nhóm gia đình, những con vượn người có kích thước giống họ. Lông chúng dày hơn, màu cam đỏ, vàng đỏ, khác hẳn màu da rám nâu của họ. Nhận ra đây là những kẻ đang nắm giữ khu vực xung quanh ngọn núi (Nhận ra mình có thể đã bước vào lãnh địa của kẻ khác), hai thợ săn bắt đầu nhìn xung quanh và lùi dần về sau. Họ nhận ra tiếng gầm ngày càng lớn và nhiều hơn, tiếng những con đực, con cái Paranthropus ngày càng dồn dập hơn, thậm chí có những chú vượn nhỏ bám trên ngực mẹ cũng cất tiếng gào lớn, mục đích chính là để đuổi hai kẻ ngoại lai đi.
Hai thợ săn đành phải bỏ chạy, tất cả những gì họ làm là chạy vòng qua núi để cố gắng xác định nơi đó có nguồn nước hay không. Sau đó họ sẽ quay lại cùng với bầy đàn của mình thay vì chỉ chạy trốn mà không có kết quả gì. Bất chợt những viên đá từ đâu bay đến trúng lưng của một thợ săn, thợ săn còn lại hốt hoảng nhận ra rằng hơn chục thành viên của kẻ bí ẩn kia đang đuổi theo bọn họ. Tiếng gào thét kèm những viên đá được ném lên, người thợ săn sợ hãi bỏ chạy thật nhanh nhưng vẫn không quên cứu lấy người anh em của mình.
Thợ săn bị thương trước đó có lẽ đã bị gãy xương vai, anh ta cảm thấy đau đớn và đứng dậy khó khăn. Hết cách, cả hai đành nằm xuống và ẩn mình sau một dãy đá bên cạnh. Điều này đã giúp cả hai tránh đi loạt đá được ném từ những kẻ truy đuổi.
Có lẽ cách duy nhất để vượt qua khó khăn này chính là phải đối diện với nó. Cả hai thợ săn cầm trên tay những viên đá mài (vũ khí), giữ chặt, từ từ đưa lên không trung rồi đập mạnh xuống nền đất, in một dấu lõm. Đất đá văng tung tóe xung quanh khi viên đá mài được thợ săn rút lên. Cả hai vừa gào to lên vừa đập đất, như cách mà tổ tiên họ truyền dạy.
Dường như có chút tín hiệu hiệu quả, đại gia đình vượn người đỏ bắt đầu dừng lại và chỉ gào lên, cầm đá trong tư thế sẵn sàng. Họ không ngờ rằng kẻ thù (chỉ có chút sợ hãi như thế) (?). Một thợ săn dùng đá mài của mình ném mạnh vào một con vượn đực đang gào gần đó, cú ném mạnh đã làm mặt con vượn chảy máu, nó gào lên đau điếng.
Những cục đá mài sắc nhọn vẫn tân tiến hơn so với những viên đá thô sơ đến từ loài vượn.
Những con vượn cái bắt đầu bỏ chạy, chúng ôm những đứa con nhỏ của mình chạy thật nhanh lên đỉnh núi, nơi có những ngôi nhà của chúng để đảm bảo an toàn.
Chỉ còn những con đực trưởng thành, những con già ở lại trong tư thế gào thét và luôn sẵn sàn để chiến đấu với kẻ ngoại lai. Tuyên bố chủ quyền của chúng. Riêng đối với nhóm thợ săn, hai người chỉ muốn rút lui an toàn .
Nguy hiểm đối đầu chưa được diệt trừ thì từ trong bụi cỏ, một con hổ răng kiếm bất lình lình nhảy ra, lao vào người thợ săn bị thương. Con hổ cắn nát phần vai, tai, cổ... ngoài những tiếng ú ớ không thành hình thì đây chính là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời anh ta.
Cả hai nhóm đều thất kinh sợ hãi và rồi sự kinh hoàng ấy không dừng lại khi một con hổ răng kiếm khác bay lên cắn vào đầu một con đực bên vượn đỏ. Kết quả đã rõ, cả hai bên bỏ chạy tán loạn, thợ săn sống sót còn lại bỏ rơi người bạn của mình, những con vượn còn lại cũng bỏ chạy về núi, bỏ lại sau lưng tiếng gầm của chủ nhân thực sự của ngọn núi, tiếng gầm của loài hổ răng kiếm Smilodon.
Kết: Hiện nay người ta tìm thấy rất nhiều sọ loài vượn cổ chi người Olduvai, điều này cho ta thấy đâu đó về hình ảnh những trận đánh nhau, xung đột thuở bình minh giữa các chi vượn người cổ trên Trái Đất vào hơn 2 triệu năm trước.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất