Liquidity Mining & Automated market maker (AMM)
Thị trường DeFi bùng nổ trong thời gian gần đây đã mở ra những phương thức kiếm tiền cực kỳ độc đáo. Một khái niệm...
Thị trường DeFi bùng nổ trong thời gian gần đây đã mở ra những phương thức kiếm tiền cực kỳ độc đáo. Một khái niệm mới nổi lên trên thị trường DeFi trong thời gian gần đây là liquidity mining hay yield farming, một công cụ kiếm tiền thụ động cực kỳ hiệu quả.
Liquidity mining 101
Để hiểu được liquidity mining là gì, trước hết ta cần nắm được định nghĩa AMM – nền tảng hoạt động của liquidity mining.
Công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) là một giao thức trao đổi phi tập trung. Nhiệm vụ của AMM là định giá tài sản dựa trên thuật toán định giá của mạng lưới thay vì sử dụng sổ lệnh như trên các sàn giao dịch tập trung.
Có thể hiểu AMM đơn giản là một loại hợp đồng thông minh giao dịch trực tiếp với người dùng, qua đó loại bỏ hoàn toàn sự có mặt của bên thứ ba. Tuy nhiên, chính người dùng sẽ cung cấp thanh khoản cho AMM. Đổi lại, họ sẽ được thưởng một lượng token gốc của giao thức. Những người dùng này được gọi là nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider- LPs) và quá trình cung cấp thanh khoản được biết đến với cái tên liquidity mining.
Về cơ bản, ai cũng có thể cung cấp thanh khoản cho giao thức và giúp xây dựng mạng lưới. Giao thức sẽ quy định một phần thưởng nhất định cho các LPs, ví dụ như Uniswap v2 sẽ thu 0,3% phí giao dịch từ nhà đầu từ và chia trực tiếp cho LPs. Một số nền tảng khác thậm chí còn nâng mức này lên để thu hút thêm thanh khoản.
Tại sao họ lại cần thu hút thanh khoản? Bởi càng có nhiều thanh khoản trong một pool giao dịch thì độ trượt giá tài sản càng thấp. Hiện tượng này sẽ thu hút thêm nhiều LPs mới vào nền tảng và cả hai sẽ cùng hưởng lợi.
Cần lưu ý rằng mỗi AMM sẽ có một độ trượt giá (slippage) khác nhau. Trên AMM, giá trị tài sản luôn được xác định thông qua thuật toán. Nhiệm vụ của thuật toán là định giá lại token trong pool dựa trên số token còn lại. Nếu số token trong pool có biến động mạnh, độ trượt giá tài sản sẽ càng lớn.
Tương tự như AMM, hiện cũng có nhiều chương trình liquidity mining khác nhau. Ba loại chương trình liquidity mining phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại là:
1. Liquidity mining nhằm phân phối token một cách công bằng: nhiệm vụ chính của chương trình này là phân phối token gốc của giao thức cho tất cả nhà đầu tư thay vì bán token trực tiếp, qua đó đảm bảo mọi người dùng đều có quyền sở hữu token.
2. LM với mục đích phân quyền một cách có hệ thống: nhằm phân phối token cho cộng đồng và ngăn chặn hành vi tập trung hóa tài sản.
3. LM nhằm kiến tạo thị trường: chương trình liquidity mining nhằm khuyến khích hoạt động giao dịch tại một thời điểm nhất định.
Cần lưu ý là mỗi chương trình đều có ưu và nhược điểm riêng và một số giao thức có thể sở hữu tất cả các đặc điểm kể trên (ví dụ như Uniswap). Bên cạnh đó, độ hiệu quả của mỗi chương trình cũng phụ thuộc hoàn toàn vào phương hướng phát triển của giao thức.
Liquidity mining là nhân tố tối quan trọng với AMM nói riêng và thị trường DeFi nói chung vì:
1. Liquidity mining giúp phân phối token rộng rãi hơn: Các đợt phân phối coin lần đầu (ICO) trong năm 2017 đã khiến rất nhiều nhà đầu tư cá nhân khó chịu. Trong thời kỳ này, các giao thức đã bán phần lớn nguồn cung token cho các nhà đầu tư tổ chức. Đến lượt mình, các nhà đầu tư tổ chức lại bán hết số token họ đã mua được với giá cao hơn cho các nhà đầu tư cá nhân. Vì vậy, nhiệm vụ của liquidity mining là kiến tạo một sân chơi công bằng hơn, nơi nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đều có quyền sở hữu token gốc của mạng lưới như nhau.
2. Liên kết chặt chẽ hơn: người dùng nắm giữ token gốc của mạng lưới rất có thể trở thành người dùng chính thức trên giao thức.
3. Phương thức quản trị toàn diện hơn: sở hữu token gốc sẽ khuyến khích người dùng xây dựng giao thức (thông qua giao dịch). Với việc cho phép người dùng sở hữu token gốc ngay khi vừa ra mắt, liquidity mining sẽ giúp xây dựng các cộng đồng lớn mạnh cộng đồng và giúp các giao thức hoặc phát triển hoặc chuyển đổi thành các DAOs (các tổ chức tự trị phi tập trung).
4. Thử nghiệm nhanh hơn: trên thị trường DeFi, độ thanh khoản sẽ quyết tiềm năng ứng dụng của token. Nếu giá token gốc của giao thức tăng, các chương trình liquidity mining sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn tham gia vào mạng lưới. Hiện tượng này sẽ khuyến khích các dự án thử nghiệm mới trên giao thức.
Tuy nhiên, nếu mạng lưới không có tiềm năng phát triển, các dự án này sẽ nhanh chóng rút khỏi mạng lưới và tìm đến các mạng lưới khác. Mạng lưới này sẽ bị đào thải rất nhanh sau đó. Quá trình này tương tự với việc thợ đào ngưng đào bitcoin nếu giá của crypto này giảm quá sâu.
Đây là bài dịch được tổng hợp từ nhiều nguồn. Dịch giả: Heinous.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất