Hello mọi người, khi bài viết này được viết ra thì mình đang là học sinh lớp 12 và đây là lần đầu tiên mình viết 1 bài nào đó thật dài và quyết định sẽ đăng lên Spiderum để mọi người nhận xét lun. Nếu như mọi người cảm thấy không hay ở phần nào đó thì cố gắng để lại ý kiến thật chi tiết cho mình ạ. Mình cảm ơn mọi người rất nhìu.
Khi là người thường xuyên giơ tay phát biểu trong lớp học thì sẽ có rất nhiều lợi ích và bất lợi. Tất nhiên mặt lợi ích bao giờ luôn hơn mặt bất lợi nhưng mình cũng phải chú ý đến những mặt trái ngược để hạn chế nó lại.

Lợi ích của việc thường xuyên phát biểu ở trên lớp:

1. Khiến bản thân mình năng động trong giờ học hơn.

1. Bản thân mình thường xuyên tích cực phát biểu ở trong giờ học ngoài việc để lấy điểm thường xuyên để làm đẹp học bạ mà còn nhiều lí do khác nữa. Trong một tiết học nhiều khi đụng mấy môn mà bản thân cảm thấy nhàm chán (cũng do một phần nó không có trong các môn thi TNPT hoặc ĐGNL) như tin học thì mình coi các lần giơ tay trong lớp là cách để làm mình tỉnh ngủ và tập trung hơn. Nghe thật buồn cười phải không?
2. Khi mình thường xuyên giơ tay phát biểu trong lớp như vậy thì cũng khiến mình năng động trong các tiết ngoại khóa của toàn trường như các hội thảo về hướng nghiệp hay các vở kịch do học sinh trong trường chẳng hạn. Sau khi mỗi sự kiện rất kết thúc thì ban tổ chức thường đặt các câu hỏi để hỏi học sinh. Tất nhiên câu hỏi thì dễ ẹc, ai cũng có thể trả lời được.
Nhưng vấn đề là liệu bản thân mình có đủ tự tin để đứng dậy trả lời trước cả nghìn học sinh hay không thì đó cũng không phải ai cũng làm được. Vì mình thường xuyên rèn luyện thói quen giơ tay phát biểu nên mình cứ giơ tay như bản năng vậy, lúc nào cũng giơ tay đầu tiên (mỗi tội bọn chụp ảnh toàn lấy ảnh đứa khác để đăng lên website nhà trường nên không có ảnh để đăng lên đây, ức chế thật!!) nên rất cool ngầu...

2. Khiến bản thân mình học tập tốt hơn.

Điều này thì không cần phải bàn cãi rồi. Bởi vì mỗi lần giơ tay phát biểu thì mình sẽ được ôn tập một cách chủ động một lần nữa(tất nhiên không tính kiểu cô gọi dậy để đọc trong sách giáo khoa nha). Ôn tập chủ động hay tiếng Anh gọi là Active Recall là một cách học rất hiệu quả được chứng minh bởi rất nhiều bài báo khoa học nên mình sẽ không đăng link bài cụ thể vì ở trên Google có rất nhiều lắm.
Cơ chế của Active Recall là khi mình cố gắng nhớ lại một điều gì đó trong bộ não thì nó sẽ nhớ thông tin đó lâu hơn( không biết nó có đúng nữa không nhỉ, nhác tra Google quá!). Ví dụ ứng dụng thực tế của Active Recall như các bài kiểm tra, thẻ flashcard hoặc vẽ bản đồ tư duy từ những gì mình nhớ được( chứ không phải là chép vào) và rất nhiều lắm. MẤU CHỐT ở đây là từ khóa "ép não nhớ lại" bởi vì nếu học tập với các phương pháp thụ động như đọc lại hoặc ghi highlight thì nó chẳng khiến bản thân mình nhớ kiến thức tốt bằng việc tự tạo ra một bài kiểm tra cho riêng mình và tự vật vã làm nó.

3. Khiến bản thân trở nên tự tin hơn

Mình từng là đứa chẳng có mấy khi tự tin lúc hồi cấp 2 nhưng bây giờ thì quá tự tin là một điểm yếu chí mạng của bản thân mình luôn (vất vả với nó luôn, thề!) thì mình cảm nhận rằng mỗi khi đứng dậy trả lời đúng thì con người mình sẽ tiết ra hoocmon Dopamine gì đó như là một phần thưởng để khiến cho bản thân có thêm động lực để đứng dậy phát biểu trong những lần tiếp theo.
Khi cứ liên tục đứng dậy trả lời đúng như vậy thì nó sẽ khiến bản thân mình trở nên tự tin bởi vì kết quả đã chứng minh rằng không kém như mình nghĩ. Chứ không phải là mấy cái phương pháp vớ vẩn nào trên mạng làm cho con người tự tin bằng cách ám thị bản nhân mấy câu như: "Tôi là người giỏi giang"; "Tôi là triệu phú trong tương lai"... Cho dù các bạn ám mấy câu đó hằng ngày thì về bản chất bên trong các bạn vẫn là người tự ti bình thường. Sự tự tin không dễ hình thành như mọi người nói chỉ cần tự tin lên là được. Mà tự tin phải bắt nguồn từ bên trong nội lực của con người. Mà nội lực của con người được hình thành từ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm mà họ có và cái mấu chốt vẫn là thường xuyên đạt rất nhiều kết quả tốt. Nếu bạn không giỏi thật sự thì làm gì có chuyện bạn có thể tự tin bản thân mình là giỏi!!!
Tất nhiên tự ám kỷ bản thân là phương pháp được khoa học chứng minh là đúng (Lên Google có hết) nhưng với bản chất là khi mình đạt được các kết quả tốt nào đó (dù nhỏ nhoi như giơ tay phát biểu thôi) và sau đó tự mình ám thị bản thân mình là giỏi thì sự tự tin mới có thể đi lên được. Hình như nhà tâm lí học Carol Dweck đã nghiên cứu ra điều đó thì phải (không biết nữa).
Thế nên bạn muốn tự tin hơn một cách đơn giản thì có thể phấn đấu những mục tiêu nhỏ như hôm nay lên bảng giải một bài tập về nhà khó nào đó mà không cần cầm vở (tất nhiên là phải tra app Qanda hoặc Dicamon or Google ống kính thì mới có thể làm được, học kém đố mà nghĩ ra) hoặc có thể đặt mục tiêu làm một điều gì đó như viết một bài cảm nhận nào đó chẳng hạn. Có thể lần này không đạt kết quả tốt thì cố gắng phấn đấu lần sau cũng được.

4. Nói to, rõ ràng và rành mạch hơn

Một trong nhược điểm của bản thân mình đó là nói đôi lúc không có ai hiểu bởi vì một là thói quen nói nhanh đồng thời lại không phát âm từ trong cổ ra mà từ trong miệng ra nên bị mọi người chê rất nhiều, đặc biệt nhất là ma đờ (mother) nạt suốt.
Nhưng mà một phép kỳ lạ nào đó thì mình lại nói to và rõ ràng khi phát biểu ở trên lớp. Bởi vì khi phát biểu ở trên lớp thì mình lại có áp lực phải nói to, rõ ràng và nói thật chậm để thầy cô có thể hiểu được mình đang muốn nói gì nên cũng không có mấy thầy cô nói với mẹ là mình nói không rõ ràng lắm.....
Có lẽ phải khắc phục lỗi nói không rõ bằng cách phải hỏi lại người khác có nghe được mình đang nói gì không để tạo áp lực phải nói rõ ràng hơn...

Bất lợi của việc thường xuyên phát biểu

1. Nói như ngôn từ của shark Bình: "Ngáo phát biểu"

Khi hình thành thói quen phát biểu thường xuyên thì đôi lúc mình dơ tay như một phản xạ không điều kiện mặc dù chẳng có thầy cô chẳng mời mình đứng dậy trả lời. Khó hiểu cực kỳ luôn.
Khi các bạn đang phát biểu mà phát biểu thiếu hoặc sai thì mình cứ giơ tay ngang mà nhìn lại cảm thấy vô duyên thật. Cho nên bây giờ phải tự nhủ bản thân là tuyệt đối không giơ tay phát biểu khi người khác đang nói cho đến khi thầy cô muốn người khác bổ sung ý kiến.

2. Không phải thầy cô nào cũng khuyến khích điều này.

Mặc dù có rất nhiều thầy cô rất thích khuyến khích học sinh thử sai để có thể ghi nhớ tốt cũng như tự tin hơn nhưng cũng có rất nhiều thầy cô không khuyến khích điều này tí nào. Mình đã từng học với một giáo viên bắt buộc học sinh phải chính xác trong mỗi lần phát biểu. Đối với mình đó là cách dạy vô cùng nhàm chán và mình phải vất vả lắm để tránh điểm của môn đó đi xuống.

Cách để xây dựng thói quen phát biểu thường xuyên

1. Chuẩn bị trước tiết học

Bạn có thể chuẩn bị trước tiết học như đọc qua bài để hiểu trước một lần hoặc có thể lên Youtube xem các video bài giảng. Đối với các môn thiên về khả năng đọc hiểu như văn, sử, địa thì mình sẽ đọc với 1 cây bút chì để gạch chân những chi tiết chính và sau đó làm 1 bài kiểm tra trên Vietjack để kiểm tra lại kiến thức mình vừa học. Thường thường thì mình chỉ nhớ 40% bài học nhưng sau vài lần làm lại các bài kiểm tra đó thì ghi nhớ đến 80% thông tin quan trọng. Lưu ý: các môn như sử, địa, văn thì các bạn nên đọc nhanh và làm bài kiểm tra trong tầm 25 đến 35 phút thôi bởi vì quá nhiều thời gian thì rất dễ buồn ngủ.
Đối với các môn như toán, lí, hóa, sinh hoặc tiếng Anh thì mình bắt buộc dành thời gian để xem các bài giảng trên Youtube bởi vì đọc chay trên sách giáo khoa không thôi thì rất khó hiểu và khó để tiếp thu. Nên các bạn hãy cố gắng dành thời gian rảnh như sau khi đi học buổi chiều về hoặc sáng sớm để học trước.
Sau khi bạn đã hiểu bài rồi thì ở trên lớp chỉ có đứng dậy và phát biểu mà thôi. Nếu trả lời sai thì sẽ được thầy cô sửa và điều đó khiến bộ não ghi nhớ lâu hơn.

2. Nên dành thời gian rảnh để làm các bài tập khó

Nghe có vẻ không liên quan đến việc phát biểu ở trên lớp nhưng thực ra là có đấy.
Bởi vì các câu hỏi khó tầm mức độ 3 đến mức độ 4 thường dành nhiều điểm nên các bạn cố gắng tập làm quen với nó ngay cả môn đó không nằm trong kế hoạch thi TNPT của bạn. Các bạn có thể lấy đề từ người khác hoặc lấy đề trên mạng về. Có thể bạn không làm được trong lần đầu nhưng với các app như Qanda như hiện nay lời giải đâu khó để tìm. Bạn có thể xem lời giải đó rồi cố gắng làm lại và đặt lịch hẹn để làm lại bài tập đó lần sau thì khả năng giải các bài tập nâng cao của bạn sẽ đi lên vì bộ não đã quen hướng giải rồi.
Chưa kể khi làm các bài tập nâng cao thì nó sẽ củng cố lại kiến thức của mình vì nó là các dạng bài tập tổng quát nên đó cũng là cách hiệu quả để ghi nhớ kiến thức đấy.
Lấy bản thân mình làm ví dụ. Mặc dù bản thân mình theo khối toán lí Anh nhưng các bài tập nâng cao về hóa và sinh thì mình vẫn cố gắng làm. Tất nhiên, một phần vì thích làm nhưng cũng là do muốn điểm cao trong các đợt thi học kỳ. Bất lợi ở đây là phải sắp xếp thời gian phù hợp để làm chứ chỉ riêng toán hoặc lý thì cũng đã là một khối kiến thức nặng rồi.

Kết

Đây là lần đầu tiên mình viết bài trên Spiderum nên sẽ thiếu sót rất nhiều ý hoặc lan man quá mức hay lạc đề, thậm chí sai lỗi chính tả và ngữ pháp rất nhiều thì mình mong mọi người góp ý giúp mình để mình có thể rèn luyện kĩ năng viết lách cho bản thân bởi vì đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng cho sự nghiệp của mình sau này. Cảm ơn mọi người đã cố gắng đọc hết bài viết "siêu tệ hại" này. Hẹn mọi người ở các bài viết tiếp theo. SEE YOU AGAIN!!!