Liệu Trump có (tiếp tục) viết lên lịch sử?
Hôm thứ hai vừa rồi, Cục Nghiên Cứu Tài chính Quốc gia Hoa Kì (NBER) - đơn vị nghiên cứu tài chính của chính phủ Hoa...
Hôm thứ hai vừa rồi, Cục Nghiên Cứu Tài chính Quốc gia Hoa Kì (NBER) - đơn vị nghiên cứu tài chính của chính phủ Hoa Kì - đã xác nhận điều mà nhiều người đã nhận định từ nhiều tháng qua: Nền kinh tế của quốc gia này đã đang trên đà suy thoái kể từ Tháng Hai vừa rồi. Nền kinh tế đã lựa thời điểm chẳng thể nào tệ hơn để suy thoái - thời điểm chỉ cách cuộc chạy đua tái đắc cử của Trump vỏn vẹn 5 tháng.
Từ trước đến nay, người dân Mỹ sẽ luôn quay lưng lại với bất kì đời tổng thống để xảy ra suy thoái cùng lúc với đợt chạy đua tái đắc cử. Điều này được rút ra từ số liệu chu kì kinh tế (thời điểm bắt đầu và kết thúc của các đợt suy thoái) kể từ những năm 1850 (thời Franklin Pierce, tổng thống Hoa Kì thứ 14) của NBER.
Theo đó, số liệu phân tích trong suốt 170 năm của Cục nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có một số rất ít đời tổng thống chạy đua tái đắc cử trong thời kì nền kinh tế suy thoái. Điều này đồng nghĩa với việc Trump đang xui-tận-mạng trong nhiệm kì tổng thống của mình.
Lần đầu tiên nước Mỹ chứng kiến hiện tượng tương tự là quý 3 năm 1860. Việc tổng thống James Buchanan quyết định không chạy đua tái đắc cử cùng với phong trào giải phóng nô lệ đang lên đã chia Đảng Dân chủ thành phe Dân chủ phía Nam và Dân chủ phía Bắc (mỗi phe đều đưa ra một ứng cử viên tranh cử riêng). Để rồi cuối cùng, đại diện đảng Cộng hòa Abraham Lincoln ứng cử.
Phải đến tận 60 năm sau, tới tháng 1 năm 1920, một sự kiện tương tự mới tiếp tục xảy đến. Những người đứng đầu cánh tả đã từ chối tham vọng của vị tổng thống Đảng Dân chủ, Woodrow Wilson, trong việc chạy đua tái đắc cử lần ba chỉ để đề cử James M. Cox, một ứng cử viên vô danh (dark horse) bị đè bẹp ngay sau đó bởi đại diện Đảng Cộng hòa - Warren Harding.
Lần tiếp theo nền kinh tế suy thoái ngay giữa dòng chảy chính trị là cuối năm 1948. Tuy nhiên lần này mọi sự có khác đi chút ít: nền kinh tế Hoa Kì bắt đầu suy sụp từ đầu tháng 11 năm 1948, còn cuộc tuyển cử bắt đầu từ ngày 2 tháng 11. Liệu nền kinh tế suy thoái ngay giữa thời Tổng thống đương nhiệm Harry Truman có giúp Thomas Dewey (ứng cử viên Đảng Cộng hòa) lật đổ ông? Lần này mọi thứ có vẻ khó đoán hơn. Và người dân hoa Kì đã được chứng kiến một cuộc chay đua bầu cử suýt-soát-nhất trong lịch sử bầu cử nước này.
Tương tự, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 1960 đã phần nào chịu ảnh hưởng từ một nền kinh tế sẵn-đã-suy-thoái từ tháng Tư. Sau khi Eisenhower (vị Tổng thống Hoa Kì thứ 34) đạt giới-hạn-tái-đắc-cử (2 lần liên tục), Phó Tổng thống đương nhiệm Richard Nixon đã thua sát nút trước ứng cử viên đảng Dân chủ John F. Kenedy, khiến ông (Nixon, sau khi đắc cử năm 1969) trở nên ám ảnh với việc phải-làm-mọi-cách-có-thể để duy trì vai trò ổn định nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang.
Gần nhất với cuộc chạy đua năm nay là cơn suy thoái năm 1980. Ngày 3 tháng Sáu, trong phiên họp của Ủy ban Điều phối Chu ky Kinh doanh trực thuộc Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER’s Business Cycle Dating Committee) tại Cambridge, Massachusetts, ủy ban đã thông cáo “các hoạt động kinh tế ĐÃ chạm đỉnh vào tháng Một vừa qua” – đồng nghĩa với việc nền kinh tế hàng đầu thế giới đang bước vào một thời kì suy thoái mới. Và đó hẳn đã là một tin không-thể-xấu-hơn cho Jimmy Carter, vị tổng thống đảng Dân chủ, vì chỉ vỏn vẹn 5 tháng sau, ông đã thua cay đắng trước ứng cử viên đảng đối lập Ronald Reagan, và thất bại trong nỗ lực chạy đua tái đắc cử.
Tuy nhiên, xét đến số đối tượng nghiên cứu (rất ít) và các nhân tố đằng sau mỗi phiếu bầu, tiên liệu về sự sụp đổ của Trump vẫn đang gây nên nhiều tranh cãi. Dù vậy ta vẫn phải nhìn nhận một cách khách quan rằng một nền kinh tế đi xuống (ngay trong thời kì tranh cử) sẽ là một cản trở cực lớn trong quá trình vận động tranh cử của bất kì vị tổng thống nào. Ngay cả những đợt suy thoái diễn ra trước thềm mỗi cuộc tranh cử (điển hình như cuối tháng 12-2007 và quá trình bầu cử diễn ra sau đó 1 năm) cũng có ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh chính trị.
Là người hiểu quá rõ mối tương quan kinh tế-chính trị này, Trump đang làm mọi thứ có thể để đưa nền kinh tế Hoa Kì đi lên. Mọi nỗ lực của ông tưởng đã chừng như đi vào ngõ cụt trước khi số liệu việc làm tăng trở lại hôm thứ Sáu vừa rồi (cho thấy nền kinh tế nước này đang hồi phục) dội gáo nước lạnh lên những dự liệu về một nền kinh tế tiếp tục đi xuống của nhiều nhà kinh tế học. Đà tăng trưởng bất ngờ trong thị trường lao động cho thấy khả năng nền kinh tế sẽ hồi phục đủ nhanh (cho đến tháng 11) để Trump có thể tự tin vào cơ hội tái đắc cử của bản thân (và đi ngược lại dòng chảy lịch sử).
Điều này không phải bất khả thi vì chính Jimmy Carter đã vượt qua tình thế tương tự vào 40 năm trước.
Phiên họp của Ủy ban mới đây đã chỉ ra đà sụt giảm của nền kinh tế nước này từ tháng Một. Nhưng họ cũng đưa ra một nhận định đáng lưu ý: “Chúng ta sẽ chặn đứng đà suy thoái nếu có những chính sách quyết liệt giúp đưa nền kinh tế hồi phục trở lại”.
Điều đó đã không xảy ra trong thời của Carter, nhưng nếu là Trump, thì vẫn có thể.
Đây là một bài viết dịch lại từ tác giả Joshua Green. Bài dịch còn nhiều thiếu sót. Cảm ơn các bạn vì đã đọc.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất