Sao Hỏa (hay Hỏa tinh) là hành tinh thứ tư trong Hệ Mặt Trời. Do bị bao phủ bởi sắt oxit nên bề mặt hành tinh này có màu đỏ, hành tinh này còn được gọi là "hành tinh đỏ".
Đã có nhiều lời đồn đoán và thuyết âm mưu cho rằng, đã từng tồn tại một nền văn minh trên sao Hỏa, và những lời đồn đoán không hẳn là vô căn cứ. Giờ chúng ta sẽ điểm qua một số....
Sao Hỏa. Ảnh: Google
Sao Hỏa. Ảnh: Google
1. Nước - điều kiện tiên quyết cho sự sống
- Năm 1965, tàu Marine 4 lần đầu tiên bay ngang qua sao Hỏa và gửi về những phân tích và dữ liệu. -Nước lỏng không thể tồn tại trên bề mặt sao Hỏa do áp suất khí quyển của nó hiện nay rất thấp. Tuy nhiên, hai mũ băng ở các cực dường như chứa một lượng lớn nước. Thể tích của nước băng ở mũ băng cực nam nếu bị tan chảy có thể đủ bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh đỏ với độ dày 11 mét.
Mũ băng ở 2 cực của sao Hỏa. Ảnh: Goole
Mũ băng ở 2 cực của sao Hỏa. Ảnh: Goole
- Năm 2005, dữ liệu từ tín hiệu radar cho thấy sự có mặt của một lượng lớn nước đóng băng ở hai cực. Robot tự hành Spirit trên Sao Hỏa đã lấy được mẫu các hợp chất hóa học chứa phân tử nước vào tháng 3 năm 2007. Tàu đổ bộ Phoenix đã trực tiếp lấy được mẫu nước đóng băng trong lớp đất nông trên bề mặt vào ngày 31 tháng 7 năm 2008.
2. Di tích "mặt người", Cydonia (vùng của sao Hỏa)
- Cydonia là một tên gọi khu vực trên sao Hỏa. Không có gì đáng nói nếu không xuất hiện ở đây một khuôn mặt giống với khuôn mặt con người.
"Khuôn mặt trên sao Hỏa". Ảnh: Google
"Khuôn mặt trên sao Hỏa". Ảnh: Google
- Một trong những hình ảnh chụp bởi tàu thăm dò Viking 1 vào 25 tháng 6 năm 1976, một trong những đỉnh núi ở Cydonian, xuất hiện "Khuôn mặt trên Sao Hỏa". Khi nhận được tấm ảnh đầu tiên, vị trưởng khoa học Viking tên là Gerry Soffen đã cho rằng "khuôn mặt" trong ảnh 35A72 như là một "trò lừa bịp" của ánh sáng và bóng tối". Tuy nhiên, một tấm ảnh thứ hai, 70A13, được chụp sau đó lúc góc ánh sáng mặt trời khác so với 35A72 cũng cho thấy "Khuôn mặt". Khám phá thứ hai này được thực hiện độc lập bởi hai kỹ sư máy tính tại Trung tâm không gian Goddarn của NASA là Vincent DiPietro và Gregory Molenaar, họ là người khám phá ra hai tấm ảnh, 35A72 và 70A13 của Viking, trong khi tìm kiếm thông qua các tài liệu lưu trữ của NASA.
- Dư luận cho rằng đây là di tích của một nền văn minh đã từng tồn tại trên sao Hỏa. Còn NASA thì vẫn một mực cho rằng đây chỉ là "trò lừa bịp" của ánh sáng và bóng tối. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
3. Kim tự tháp trên sao Hỏa
- Từ kho tư liệu hình ảnh do vệ tinh của NASA chụp lại. Một số hình ảnh dưới đây làm cho ta liên tưởng đến kim tự tháp. Nhiều ý kiến cho rằng đó là một phần nhỏ của đỉnh kim tự tháp nhú lên khỏi mặt đất, phần còn lại thì cho rằng đó đơn giản chỉ là một khối đó trông giống kim tự tháp.
Hình ảnh được cho là đỉnh của một kim tự tháp trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Hình ảnh được cho là đỉnh của một kim tự tháp trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Hình ảnh phóng to. Ảnh: NASA
Hình ảnh phóng to. Ảnh: NASA
- Điều thú vị ở đây là, nhìn từ trên cao, các "kim tự tháp" trên sao Hỏa có trình tự sắp xếp tương đồng với quần thể kim tự tháp Giza ở Ai Cập (hình dưới), và 2 quần thể này một cách nào đó tại tương đồng với vị trí của chòm sao Orion!!! Bạn cứ tra google để đối chiếu nếu thấy khó tin.
Các "Kim tự tháp" nằm ở góc trái phía dưới. Ảnh: NASA
Các "Kim tự tháp" nằm ở góc trái phía dưới. Ảnh: NASA
Chòm sao Orion. Ảnh: Google
Chòm sao Orion. Ảnh: Google
Quần thể kim tự tháp Giza. Ảnh: Google
Quần thể kim tự tháp Giza. Ảnh: Google
- Toàn thể di tích "khuôn mặt trên sao Hỏa" và các "kim tự tháp" trên sao Hỏa được cho là tàn tích của một nền văn minh cực kì phát triển. Nhưng đâu là lý do cho sự suy tàn của nền văn minh??? Một trong những câu trả lời được nhiều người quan tâm là....
4. Đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trên sao Hỏa
- Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ ISRO đã công bố một bức ảnh chụp từ vệ tinh của họ. Một phần của hẻm vực khổng lồ Valles Marineris của sao Hỏa đã được chụp lại với một đám mây hình nấm khổng lồ, đám mây dường như là kết quả của một vụ nổ lớn.
Năm 2014, tiến sĩ John Brandenburg thuộc hiêp hội Vật lý Mỹ cho rằng cư dân sao Hỏa cổ đại, đã bị tiêu diệt bởi chiến tranh hạt nhân. Năm 2011, nhà khoa học này lần đầu tiên công nhận màu đỏ của sao Hỏa là kết quả của một vụ nổ nhiệt hạch tự nhiên. Ông phát biểu trước tờ Fox News : “Bề mặt sao Hỏa được bao phủ bởi một lớp mỏng các chất phóng xạ, gồm Urani, Thori, và Kali phóng xạ-phóng ra từ một điểm nóng trên sao Hỏa. Có thể một vụ nổ hạt nhân đã làm các mảnh vụn phát tán khắp hành tinh”.
Đám mây trên sao Hỏa, 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, nhưng một bên xuất hiện đám mây, bên kia thì không. Ảnh: Google
Đám mây trên sao Hỏa, 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, nhưng một bên xuất hiện đám mây, bên kia thì không. Ảnh: Google
- Còn NASA cũng như nhiều nhà khoa học thì cho rằng, các chất phóng xạ đó có thể tự tồn tại ngoài tự nhiên nên việc xuất hiện nồng độ các chất phóng xạ như vậy trên bề mặt sao Hỏa là điều hết sức tự nhiên và không có gì bất thường. Còn đám mây phóng xạ chụp được ở hẻm vực Valles Marineris dường như là do ảo ảnh quang học. Đó cũng là một trong vô vàn cách lý giải của NASA cho các hiện tượng được cho là kỳ bí.
Nồng độ phóng xạ cao ở nhiều nơi trên sao Hỏa. Ảnh: Google
Nồng độ phóng xạ cao ở nhiều nơi trên sao Hỏa. Ảnh: Google
- Tóm lại, không ai biết chính xác những gì đã và đang xảy ra trên sao Hỏa. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện đại. Mong rằng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho mọi việc.
- Cảm ơn các bạn đã đọc những chia sẻ. Mong sẽ nhận được những góp ý từ mọi người.