Liệu video game có phải một dạng nghệ thuật ? 
Chắc câu hỏi đó đôi khi cũng sẽ được bàn tán tới . Các loại hình nghệ thuật được công nhận như sách, kịch hay phim dù sao ban đầu cũng chỉ phục vụ mục đích khám phá và giải trí của loài người, Thế tại sao game lại bị một số người không bao giờ cho vào hành ngũ của những loại hình nghệ thuật nói chung
Trước tiên hãy nói qua về một câu hỏi, Nghệ thuật là gì:
“Nghệ thuật là một loạt các hoạt động của con người trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thị giác, thính giác hoặc biểu diễn ( tác phẩm nghệ thuật ), thể hiện trí tưởng tượng , ý tưởng khái niệm hoặc kỹ năng kỹ thuật của tác giả , nhằm đánh giá cao vẻ đẹp hoặc sức mạnh cảm xúc của họ.”
-Trích Wikipedia-
Đối với tôi, nghệ thuật là những sản phẩm đến từ trí tưởng tượng của con người và truyền đạt cho mọi người những ý nghĩ của những người tạo ra sản phẩm.  Đơn giản vậy thôi
Nghe xong phần khái niệm, chắc cũng nhiều người bắt đầu nghĩ rằng, liệu video game có phải là một dạng của nghệ thuật hay một loại hình nghệ thuật không ? 
  1. Video Game
Vậy, có thể xét game thành một loại hình nghệ thuật hay không. Có người sẽ bảo có, có người sẽ bảo không, đối với tôi thì:
… Tôi sẽ chia Video Game ra thành 2 loại
  • Game thuần giải trí
  •  Game ….?
Thứ nhất, hãy xét tới game thuần giải trí trước. Đúng như cái tên của nó, chỉ đơn thuần là giải trí và không mang một ý nghĩa nào cả. Ví dụ tiêu biểu là Candy Crush hay Temple Run. Tôi thật sự không bao giờ cho loại game này là một hình thức nghệ thuật thực sự mà nó đúng hơn sẽ được xét vào loại hình thức giải trí đơn thuần. Không hơn không kém.
Giờ thì chúng ta hãy nói đến loại game mà tôi không biết đặt tên là gì. Thể loại này mang đến cho chúng ta những câu chuyện, những trải nghiệm hơn cả sự giải trí đơn thuần. Mỗi người trong chúng ta dường như có thể viết lên một câu chuyện riêng của mỗi người, những trải nghiệm riêng của mỗi người hay có thể đồng cảm và hiểu được những giá trị sâu sắc được cài cắm vào trong mỗi tựa game mà chúng ta chơi. Nó giống như một quyển sách nhưng trong đó, ta không phải là người thứ 3 đọc lại câu chuyện đó nữa mà là người trực tiếp tương tác với câu chuyện trong quyển sách đó. Từ đó, không thể nói đây là một hình thức giải trí đơn thuần mà nó đã vượt xa so với cái định nghĩa đó. Để lấy ví dụ điển hình, ta có thể xét đến những game indie như 
  • Undertale: về tình bạn, về cảm xúc như nỗi buồn hay hạnh phúc trong game
  • Ori game series: Câu chuyện về tình mẫu tử, về ánh sáng của hy vọng 
(tôi thực ra cũng không biết nên phải liệt kê thế nào, nhưng tôi biết là trong mọi người đều có những game ấn tượng mà chúng ta nhớ mãi)
Nói chung, câu trả lời của bài này là: còn tùy. Tùy theo cách nghĩ của bạn về video game và bạn muốn cảm nhận cái tâm hồn của game hay không ? Còn tôi, tôi luôn coi video game là một loại hình nghệ thuật thật sự mà đáng được tôn vinh như sách, kịch hay ca nhạc trong lịch sử của loài người