Lỗi lạc hay Tiểu nhân - lại bàn về Giang Trạch Dân và vấn đề Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Là nhà lãnh đạo kiệt xuất hay kẻ tiểu nhân nịnh thần? Cùng tranh luận nhé! (Bài viết trong bối cảnh năm 2004)
Từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách nền kinh tế vào cuối những năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng tạo cho mình một hình ảnh tích cực và tự do trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, cuộc đàn áp đẫm máu, vô lý, tràn lan, dữ dằn và tàn bạo đối với Pháp Luân Công diễn ra trong hơn 5 năm qua, đã cho cộng đồng quốc tế lại một lần nữa chứng kiến bộ mặt thật của ĐCSTQ và sự ô nhục lớn nhất của ĐCSTQ trong lĩnh vực nhân quyền. Công chúng ở Trung Quốc, trong một ảo tưởng rằng ĐCSTQ đã cải thiện và tiến bộ, đã trở nên quen với việc đổ lỗi chuẩn mực đạo đức thấp kém của cảnh sát cho sự tàn bạo của hệ thống luật pháp và bảo vệ luật pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc đàn áp dã man và có hệ thống đối với Pháp Luân Công diễn ra ở khắp nơi và ở tất cả các cấp trong xã hội Trung Quốc đã hoàn toàn làm tan vỡ ảo tưởng về việc cải thiện tình hình nhân quyền. Nhiều người đang tự hỏi làm sao mà một cuộc đàn áp đẫm máu và vô nhân đạo như vậy lại có thể đang diễn ra ở Trung Quốc. Trật tự xã hội đã ổn định sau những hỗn loạn của Đại Cách mạng Văn hoá 20 năm trước. Tại sao Trung Quốc lại bước vào một chu kỳ ác mộng tương tự nữa như vậy? Tại sao Pháp Luân Công, tuân theo nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”, và đã được phổ biến ở hơn 60 nước trên thế giới, lại chỉ bị đàn áp ở Trung Quốc, chứ không phải ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới? Trong cuộc đàn áp này, mối quan hệ giữa Giang Trạch Dân và ĐCSTQ là như thế nào?
Giang Trạch Dân bất tài và vô đạo đức. Nếu không có bộ máy bạo lực tinh nhuệ như Ðảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở chém giết và lừa dối, thì ông ta sẽ không bao giờ có thể phát động chiến dịch diệt chủng này, một chiến dịch diệt chủng được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và thậm chí còn xuyên ra cả hải ngoại. Tương tự như vậy, ĐCSTQ sẽ không thể dễ dàng đi ngược dòng chảy của xu thế lịch sử và môi trường được tạo ra bởi cuộc cải cách kinh tế trong thời gian gần đây của ĐCSTQ và những nỗ lực hòa nhập với thế giới; chỉ có một kẻ độc tài cứng đầu cứng cổ như Giang Trạch Dân nhất quyết làm theo ý mình mới có thể đưa ra và thực hiện chính sách diệt chủng này. Sự thông đồng và cộng hưởng giữa Giang Trạch Dân và bóng ma tà ác của Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã khuếch đại sự tàn bạo của cuộc đàn áp đến một mức độ chưa từng có trong lịch sử. Nó tương tự như sự cộng hưởng giữa âm thanh của thiết bị của người leo núi trên tuyết dày có thể gây nên một vụ lở tuyết và đem đến những hậu quả thảm khốc.
I. Cùng một lai lịch tạo ra cùng một nhận thức về khủng hoảng
Giang Trạch Dân sinh năm 1926, một năm bất ổn. Cũng giống như Ðảng Cộng sản Trung Quốc che dấu lịch sử đẫm máu của nó, Giang Trạch Dân, trước Đảng và nhân dân Trung Quốc, cũng đã che đậy lịch sử phản bội của mình đối với Trung Quốc.
Vào năm Giang Trạch Dân 17 tuổi, chiến tranh chống phát-xít trên toàn thế giới đang diễn ra ác liệt. Trong khi những thanh niên yêu nước thay nhau lên đường ra tiền tuyến đánh Nhật để cứu Trung Quốc, thì Giang Trạch Dân quyết định theo đuổi việc học lên cao hơn vào năm 1942 tại Đại học Trung ương, một trường đại học của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh dưới quyền kiểm soát của quân Nhật. Theo nhiều nguồn tin điều tra thì lý do thực sự là vì bố đẻ của Giang Trạch Dân là Giang Sĩ Tuấn đã từng là một sĩ quan cao cấp trong Ban Tuyên truyền phản Hoa của quân đội Nhật sau khi Nhật chiếm đóng tỉnh Giang Tô trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Nhật. Giang Sĩ Tuấn đích thực là một tên Hán gian.
Về phương diện Hán gian phản quốc, Giang Trạch Dân và Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là giống hệt nhau: cả hai đều không có một chút tình cảm nào đối với nhân dân Trung Quốc và dám tùy tiện giết hại dân lành vô tội.
Để lọt được vào ĐCSTQ để làm giàu và thăng quan tiến chức sau khi ĐCSTQ chiến thắng trong cuộc nội chiến, Giang Trạch Dân đã bịa đặt rằng ông ta được người chú là Giang Thượng Thanh, người đã ra nhập ĐCSTQ từ trẻ và sau đó bị bọn cướp bắn chết, nhận làm con nuôi và nuôi dưỡng. Nhờ bịa đặt lý lịch gia đình, ông ta mới có thể được thăng chức từ một cán bộ cấp thấp lên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử chỉ trong vòng có mấy năm. Việc thăng chức của Giang không phải là vì ông ta có tài, mà là do quan hệ và thiên vị cá nhân. Trong thời kỳ ông ta là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Giang Trạch Dân đã hết sức nịnh bợ những người lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ như Lý Tiên Niệm và Trần Vân [4] vì hai người này đến Thượng hải hàng năm vào dịp Tết. Thậm chí, với tư cách là Bí thư Thành ủy Thượng hải, ông ta đã từng đích thân đứng đợi trong tuyết dày hàng giờ đồng hồ để tự tay trao bánh sinh nhật cho Lý Tiên Niệm.
Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn là một bước ngoặt nữa trong cuộc đời của Giang Trạch Dân. Ông ta trở thành Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Trung Quốc sau khi bịt miệng một tờ báo tự do là World Economic Herald (tạm dịch là Người đưa tin Kinh tế Thế giới), bắt Chủ tịch Quốc hội Vạn Lý giam lỏng tại nhà riêng, và ủng hộ việc thảm sát. Thậm chí trước khi cuộc thảm sát diễn ra, Giang Trạch Dân đã trao một bức thư mật cho Đặng Tiểu Bình, đề xuất rằng phải có “các biện pháp kiên quyết” đối với các sinh viên; nếu không “cả đất nước và Đảng sẽ bị khuất phục”. Trong 15 năm qua, Giang Trạch Dân đã tiến hành đàn áp và giết hại bừa bãi tất cả những người bất đồng chính kiến hay các nhóm có niềm tin độc lập, dưới chiêu bài “ổn định là ưu tiên hàng đầu”.
Từ khi cả Nga và Trung Quốc bắt đầu việc khảo sát biên giới chung năm 1991, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn công nhận kết quả xâm lược Trung Quốc của Nga Hoàng và Liên-xô cũ, và hoàn toàn chấp thuận tất cả những hiệp ước bất công giữa Trung Quốc và Nga kể từ sau Hiệp ước Aigun. Lãnh thổ Trung Quốc khoảng hơn một triệu cây số vuông vì thế mà đã bị Giang vĩnh viễn để mất.
Với tiểu sử của Giang Trạch Dân, giả vờ là một đứa con mồ côi của một liệt sĩ Ðảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi trên thực tế ông ta là con cả của một tên Hán gian phản quốc, cá nhân ông ta đã theo tấm gương lừa đảo của ĐCSTQ, bằng việc ủng hộ cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn ngày “mùng 4 tháng 6” và đàn áp các phong trào đòi quyền dân chủ và tín ngưỡng tôn giáo, cá nhân ông ta đã kế tục truyền thống giết người của ĐCSTQ; cũng như việc ĐCSTQ đã từng bị Liên-xô điều khiển như là chi nhánh Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản, Giang Trạch Dân hiện đang cho không lãnh thổ Trung Quốc; ông ta có cùng đặc tính phản bội như ĐCSTQ.
Giang Trạch Dân và Ðảng Cộng sản Trung Quốc cùng có chung nguồn gốc và lịch sử nhục nhã như nhau. Chính vì điều này, cả hai cùng có chung sự nhạy cảm về sự bất an đối với tương lai quyền lực của mình.
II. Cả Giang Trạch Dân và Ðảng Cộng sản Trung Quốc cùng sợ “Chân Thiện Nhẫn” như nhau
Lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế được viết bằng máu của hàng trăm triệu người. Gần như tất cả các nước cộng sản đều trải qua một quá trình tương tự như chiến dịch đàn áp các phần tử phản cách mạng do Xta-lin phát động ở Liên-xô cũ. Hàng triệu hay thậm chí hàng chục triệu con người vô tội đã bị giết hại. Trong những năm 1990, Liên-xô cũ bị giải thể, và khối Đông Âu đã trải qua những biến động lớn. Liên minh Cộng sản đã bị mất hơn một nửa lãnh thổ chỉ trong chốc lát. Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã học được bài học này và nhận ra rằng việc ngừng đàn áp và cho phép tự do ngôn luận là tương đương với việc tự đào hố chôn mình. Nếu nhân dân được tự do ngôn luận, thì Ðảng Cộng sản Trung Quốc làm sao có thể che đậy được sự tàn bạo đẫm máu của nó? Làm thế nào để nó có thể biện hộ được cho hệ tư tưởng lừa gạt của mình? Nếu ngừng đàn áp và nhân dân không bị đe dọa và sợ hãi, chẳng phải là họ sẽ dám chọn cho mình một cách sống và niềm tin khác với chủ nghĩa cộng sản hay sao? Vậy thì, làm sao Ðảng Cộng sản có thể duy trì được một nền tảng xã hội tối cần thiết cho sự sống còn của nó?
Ðảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản vẫn không hề thay đổi bất kể là nó đã có những thay đổi gì trên bề mặt. Sau cuộc thảm sát ngày “mùng 4 tháng 6”, Giang Trạch Dân đã tuyên bố “thanh trừng tất cả những nhân tố bất ổn định ngay từ trong trứng nước”. Do quá sợ hãi, ông ta kết luận rằng ông ta sẽ không bao giờ từ bỏ việc lừa dối công chúng và ông ta sẽ tiếp tục đàn áp nhân dân cho đến khi họ hoàn toàn bị trói chặt.
Cũng trong thời kỳ này, Pháp Luân Công được giới thiệu ở Trung Quốc. Đầu tiên, nhiều người coi Pháp Luân Công là một loại khí công [5] với một khả năng đặc biệt tốt cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Sau đó, mọi người dần dần nhận ra rằng cốt lõi của Pháp Luân Công không phải chỉ là năm bài tập đơn giản. Mà cốt lõi của Pháp Luân Công là dạy con người trở nên tốt hơn dựa trên nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”.
Pháp Luân Công dạy “Chân Thiện Nhẫn”; Ðảng Cộng sản Trung Quốc trù tính “Giả Ác Đấu”
Pháp Luân Công dạy “Chân” bao gồm chỉ nói lời chân và làm việc chân. Ðảng Cộng sản Trung Quốc thì dùng những lời dối trá lừa gạt để tẩy não nhân dân. Nếu tất cả mọi người bắt đầu nói sự thật, công chúng sẽ biết rằng Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã lớn lên bằng cách lấy lòng Liên-xô, giết người, bắt cóc, lợi dụng cơ hội, trồng thuốc phiện, cướp công trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nhật, v.v… Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã từng tuyên bố rằng “Không thể làm được việc gì lớn nếu không nói dối”. Sau khi Ðảng Cộng sản Trung Quốc cướp chính quyền, nó đã liên tiếp phát động các phong trào chính trị và đã gây ra vô số nợ máu. Vì vậy nói lời “Chân” chắc chắn sẽ kết liễu Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Pháp Luân Công dạy “Thiện” bao gồm nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình và đối xử tốt với người khác trong mọi trường hợp. Ðảng Cộng sản Trung Quốc thì luôn luôn chủ trương “đấu tranh tàn bạo và triệt hạ tàn nhẫn”. Người anh hùng mẫu mực của Ðảng Cộng sản Trung Quốc là Lôi Phong, có lần nói “Chúng ta nên đối xử tàn nhẫn với kẻ thù của chúng ta và phải lạnh lùng như mùa đông khắc nghiệt”. Thật ra, Ðảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ đối xử với kẻ thù của nó như vậy, mà nó cũng không đối xử với đảng viên của chính nó tốt hơn một chút nào. Những người sáng lập ra Ðảng Cộng sản, những tư lệnh tối cao của quân đội, và thậm chí cả Chủ tịch nước cũng đều đã bị Đảng của chính họ hỏi cung tàn nhẫn, đánh đập dã man và tra tấn cực kỳ tàn bạo. Chính sách tàn sát những người bị gọi là “kẻ thù giai cấp” dã man đến mức nó làm cho người ta chỉ cần nghe thấy cũng đã dựng cả tóc gáy. Nếu “Thiện” mà thịnh hành trong xã hội, thì những phong trào chính trị vô đạo đức do Ðảng Cộng sản phát động sẽ không bao giờ có thể diễn ra.
“Bản Tuyên ngôn Cộng sản” tuyên bố rằng “lịch sử của tất cả các xã hội tồn tại cho đến ngày nay là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp”. Ðiều này đại diện cho quan niệm của Đảng Cộng sản về lịch sử và thế giới. Pháp Luân Công dạy học viên phải tự tìm cho ra lỗi lầm của chính bản thân mình khi có mâu thuẫn xảy ra với người khác. Quan điểm tự xét mình và tự kiềm chế này là hoàn toàn trái ngược với triết lý đấu tranh và tấn công của Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Ðấu tranh là cách chủ yếu của Ðảng Cộng sản Trung Quốc để giành quyền lực và sống sót. Ðảng Cộng sản Trung Quốc thường xuyên phát động các phong trào chính trị để đàn áp những nhóm người nào đó để củng cố quyền lực và “làm sống lại tinh thần đấu tranh cách mạng của nó”. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với bạo lực và lừa dối, để duy trì và tăng cường nỗi sợ hãi của nhân dân, và mục đích là để duy trì quyền lực của chính nó.
Quan điểm, hệ tư tưởng và triết lý mà Ðảng Cộng sản dựa vào để sống sót là hoàn toàn trái ngược với những gì Pháp Luân Công dạy.
Những người có chính tín thì không sợ hãi, trong khi Ðảng Cộng sản Trung Quốc dựa vào sự sợ hãi của nhân dân để duy trì quyền lực chính trị của mình
Những người hiểu chân lý thì không còn sợ hãi nữa. Cơ đốc giáo bị đàn áp trong gần 300 năm. Nhiều người theo đạo Cơ đốc đã bị chém đầu, bị thiêu sống hay bị dìm xuống nước cho đến chết, hay thậm chí bị cho sư tử ăn thịt, nhưng họ đã không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Khi Phật giáo trải qua thời kỳ Pháp nạn trong lịch sử, những Phật tử cũng đã hành xử trung thành tương tự như vậy.
Tuyên truyền của những người theo thuyết vô thần nhằm mục đích làm cho mọi người tin rằng không có thiên đường hay địa ngục và không có nghiệp báo, để mọi người không còn bị kiềm chế bởi lương tâm nữa. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào của cải và tiện nghi vật chất và coi đó là những thứ thực tại của thế giới này. Tính mềm yếu của nhân tính sau đó có thể bị thao túng và sự đe dọa và cám dỗ có thể được dùng để hoàn toàn kiểm soát con người. Tuy nhiên, những người có đức tin mạnh mẽ có thể nhìn thấu qua giới hạn của sinh tử. Những ảo ảnh của trần thế không thể thay đổi được tâm của họ. Họ coi nhẹ những cám dỗ nơi trần thế và những uy hiếp sinh tử đối với họ, do đó đã làm cho Đảng Cộng sản trở nên bất lực trong các nỗ lực của nó hòng khống chế họ.
Chuẩn mực đạo đức cao thượng của Pháp Luân Công đã làm cho ĐCSTQ xấu hổ
Sau cuộc thảm sát ngày “mùng 4 tháng 6” năm 1989, ý thức hệ của ĐCSTQ đã hoàn toàn bị sụp đổ. Vào tháng 8/1991, Đảng Cộng sản Liên-xô sụp đổ, theo sau đó là những thay đổi mãnh mẽ ở Đông Âu. Điều này đã đem đến cho ĐCSTQ những áp lực và nỗi sợ hãi to lớn. Tính hợp pháp của sự thống trị và hy vọng sống sót của nó đã phải đối mặt với những thử thách chưa từng có khi nó phải đương đầu với những khủng hoảng lớn cả ở trong và ngoài nước. Vào thời gian đó, ĐCSTQ đã không còn có thể thuyết phục các đảng viên của nó bằng những học thuyết xưa cũ của chủ nghĩa Mác-xít, Lê-nin-nít và Mao-ít. Thay vào đó, nó đã trở nên hoàn toàn hủ bại để đổi lấy sự trung thành của các đảng viên. Nói cách khác, bất kỳ ai đi theo Đảng cũng sẽ được phép trục lợi cá nhân bằng cách tham nhũng và biển thủ, một món lợi không thể có đối với những ai không phải là đảng viên. Đặc biệt là sau khi Đặng Tiểu Bình đi thăm các địa phương ở miền nam Trung Quốc năm 1992 [6], thì sự đầu cơ trục lợi và tham nhũng của các quan chức chính quyền trong các lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán đã trở nên không còn có thể kiểm soát được và không còn kiêng nể gì nữa. Bồ bịch và buôn lậu diễn ra ở khắp mọi nơi. Khiêu dâm, cờ bạc và ma túy đã trở nên tràn lan trên toàn bộ Trung Quốc. Mặc dù có thể là không công bằng nếu nói rằng không còn có một người tốt nào trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng công chúng đã từ lâu mất lòng tin vào nỗ lực chống tham nhũng của Đảng, và tin rằng hơn một nửa các quan chức chính phủ trung và cao cấp có liên quan đến tham nhũng.
Đồng thời, chuẩn mực đạo đức cao thượng của các học viên Pháp Luân Công thực hiện theo tiêu chuẩn “Chân Thiện Nhẫn” đã cộng hưởng với lòng tốt trong tâm của công chúng. Hơn một trăm triệu người đã chú ý đến Pháp Luân Công và bắt đầu tập luyện. Pháp Luân Công là một cái gương đại diện cho bên chính mà một cách rất tự nhiên đã làm lộ ra tất cả những thứ bất chính của ĐCSTQ.....
Copyright © 2004 DAJIYUAN.COM
****************
Với những ông cố thủ quan niệm cố hữu không buông để nhìn nhận vấn đề thì tôi nghĩ các ông này không nên tranh luận tại bài viết này vì sẽ chẳng đi tới đâu.
Còn những ông nào "dám" tìm hiểu, học hỏi những điều mới thì rất hoan nghênh tranh luận về chủ đề này. Bởi có những thanh niên có tư tưởng bị khóa trong một cái khung mà không thể đột phá ra. Những gì không phù hợp với những điều họ đã biết thì họ liền nhắm mắt mà phản đối, nhắm mắt mà đưa ra những kết luận. Tất nhiên có một sự thật không thay đổi xưa nay là nếu muốn phát triển thì buộc phải sáng tạo, vượt qua rào cản, bứt phá quan niệm cũ.
Mọi thông tin trong bài viết các bạn đọc đều có thể tự kiểm chứng nhưng khi tìm hiểu thì nên đầu tư mò mẫm các trang web nước ngoài nhé ;)
(Trích từ: Cửu Bình 5: Giang Trạch Dân và ĐCSTQ câu kết với nhau đàn áp Pháp Luân Công
Link full bài viết: 9binh.com/cuu-binh/cuu-binh-5-giang-trach-dan-va-dcstq-cau-ket-voi-nhau-dan-ap-phap-luan-cong.html)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất