Loạn luân là gì ? loạn luân được định nghĩa đơn giản là hành vi giao cấu cận huyết của anh chị em sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái hoặc giữa họ hàng như cô - chú - cháu... Đối với nhiều nền văn hóa loạn luân được coi là hành động cấm kị và tất nhiên họ có lý do để làm như vậy

Về khoa học: những rủi do của loạn luân

1.Loạn Luân gây ra nhiều căn bệnh di truyền nguy hiểm và nhiều dị tật khác

Thuở ban đầu quan loạn luân không được coi là hiếm gặp. Như theo thần thọai Hy Lạp cả thế giới sinh ra nhờ việc loạn luân,ban đầu chỉ là hư vô và không có gì cả rồi các vị thần nguyên thủy giao cấu với nhau và sinh ra các Titan và Titaness cùng nhiều vị thần khác.Rồi 2 Titan và Titaness là Rhea Kronos cũng làm điều tương tự rồi sinh ra các vị thần đỉnh Olymmpus nhưng ngoài ra họ cũng sinh ra các quái thai khác như những vị thần thợ rèn Cyclops 1 mắt và các vị thần trăm đầu , trăm tay Hecatoncheires
Từ đó ta thấy ngay từ thuở ban đầu rủi ro của việc loạn luân là như thế nào.Nó chính là thứ tạo ra thế giới này nhưng cũng sinh ra nhiều con quái vật kinh khủng khác trong thần thoại Hy Lạp.
hoặc nếu bạn là một người theo thiên chúa giáo thì chắc bạn cũng dễ dàng hiểu vì sao chỉ từ 2 người , Adam và Eva đến bây giờ lại có 7 tỷ người rồi nhỉ ?
loạn luân là một điều thường gặp với các vị thần(ảnh minh họa của Zeus và Hera)
loạn luân là một điều thường gặp với các vị thần(ảnh minh họa của Zeus và Hera)
nhưng Xã hội phong kiến hồi xưa kia cũng chẳng hiếm chuyện loạn luân trong triều đình, với lý do khá mơ hồ là để "bảo vệ huyết thống hoàng tộc" Một trong những câu truyện được nhiều người biết đến nhất là của gia tộc Habsburg ở Châu âu.
Dành cho những ai chưa biết, rất nhiều vị vua và nữ hoàng của Áo và Tây Ban Nha đã là thành viên của gia tộc này. Thậm chí, nhà Habsburg còn chiếm được ngôi Hoàng đế của Thánh chế La Mã (Holy Roman Empire), trong giai đoạn 1438 - 1740, nghĩa là hơn 3 thế kỷ.
Nhưng cũng ngần ấy thời gian, gia tộc này phải chịu đựng một hội chứng hết sức "độc" và quái đản, đến mức người ta còn lấy tên của họ đặt cho nó: "Hàm Habsburg" (Habsburg jaw). Về cơ bản, hội chứng này khiến cấu tạo hàm trở nên cực lớn, bạnh ra 2 bên rộng đến mức vô lý, gây khó khăn rất nhiều trong chuyện ăn uống. Như hoàng đế Charles V (1500 - 1558) thậm chí đã không thể ăn uống công khai trước bàn dân thiên hạ vì hình thù miệng quá sức quái dị của mình.
Philip IV (trái) và Charles II (phải) với cặp hàm bị banh ra đặc trưng
Philip IV (trái) và Charles II (phải) với cặp hàm bị banh ra đặc trưng
Các thành viên trong gia tộc trải qua nhiều thế hệ gần như đều mắc phải nó, bất kể là nam hay nữ. Có điều lý do tại sao hội chứng này có thể bám theo họ tới cả trăm năm thì còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã được xác nhận. Nghiên cứu mới đã khẳng định nguyên nhân gây ra "hàm Habsburg" đến từ việc giao phối cận huyết kéo dài suốt hơn 200 năm của gia tộc này.
Về mặt lý thuyết di truyền, quan hệ cận huyết dường như là một chiến lược hoàn hảo, khi đứa trẻ ra đời sẽ mang ít nhất 75% bộ Gene với thế hệ trước, thay vì chỉ 50% nếu phối ngẫu với người ngoài gia tộc. Nếu việc quan hệ cận huyết kéo dài qua nhiều thế hệ, những đứa trẻ sinh ra gần như sẽ mang một bộ Gene tương đồng đến đáng kinh ngạc.
Nhưng khi khoa học phát triển, việc bộ gene quá giống nhau cũng trở thành vấn đề. Đầu tiên, nó sẽ tăng khả năng 2 gene gây hại (là gene lặn và có hại) chạm mặt nhau và thể hiện ra tính trạng bên ngoài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đứa trẻ, khi mắc phải các khiếm khuyết hay dị tật cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó cũng là những gì xảy ra với gia tộc Habsburg, khi các thành viên mắc phải hội chứng "hàm Habsburg" cực kỳ đặc trưng qua nhiều thế hệ.

2.Loạn luân có thể dẫn đến tuyệt chủng

Một lý do khác có thể là do Red Queen hypothesis hay " Giả Thuyết Nữ Hoàng Đỏ" được đề xuất bởi Leigh Van Valen là một giả thuyết trong sinh học tiến hóa được đề xuất vào năm 1973, rằng các loài phải liên tục thích nghi, tiến hóa và sinh sôi nảy nở để tồn tại trong khi đọ sức với các loài đối lập không ngừng tiến hóa để thích nghi... VD: 2 loài cáo và thỏ liên tục tiến hóa về tốc độ để thắng kẻ kia
Mối quan hệ săn mồi giữa thỏ và cáo theo nguyên tắc của giả thuyết Nữ hoàng Đỏ. Thỏ tiến hóa tốc độ ngày càng tăng để thoát khỏi sự tấn công của cáo, và cáo tiến hóa tốc độ ngày càng tăng để tiếp cận thỏ. Sự tiến hóa này là không đổi; nếu 1 trong 2 không tiến hóa nữa, nó sẽ tuyệt chủng.
Mối quan hệ săn mồi giữa thỏ và cáo theo nguyên tắc của giả thuyết Nữ hoàng Đỏ. Thỏ tiến hóa tốc độ ngày càng tăng để thoát khỏi sự tấn công của cáo, và cáo tiến hóa tốc độ ngày càng tăng để tiếp cận thỏ. Sự tiến hóa này là không đổi; nếu 1 trong 2 không tiến hóa nữa, nó sẽ tuyệt chủng.
Theo giả thuyết của ông các loài phải liên tục "chạy" hoặc tiến hóa để cả hai có thể ở cùng một chỗ như Nữ Hoàng Đỏ đã nói với Alice trong Through the Looking-Glass trích từ Alice adventures in wonderland của Lewis Carroll khi bà giải thích cho cô bé về bản chất của Looking-Glass Land
Nữ Hoàng Đỏ không ngừng c<i>hạy nhanh và nhanh hơn nữa</i> để mà bà ấy có thể <i>đứng yên ở 1 chỗ</i>
Nữ Hoàng Đỏ không ngừng chạy nhanh và nhanh hơn nữa để mà bà ấy có thể đứng yên ở 1 chỗ
giả thuyết này xuất phát từ khả năng tiếp cận và khai thác vật chủ của các loài ký sinh trùng. Khi con người trải qua 1 thế hệ, một con vi khuẩn có thể trải qua hàng ngàn rồi.
Đối với con người thì việc đa dạng hóa bộ gene sẽ giúp con người có thể sinh tồn ổn định hơn các loài ký sinh trùng liên tục tiến hóa và thích nghi
Vậy nên việc quan hệ cận huyết sẽ làm chúng ta "dừng lại" và không "chạy" nữa. khiến cho việc các loài ký sinh trùng có thể vượt qua con người.Nếu như đứa trẻ sinh ra mang bộ gene tương đồng với vật chủ cũ, ký sinh trùng hiển nhiên sẽ được tiếp cận một môi trường hoàn hảo hơn, giúp chúng khai thác vật chủ tốt hơn và làm giảm tuổi thọ của vật chủ.Từ đó ta có thể thấy sự tiến hóa liên quan mật thiết với sự tuyệt chủng của các loài sinh vật
lấy vị dụ đơn giản nhất là vào Thơì Kỳ Đồ Đá con người săn bắn và cần sự hợp tác giữa các bộ tộc khác nhau để đối phó với những con thú hung dữ. Cách để các bộ lạc liên minh là "kết hôn giữa các bộ tộc". Ngược lại, các bộ tộc kết hôn nội bộ sẽ chết dần mòn vì họ không thể sống sót khi nhiều thế hệ với thể chất không tốt.

Về đạo đức : Sự kinh tởm đối với loạn luân của con người xuất phát từ đâu ?

1.Con người tiến hóa từ động vật.

Loạn luân là điều cấm kỵ nhất đối với loài người. Nói tới loạn luân, chắc chắn nhiều người sẽ cho rằng đó là bản năng động vật. Nhà triết học cổ đại Plato cũng đã từng quan niệm như vậy.
Bởi vì động vật không thể phân biệt được họ hàng, nhưng theo bản năng, hầu hết các động vật coi những con đồng hành cùng nhau trong quá trình lớn lên giống như "họ hàng" gần gũi, nên chúng không giao phối với nhau, tức là tránh giao phối họ hàng gần.
Cụ thể, các nhóm động vật khi đến tuổi thành thục chức năng sinh dục, chúng sẽ thực hiện tách đàn hoặc di cư, để tránh giao phối cận huyết . Ví dụ trong nhóm đười ươi, đười ươi đực lớn lên sẽ rời khỏi đàn, sau đó để thành lập nhóm mới bằng cách quyến rũ đười ươi cái từ các đàn khác.
Con người cũng có tâm lí như vậy để tránh loạn luân.
Xét theo góc độ vật lí, các cá nhân có thể quan hệ tình dục miễn là họ có chức năng tình dục bình thường và phát triển tình dục trưởng thành. Sự khác biệt với động vật là gì? Con người đã phát triển khả năng tự nhận thức và các thuộc tính xã hội trong quá trình hàng trăm triệu năm tiến hóa. Để phân biệt con người với động vật, sự tiến hóa của loài người có nhiều ưu điểm hơn. Để sống một cuộc sống có trật tự, đạo đức được hình thành trong quá trình đó, và hành vi của con người cũng bị hạn chế, bao gồm cả hành vi tình dục. Trong tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử, con người đã ý thức điều bất khả xâm phạm của loạn luân, dần dần coi đó là cấm kị, là chuẩn mực đạo đức.
Cũng giống động vật, tâm lí con người ác cảm về tình dục với người đã cùng lớn lên. Một cuộc khảo sát của Đại học Stanford về thời kì Nhật chiếm đóng Đài Loan, những nhóm trẻ bị bắt sống tập trung từ khi sinh ra, dù không có họ hàng nhưng tỉ lệ kết hôn rất thấp chỉ bằng 25% so với bình thường, nếu lấy nhau thì tỉ lệ li hôn tăng gấp bốn lần.
Loạn luân là một trong số ít những điều cấm kị đạo đức toàn cầu, và nó cũng là điều cấm kị về tình dục đầu tiên do nhân loại quy định.

2.Con người có chức năng tránh loạn luân với những người thân thiết

Trong một nghiên cứu do nhà tâm lý học Debra LiebermanAdam Smith từ Đại Học Miami thực hiện, con người sở hữu cơ chế xã hội và tâm lý để ngăn chặn loạn luân. Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, đa số những cuộc hôn nhân giữa anh chị em hay cha mẹ - con cái đều là điều cấm kỵ trong các nền văn hóa.Trừ Nhật Bản họ có vẻ khá là chấp nhận vấn đề loạn luân mà tôi sẽ nói ở một bài viết khác
Nhà tâm lý học Jonathan Haidt cũng xác định gần như tất cả mọi người trong nghiên cứu của ông đều chối bỏ chuyện quan hệ giữa anh chị em, kể cả khi được giả định mối quan hệ ấy sẽ không dẫn đến mang thai.
Các nhà sinh học cho rằng những sinh vật sống thường có cơ chế tránh quan hệ cận huyết. Để giải quyết câu chuyện này, hãy đến với nghiên cứu "tránh loạn luân" nổi tiếng nhất ở người: hiệu ứng Westermarck. Nghiên cứu này cho rằng con người có xu hướng mất hứng thú tình dục với những người họ đã tiếp xúc suốt cả đời.
Ý tưởng của hiệu ứng này như sau: Người mẹ dành rất nhiều thời gian cho con của mình, trong đó có nguyên một khoảng thời gian dài cho bú. Vì người mẹ chắc chắn là có huyết thống, và cũng ở gần con nhất, chúng ta sẽ có "chỉ số họ hàng" tỉ lệ thuận với sự mất hứng thú tình dục.
Hiệu ứng Westermarck đã đạt được một số thực nghiệm.Những người ủng hộ chỉ ra bằng chứng từ thí nghiệm đối với hệ thống kibbutzim của isarel, từ phong tục hôn nhân Shim-pua của Trung Quốc và từ các gia đình liên quan đến sinh học.
Trong trường hợp của kibbutzim (trang trại tập thể) của Israel, trẻ em được nuôi dưỡng phần nào trong các nhóm đồng đẳng(dựa trên tuổi tác, không phải quan hệ sinh học). Một nghiên cứu về mô hình hôn nhân của những đứa trẻ này sau này trong cuộc sống tiết lộ rằng trong số gần 3.000 cuộc hôn nhân xảy ra trên toàn hệ thống kibbutz, chỉ có 14 cuộc hôn nhân giữa trẻ em từ cùng một nhóm đồng đẳng. Trong số 14 người đó, không ai được nuôi dưỡng cùng nhau trong sáu năm đầu đời. Kết quả này cho thấy hiệu ứng Westermarck hoạt động trong khoảng thời gian từ khi sinh ra đến sáu tuổi
Trong các cuộc hôn nhân Shim-pua, một cô gái sẽ được nhận nuôi trong một gia đình với tư cách là vợ tương lai của một đứa con trai, thường là một đứa trẻ sơ sinh vào thời điểm đó. Những cuộc hôn nhân này thường thất bại, như mong đợi theo giả thuyết Westermarck.
Tiến sĩ Leda Cosmides từ Đại Học California Santa Barbara cũng thực hiện một thử nghiệm trên 600 ứng viên, hỏi họ nhiều câu hỏi được cài cắm để chẳng ai biết ý định của nghiên cứu là gì. Trong đó có những câu hỏi về quan hệ với họ hàng, và tồn tại một số ứng viên chưa từng sống chung nhà với anh chị em của mình, hoặc xa cách từ 10 - 20 năm.
Từ những thí nghiệm trên ta có thể suy ra thái độ với câu chuyện loạn luân phụ thuộc vào yếu tố thời gian người anh/chị lớn tuổi hơn trông nom em, hoặc thời gian cả hai dành cho nhau trong nhà.
"Nếu như cả hai ở với nhau từ nhỏ ( không có quan hệ huyết thống), họ sẽ đối xử với nhau như anh chị em ruột. Họ sẽ tự điều chỉnh thái độ của mình với đứa trẻ, và sẽ cảm thấy ghê tởm việc quan hệ với đứa trẻ đó khi trưởng thành," - Cosmides nhận xét.
Cũng có ý kiến cho rằng các thái độ kỳ thị về loạn luân về bản chất đến từ yếu tố văn hóa và xã hội. Như giả thuyết của nhà tâm lý học Sigmund Freud, với ý kiến anh chị em ruột và con cái với cha mẹ luôn có sự hấp dẫn nhau. Nhưng yếu tố do môi trường và văn hóa xã hội khiến nó bị lấn át dần.
bài viết này được tham khảo từ wikipedia và các trang báo nước ngoài cũng như trong nước.mong mọi người thích bài viết này