Liệu freelance có giết chết con đường sự nghiệp của lập trình viên
Full-time job chỉ là một trong những cách phổ biến mà anh em lập trình theo đuổi con đường sự nghiệp của bản thân. Nhưng nếu bạn muốn...
Full-time job chỉ là một trong những cách phổ biến mà anh em lập trình theo đuổi con đường sự nghiệp của bản thân. Nhưng nếu bạn muốn tăng thu nhập từ cái nghiệp được cho là vua của mọi nghề này thì bạn phải hướng bản thân với những job thứ hai thứ ba gì đó.
Để làm được điều đó thì bạn không thể chia ép bản thân một ngày 16 tiếng làm việc mãi được, mà hãy tìm công việc ít phụ thuộc vào thời gian nhất có thể. Vì cho dù bạn không ăn không ngủ thì cũng chỉ tối đa được 3 jobs full-time 8 tiếng mà thôi.
Và để tăng số lượng đầu jobs lên thì bạn không còn cách nào khác là phải chuyển đổi từ làm việc qua thời gian qua quản lý đầu việc (tasks) khi này thì bạn mới có thể tối ưu hết mức và tăng lượng thu nhập thông qua các jobs bạn nhận được. Và freelance hay remote jobs sẽ là những lựa chọn của bạn nảy ra trong đầu lúc này. Nhưng liệu freelancer có phá vỡ và làm rào cản cho con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn.
Bài viết này sẽ là ý kiến của bản thân mình trên con đường hướng tới chuyển dần từ full-time sang remote và freelance.
Freelance sẽ giết chết con đường sự nghiệp của bạn?
Mình nghĩ là không. Khi nhận một job chính dù là remote đi chăng nữa thì bạn vẫn cần chú ý đến sự thăng tiến trong công việc đó. Và khi bạn chia thời gian cho công việc thứ 2, thứ 3 thì có lẽ bạn nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng đến công việc chính và con đường thăng tiếng trong công việc đó. Điều này có thể đúng với một số công ty nhà nước hay công ty gia đình nhưng với bản thân mình thì thấy chỉ khi bạn làm tính giờ, chấm công, sếp quản lý theo thời gian thì mới gặp khó khăn. Bản chất thời gian làm việc không phải là một khía cạnh hay một tiêu chí trong con đường sự nghiệp của bạn, nó hoàn toàn độc lập vì công việc lập trình nói riêng thì đơn giản nó là tìm giải pháp, tiếp cận và xử lý vấn đề trong một dự án. Bạn vẫn có thể tham gia nhiều dự án, nhiều công ty cùng một lúc miễn sao bạn xử lý ổn thỏa vấn đề của các bên.
Tuy nhiên khi phỏng vấn apply vào một công ty nào đó, nếu công ty đó khắt khe và cho rằng bạn sẽ không tập trung cho công việc của họ thì họ sẽ cho bạn một điểm trừ to tướng khi biết bạn còn làm song song những jobs remote và freelance khác. Khi này một là bạn giấu ẻm đi và nói chỉ làm 1 jobs này thôi, hai là bạn trao đổi thẳng thắng với công ty bạn apply là bạn cần tăng thu nhập và yêu cầu họ quản lý theo đầu việc để bạn có thể sắp xếp thời gian tốt hơn thay vì 8 tiếng. Mình thì thiên về phương án 2 hơn, rõ ràng ngay từ đầu có thể bạn sẽ mất điểm nhưng bạn sẽ chuyên nghiệp hơn là giấu giấu diếm diếm.
Mình biết các công ty outsource gần đây có những cơ chế extra jobs hay chuyển đổi remote jobs hoàn toàn để anh em lập trình có thể cân bằng công việc và có thể tăng thêm thu nhập của mình khi nhận thêm nhiều dự án cùng một lúc.
Bạn là một lập trình viên, bạn vẫn đang nằm trong khối ngành công nghiệp
Với ngành này bạn cũng có thể coi nó thuộc khối sản xuất ra những sản phẩm công nghệ, nhưng bạn cũng có thể coi nó thuộc khối ngành dịch vụ hỗ trợ giải pháp cho người dùng. Một anh công nhân dù là công nghệ cao thì sẽ luôn hướng tới sự thăng tiến trong công xưởng nên rất khó để bạn có thể bứt phá ra được vùng an toàn để có thể chuyển đổi sang freelancer. Mình cũng vậy, cũng có những lo lắng cơm áo gạo tiền và tâm lý ổn định khiến bản thân không dám nhảy ngang. Nên mình cũng đang trong quá trình chuẩn bị và dần bước một chân lên thuyền mà thôi.
Nếu bạn hiểu lập trình nó là một ngành công nghiệp thì bạn sẽ phải chuyển đổi từ một anh công nhân làm việc theo thời gian sang làm việc theo sản lượng sản phẩm. Khi này thì bạn sẽ có thể tối ưu, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít.
Vấn đề ở đây chính là khả năng cam kết (commitment) của bạn, bạn không thể nhận một tá dự án để rồi không cái nào đảm bảo hoàn thành được nó thì có lẽ bạn nên quay về theo hình thức ngày làm 8 tiếng, không làm xong hôm nay thì mai làm tiếp, công ty vẫn chịu trách nhiệm trả lương cho bạn bình thường. Khi này liệu thử hỏi ai dám thuê bạn nữa, ai dám giao dự án cho bạn nữa, và bạn sẽ chính là người đào thải bản thân mình trước tiên.
Nghề tay trái là phá những gì tay phải làm ra không?
Mình quan sát và đánh giá thấy thì 80% các ông lập trình viên đều có những job phụ bên ngoài, có thể đây không phải là nguồn thu nhập chính của họ nhưng mà nó có thể nó sẽ giúp họ giảm tải áp lực về cái nghèo của ngành có tiếng mà không có miếng chăng.
Đôi khi, đi trong công ty lướt qua đâu đó vài ba cái chart cổ, coin hay dăm ba cái sổ đỏ và nhà cho thuê mà bản thân mình thấy tủi. Thôi thì chịu khó cày cuốc, build up một vài dự án cá nhân song song và đánh cược thời gian ngoài giờ với nó cũng là một điều gì đó không đến nỗi tệ. Dù làm gì đi nữa, tay trái hay tay phải thì cũng nên chững lại một nhịp để đánh giá phân tích cũng như suy nghĩ thật kỹ trước khi đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc. Rồi lâu lâu anh em ngồi lại chém gió về nghề tay trái ai to hơn, săn hơn, chắc hơn thì cũng là những câu chuyện bên lề hay ho đáng ghi nhận mà.
Trên đây là vài dòng tâm sự cũng như ý kiến cá nhân khi tham gia một vài jobs freelance thời gian đầu sự nghiệp, có thể nó sẽ cho bạn một vài ý tưởng nào đó để có thể phát triển hơn và tăng thu nhập cho bản thân trong chặng đường sắp tới.
Và hi vọng bài viết này mà lướt qua một hai vị sếp nào đó mà có tính sân si thì cũng đừng đì mình trong im lặng, có chăng đuổi thì đuổi luôn nhé nếu mình làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. =)))
Thân ái!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất