Ai sẽ là chú cừu đẹp nhất?
Ai sẽ là chú cừu đẹp nhất?
...Nếu thực sự suy nghĩ kỹ một chút, khi mà chúng ta phải căng mắt, dùng kính lúp, nhờ các chuyên gia để nhận biết rằng một món đồ là đồ "real" hay đồ "fake" thì thực sự cả món real và món fake ở đây không còn khác biệt gì nữa. Và cái giá tiền của đồ "real" là một cú lừa cực mạnh mà ít người thẳng thừng công nhận...

Thực ra là tôi cũng muốn mọi thứ to the point như các bài các trên Vietnam Fabrics. Nhưng hôm nay lại có hứng để kể lể một chút về xã hội, về kinh tế và vẫn là về thời trang.

Chúng ta luôn muốn mọi thứ theo phong cách "có ngay! có ngay!". Chúng ta có fast food, mua cái là ăn ngay, không phải nấu. Chúng ta có fast fashion, tôi thấy họ mặc đồ đẹp, tôi có thể mua nó ngay. Cái sự muốn-ngay này được xây dựng sẵn trong gen, trong hành vi của con người ngay từ thuở hồng hoang, người tối cổ thích ăn thịt mỡ, thích ăn quả ngọt vì nó giàu năng lượng, thay vì phải ăn nhiều thứ rau cỏ sẵn có để có để có tổng năng lượng tương đương và tất nhiên giờ con người vẫn vậy.

Sau quá trình phát triển của cách mạng công nghiệp, cái sự này ngày càng sẵn có. Mọi thứ ngày càng được đẩy nhanh hơn, tư bản hóa và cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các nguồn cung. Cũng chính vì cái lý do này mà chúng ta bắt đầu phát triền được cái phần "người" mới mẻ, thay vì cái phần con nguyên thủy nhiều triệu năm. Chúng ta phát triển cái sự chán các fast-everything kia. Đi tìm ở các sản phẩm sinh hoạt một cái gì đấy sâu lắng hay có thể gọi là các giá trị có tính nhân văn.

Chúng ta bắt đầu tìm đến những món hàng bởi các giá trị cộng thêm là câu chuyện nó mang theo, là vì nó bảo vệ môi trường, là vì nó KHÁC BIỆT, vân vân các giá trị vô hình khác bên cạnh những cốt lõi như nó đẹp, nó ngon, nó rẻ, nó CHẤT LƯỢNG.

Khi cộng dồn cái nhân văn ở sự khác biệt và cái chất lượng ở sự thực tế(ý tôi là từ practical) ta có đồ luxury và... nó ĐẮT. Từ đây, ở chủ đề thời trang xảy ra một hiện tượng mà chúng ta chưa đồng nhất một tên gọi cụ thể. Tôi tạm gọi nó là Fake Luxury - đồ đắt nhưng chất lượng không tương xứng với đồng tiền chúng ta trả cho nó. Và tôi có thể kể ra một tá những thương hiệu đình đám với sản phẩm trên những dây chuyền fast fashion nhưng lại được xếp loại cùng các sản phẩm xa xỉ.

Tất nhiên đây là sự thông minh của các nhà kinh doanh. Các giá trị công thêm vô hình như tôi đã nhắc tới ở trên được thổi phồng qua tiếp thị một cách biến tướng. Áo phông designer ư??? Tôi không bao giờ tin vào một thứ như vây. Thích là người đặc biệt nhưng thấy phong trào mới chi tiền mua???
Bạn có thấy điều này giống một cuộc chạy đua mà các thí sinh không thích ở vị trí dẫn đầu không?

Nếu muốn đi tìm những giá trị nhân văn thì không nên có mặt trong cuộc đua này! Nếu thực sự suy nghĩ kỹ một chút, khi mà chúng ta phải căng mắt, dùng kính lúp, nhờ các chuyên giả để nhận biết rằng một món đồ là đồ "real" hay đồ "fake" thì thực sự cả món real và món fake ở đấy không còn khác biệt gì nữa. Và cái giá tiền của đồ "real" là một cú lừa cực mạnh mà ít người thẳng thừng công nhận.

Tất nhiên giữa cái sự thật giả lẫn lộn này, luôn có một thiểu số đi tìm lối thoát cho một phong cách tiêu dùng chậm hơn, nhâm nhi hơn.
(Còn tiếp)