Hãy cùng suy nghĩ về cách mà Apple đã làm thay đổi bộ mặt thế giới với triết lý phát triển sản phẩm và thứ văn hóa thiết kế vô cùng tinh tế mà giản đơn. Sản phẩm của ông tập trung vào trải nghiệm khách hàng, Macintosh, rồi Ipod, Iphone, Ipad ra đời đã xây dựng một chuẩn mực về thiết kế và thay đổi triết lý kinh doanh của toàn bộ ngành công nghệ. Vậy đâu là yếu tố cốt lõi từ Startup để một thứ sản phẩm huyền thoại như vậy có thể ra đời. Không thể phủ nhận, vị thế của “gã khổng lồ táo” có được ngày hôm nay là từ Steve Jobs, với sự nhạy bén thần thánh về sản phẩm với cách tiếp cận vô cùng thẩm mỹ và gây chú ý mà không hề phô trương.
Chưa hết, Apple có hàng trăm sản phẩm và cấu trúc hạ tầng vững chãi — phần cứng, phần mềm, công nghệ lõi, nhân sự, tài chính,… Tất nhiên, Steve Jobs sẽ không thể can thiệp vào toàn bộ thiết kế của tất cả các sản phẩm, và phải quản lý hơn 35,000 nhân sự. Vậy thì Steve Jobs đã thực sự làm gì để tạo ra thứ biểu tượng văn hóa thiết kế của thế kỷ 21 tại Apple?
Steve Jobs và triết lý kinh doanh tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Và hơn thế nữa, liệu các Startup có thể xây dựng một thứ văn hóa tương tự tại doanh nghiệp của mình để trở thành “the next big thing”?
3 quan điểm phát triển sản phẩm theo IDEO: Mong muốn , khả thi , và có thể tồn tại
Ý tưởng là, mọi sản phẩm đều ra đời sau cuộc đấu tranh quyết liệt giữa 3 quan điểm: Khả năng tồn tại của doanh nghiệp, tính khả thi của sản phẩm, và tính mong muốn của sản phẩm.
Riêng IDEO, họ tiếp cận sản phẩm theo “tính mong muốn” (Desirable). Họ luôn cố làm sản phẩm quyến rũ hơn trong mắt người dùng, với niềm tin rằng giá trị cốt lõi, ý tưởng công nghệ và mục tiêu kinh doanh đều đến từ đó. Mà phần lớn các khách hàng của họ thuộc Fortune 500 không nghĩ như vậy, nên mô hình này hầu như chỉ lưu hành nội bộ.
Có thể nói, 3 quan điểm này thể hiện chức năng tập trung của từng bộ phận trong doanh nghiệp:
  • Tính tồn tại (Viability) : tập trung vào kinh doanh (marketing, tài chính)
  • Tính khả thi (Feasibility): tập trung vào công nghệ (R&D, Agile,…)
  • Tính mong muốn (Desirability): tập trung vào thiết kế (khách hàng, thẩm mỹ,…)

1. Góc nhìn kinh doanh: Tính tồn tại (Viability)
Những doanh nghiệp định hướng theo cách này thường quan tâm đến:
  • Thị trường “hot”;
  • Lợi nhuận;
  • Khả năng gọi vốn;
  • Hệ thống phân phối;
  • Số liệu; tài chính;…
Ý tưởng là, bạn sẽ làm theo người tiên phong. Doanh nghiệp định hướng sẽ khai phá thị trường trước, và Startup bắt đầu từ định hướng này sẽ phát triển ra một sản phẩm phù hợp, sau đó cố gắng đưa sản phẩm vào thị trường đó. Ví dụ: “Gym đã có một sản phẩm khá “ngon” là WeFit, taxi cũng có Uber, Grab được dân Việt Nam đón nhận khá nhiều, có lẽ mình cũng nên xây một nền tảng tương tự dành cho Spa,…”
Một phần, tư duy “đám đông” cũng ảnh hưởng đến cách tiếp cận này — Thay vì chú trọng tuyệt đối vào trải nghiệm cốt lõi của khách hàng, thì câu chuyện khởi nghiệp lại biến thành những cuộc tranh luận nảy lửa xoay quanh mô hình kinh doanh. Số liệu tài chính và kích thước thị trường đã trở thành vấn đề thống trị — Mọi quỹ đầu tư mạo hiểm đều gặp lối mòn tư duy luẩn quẩn kiểu này.
Kiểu tư duy này đã chiếm lĩnh thị trường một thời gian dài, với rất nhiều triết lý kinh doanh nổi tiếng như: “Tìm hiểu sự khác biệt của người tiêu dùng”, “Chiến lược đại dương xanh”, “Lý thuyết thị trường hiệu quả”,  hay 6 Sigma.
2. Góc nhìn kỹ thuật viên: Tính khả thi (Feasible)
Trong thời đại hiện nay, khi khởi nghiệp tinh gọn lên ngôi, các Developer thường trở thành CEO của các công ty khởi nghiệp trong thời kỳ đầu phát triển. Cũng chính vì thế, từ góc độ chuyên môn, họ thường chọn MFP làm công cụ định hướng phát triển sản phẩm của mình.
Với các sản phẩm định hướng công nghệ, Startup thường tập trung vào các yếu tố:
  • Ngôn ngữ lập trình và dev stack.
  • Thư viện và công nghệ tối tân.
  • Quy trình hoàn thiện (agile hoặc waterfall,…)
Vơi những người chọn công cụ MFP, họ thường tự đạt những câu hỏi kiểu: “Làm sao để xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng Bittorent?”
Tôi cùng thường áp dụng agile vào quy trình phát triển, vì đó là 1 trong những nguyên liệu quan trọng nhất để xây dựng sản phẩm. Agile không phù hợp với phần lớn các team, sản phẩm, cũng như tình huống. Nhưng nó vẫn được coi là chiếc búa vạn năng cho mọi sản phẩm, điều đó có đúng không?
Thứ “tín ngưỡng” trong quan điểm này là sự tôn thờ vô cớ cho Agile, scrum, open source,… Khung ly thuyết sẽ gồm “Khởi nghiệp tinh gọn”, kết hợp với “Định hướng doanh nghiệp và kỹ thuật”, cùng với “Phát triển thị trường” và Agile.
Steve Jobs quyết định tập trung vào mong muốn của khách hàng
3. Góc nhìn nhà thiết kế: Tính mong muốn (Desirable)
Có thể hiểu định hướng này là tạo ra các sản phẩm mà khách hàng muốn sở hữu. Vì vậy, Startup từ định hướng này thường tập trung vào: Bối cảnh, văn hóa, mục tiêu, trải nghiệm của khách hàng, tính thẩm mỹ và tính tương tác của sản phẩm,…
Tính năng đầu tiên họ muốn phát triển sẽ theo kiểu “Người ốm tới bệnh viện và có trải nghiệm tồi tệ — Chúng ta sẽ cải thiện việc đó thế nào” Công cụ sử dụng trong giai đoạn đầu tiên thường là nghiên cứu người dùng, phát triển tính năng và mục tiêu người dùng, và thật nhanh chóng đưa ra nguyên mẫu để thử nghiệm nhiều concept sản phẩm khác nhau.
Kiểu tiếp cận này được phát triển vào thời hoàng kim của Apple dưới thời đại trị vì của Steve Jobs, với phong cách thiết kế thẩm mỹ và tiêu chuẩn.
Mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật thường lấn át tính mong muốn của một sản phẩm:
Đọc đến đây, chắc bạn cùng hình dung ra “tín ngưỡng” của mình rồi. Thực tế, sự ưu tiên của bạn trong 1 trong 3 cách tiếp cận trên sẽ cho biết kiểu trải nghiệm sản phẩm nào bạn có thể xây dựng.
Từ khía cạnh tạo ra một sản phẩm quyến rũ, được mong muốn cao, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều rào cản đến từ khía cạnh kinh doanh và kỹ thuật:
“Chi tiền vào việc thiết kế 1 sản phẩm cho thật bắt mắt là quá lãng phí”
“Tập trung vào thiết kế sản phẩm thật đẹp sẽ làm chậm quy trình”
“Bạn có thể thiết kế lại sản phẩm này để chúng tôi có thể chạy nước rút trong 1 tuần là xong không?”
“Sản phẩm này quá nhàm chán để gây ấn tượng”
“Tai sao có quá nhiều nguyên mẫu bị bỏ đi, điều này làm chậm quy trình và thật lãng phí.”
“Khách hàng mục tiêu này rất tuyệt, nhưng chúng tôi muốn có 1 sản phẩm mạnh mẽ và phục vụ được nhiều đối tượng hơn”
“Nếu bạn thêm yếu tố X vào sản phẩm này, chúng tôi có thể đưa nó vào thị trường Y”
Và nhiều câu hỏi tuyệt vời khác nữa, và để tìm ra câu trả lời đúng bạn phải tìm ra điểm cân bằng cho cả 2 cách tiếp cận. Nhưng điều gì hơn cả giá trị trải nghiệm cốt lõi từ sản phẩm.
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng, đó là cách Steve Jobs trở thành huyền thoại!
Ông là một trong những CEO hiếm hoi tập trung vào tính mong muốn của sản phẩm. Với tầm nhìn vượt thời đại, ông có những cảm nhận tinh tế về khách hàng mà ít nhà khởi nghiệp Silicon có thể làm được. Có thể hình dung được, đối với Jobs, trong cuộc chiến giữa mục tiêu kinh doanh và công nghệ, tính mong muốn hầu như luôn chiến thắng.
  • Ông luôn bày tỏ rõ ràng quan điểm về chủ nghĩa hoàn hảo trong các sản phẩm của mình.
  • Ông tuyển dụng đội ngũ thiết kế hàng đầu, và bảo vệ họ khỏi các mục tiêu cạnh tranh.
  • Ông sẵn sàng chi tiền, điều chỉnh quy trình công nghệ chỉ để đưa ra 1 sản phẩm có tính mong muốn cao.
  • Ông thuyết phục các nhà phân tích tài chính, các chuyên gia ngành công nghiệp,… Rằng thiết kế sản phẩm là vô cùng quan trọng.
Và quan điểm của ông đã được chứng minh, khi mọi sản phẩm của Apple đều nằm trong wishlist — của hầu như tất cả tín đồ công nghệ trên thế giới.
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu  biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng  và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình.
Thực tế: Mọi Startup đều có thể làm như Jobs!
Có thể không giỏi như ông, nhưng hãy thử đặt “tính mong muốn của sản phẩm” lên ưu tiên.
Tạm thời bỏ qua áp lực thu nhập hàng quý, những việc đối thủ đang làm, mong muốn của nhân viên… Hãy ưu tiên thiết kế và trải nghiệm khách hàng, vượt lên trên những toan tính kinh doanh và yếu tố công nghệ lõi. Tiếp cận hướng tư duy như Jobs, phát triển văn hóa doanh nghiệp, và bắt tay vào việc xây dựng một trải nghiệm khách hàng thật độc đáo.
Nghĩ khác — làm khác!
Có thể đó là con đường dẫn đến thành công của bạn.
Đăng kí tìm hiểu chương trình TFI — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j
Link event: https://www.facebook.com/events/302504193496771/?fref=ts