Các nghiên cứu về vấn đề đạo văn hiện tại Việt Nam có xu hướng nói lên các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cụ thể là vấn đề về liêm chính học thuật (academic integrity). Giáo sư Donald L. McCabe khởi xướng thuật ngữ này vào năm 2001 đến nay, tuy vậy trước đó đã có không ít các nghiên cứu, bài viết nói lên vấn đề này. Bài viết có thể đầu tiên, dù không trực tiếp nói đến vấn đề đạo văn hoặc đạo đức trong nghiên cứu mà để đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia các nghiên cứu y sinh học, bộ luật Nuremberg chứa 10 điều luật phát hành vào năm 1947 bởi Đức Quốc Xã xây dựng nền móng cho Tuyên bố Helsinki năm 1964. Cụ thể, Tuyên bố Helsinki tập trung nói về vấn đề đạo đức nghiên cứu trong nghiên cứu y dược và thử nghiệm trong đối tượng là con người, tuy nhiên điểm quan trọng của bộ luật này là những điều lệ được triển khai thuộc vùng chủ đề “Research Ethics”, dịch là đạo đức trong quá trình nghiên cứu. Nhấn mạnh rằng “hạnh phúc của đối tượng nghiên cứu cần phải đặt lên hàng đầu, ưu tiên hơn tất cả các quyền lợi khác” (European Commission, 2013).

     1. Liêm chính học thuật?

    Các điều luật, điều khoản về một khung đạo đức chung khi nói đến đạo đức nghiên cứu có thể nói đến những nội dung được công bố qua Hội nghị Ovidedo. Hội nghị này đã đặt những vấn đề đạo đức nghiên cứu và quyền con người, đặt ra những nguyên tắc cơ bản chung, bổ sung cụ thể đối với từng loại hình nghiên cứu. Bao gồm: ưu tiên hàng đầu là sự quan tâm nghiên cứu, lợi ích của con người, sự đồng ý tham gia và tính bảo mật (European Commission, 2013). Nhiều tổ chức quốc tế, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan chính phủ và các trường đại học ở các nước có nền khoa học phát triển đã xây dựng và thực hiện các chính sách, bộ quy tắc ứng xử, biên bản ghi nhớ liên quan đến đạo đức nghiên cứu khác như: Các hội nghị quốc tế bàn về đạo đức nghiên cứu như: Tuyên bố của Unsesco về đạo đức sinh học và nhân quyền; Hướng dẫn về đạo đức cho ngành nghiên cứu y sinh học có liên quan đến quyền con người của Tổ chức khoa học về y học (European Commission, 2013). Trong khuôn khổ của châu Âu, đạo đức nghiên cứu được tạo nên từ những nền tảng cam kết cụ thể về nhân quyền. Để áp dụng và thực thi nghiêm vấn đề này, Ủy ban châu Âu đã thực hiện luật quyền con người (The European Charter of fundamental rights). Các chuyên gia và tổ chức nghiên cứu khoa học thường xuyên xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử đạo đức nghiên cứu có thể nhắc đến Hiệp hội Xã hội học quốc tế với Quy tắc ứng xử đạo đức (Code of ethics) hoặc bộ Quy tắc ứng xử đạo đức và thực hành của Tổ chức Tâm lý xã hội Anh (The code of ethics and conduct) gần đây nhất là Tuyên bố Singapore về đạo đức nghiên cứu (European Commission, 2013).
     Một số nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu độc lập khác, Nancy Walton định nghĩa đạo đức nghiên cứu là vấn đề đặc biệt quan trọng trong các vấn đề thuộc về đạo đức. Theo cô đạo đức nghiên cứu có ba nội dung chính: bảo vệ người tham gia nghiên cứu; đảm bảo nghiên cứu thu hút được sự quan tâm thực sự của cá nhân, nhóm hay xã hội; kiểm tra tính đúng đắn của nghiên cứu, quản lý rủi ro, bảo vệ bí mật và nhận được sự đồng ý tham gia nghiên cứu (Nancy Walton, 2010)
     Nguyên tắc đầu tiên trong đạo đức nghiên cứu mà cô đề cập đến là sự trung thực (honesty). Đây là điều cơ bản nhất trong các nguyên tắc của đạo đức khoa học. Sự trung thực ở đây thể hiện ở tất cả các bước của một công trình nghiên cứu. Cụ thể là trung thực trong báo cáo dữ liệu thu thập được, quá trình thực hiện, kết quả nghiên cứu, phương pháp đã sử dụng, và công bố kết quả nghiên cứu. Nguyên tắc này quy định các nhà khoa học không được chế tạo, làm sai lệch, xuyên tạc dữ liệu, không lừa dối đồng nghiệp, nhà tài trợ nghiên cứu hoặc cộng đồng (Nancy Walton, 2010). Một trong các nội dung quan trọng khác mà tác giả Nancy Walton đề cập đến là Tính chính trực, đàng hoàng (integrity), và sự tôn trọng sở hữu trí tuệ (respect for intellectual property), đặc biệt là cấm kỵ các hành vi “đạo văn”.
    Tại Việt Nam, mặc dù đạo văn là một trong những vấn đề được sự quan tâm chú ý đặc biệt. Tuy nhiên vấn đề này, cụ thể là về các trường hợp đạo văn cụ thể được đưa tin trên các nguồn báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ… Các bài viết từ nguồn báo mô tả sự phổ biến của đạo văn trong môi trường đại học. Đạo văn là một vấn nạn trong môi trường học thuật Việt Nam. Đến nay, theo nhóm tác giả Trần Cao Đệ, vấn đề đạo văn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh những chế tài nghiêm ngặt được áp dụng, các trường đại học Việt Nam cần có công cụ để ngăn chặn tình trạng đạo văn. Các công cụ có thể giúp cả giảng viên và sinh viên phát hiện và ngăn ngừa đạo văn, giúp giảm đạo văn trong môi trường học thuật Việt Nam (Trần Cao Đệ, cs. 2014). Như nhóm tác giả đã nêu lên trong công trình của họ: “Ở Việt Nam, đạo văn học đã thực sự được quan tâm trong xã hội. Có rất nhiều cuộc thảo luận, hội thảo, hội nghị tập trung vào đạo văn trong học đường. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về đạo văn trong học thuật được xuất bản gần đây.”
     Hội thảo “Đạo đức nghiên cứu trong khoa học xã hội Việt Nam: Những cách tiếp cận và khả năng triển khai” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(KHXH&NV) Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học vào ngày 21 tháng 12 năm 2018 (thứ Sáu). Bàn luận về các vùng chủ đề chính[2] như: Cơ sở khoa học và thực tiễn áp dụng đạo đức nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay; Các khía cạnh đạo đức trong các mô hình nghiên cứu khoa học xã hội; Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu với các nhóm đối tượng đặc thù trong khoa học xã hội; Các khía cạnh đạo đức trong chia sẻ, xuất bản kết quả nghiên cứu khoa học xã hội; Kinh nghiệm và khả năng áp dụng-triển khai đạo đức nghiên cứu tại các lĩnh vực chuyên môn của khoa học xã hội Việt Nam; Quản lý/giám sát đạo đức nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam hiện nay: cơ hội, rào cản và khả năng thực hiện; …
     Phạm Thị Ly (2015) đã kết luận trong bài viết của mình đăng tải trên  “không ai nghi ngờ về lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học nhưng những lợi ích này chỉ đạt được trong một môi trường học thuật lành mạnh bảo đảm cho quá trình tìm kiếm tri thức được thực hiện với mức độ khả tín cao nhất và phản ánh các giá trị nền tảng của xã hội mà mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học đều có nghĩa vụ giữ gìn và bồi đắp”. Theo như thực trạng đạo văn của nước ta, có thể thấy theo bản đồ đạo văn qua dữ liệu lưu trữ của arXiv, Việt Nam nằm ở mức 15% các tác giả bị gắn mác. các hành vi vi phạm đạo đức khoa học xuất hiện dần càng phổ biến. Vì vậy theo tác giả Phạm Thị Ly nhận định rằng đưa ra các “quy tắc ứng xử trong hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên thông lệ quốc tế mà các nước có truyền thống và đạt nhiều thành tựu về khoa học đã thực hiện là cần thiết trước khi quá muộn” (Phạm Thị Ly, 2015)
     Có thể nhận thấy rằng, xu hướng chung từ các tài liệu mà bài viết này tổng hợp được rằng việc tạo ra các nền tảng đạo đức, lý luận chung về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được quan tâm trong cộng đồng quốc tế. Các bài viết trên trên thế giới, bàn về đạo đức trong nghiên cứu khoa học như một vấn đề về quyền con người, quyền tác giả và sự sở hữu của bản quyền trí tuệ. Đồng thời ở các bài viết liên quan đến vấn đề liêm chính trong học thuật, nghiên cứu khoa học như một sự tôn trọng đối với các công trình nghiên cứu tiền đề và sự công nhận thành tích kết quả đó. Tuy vậy, tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề đạo đức nghiên cứu, liêm chính trong học thuật giới hạn bởi vùng chủ đề là đạo đức của con người nói chung. Nhận thấy từ các công trình mà đề tài tổng hợp được tại Việt Nam, vấn đề đạo đức nghiên cứu, dù không phải là chủ đề mới nhưng có ít công trình nghiên cứu trực tiếp về các vùng đề tài này. Kể cả trong bộ luật của Việt Nam không có các luật lệ quy định về đạo đức trong nghiên cứu, chỉ trong một số quy định về đào tạo của một số trường đại học tại Việt Nam có một số điều khoản nhỏ nhắc đến tính chính trực trong nghiên cứu khoa học khác (tính tới thời điểm viết bài viết này). Điển hình như: Bộ quy tắc ứng xử về đạo đức nghiên cứu của Hội nhân học Mỹ; Tuyên bố cấp cao về đạo đức nghiên cứu của Hội các trường đại học Mỹ (David B. Jesnik, 2015). Theo nhận định của Phạm Thị Ly (2015) về việc thực hiện đạo đức trong nghiên cứu “thực hiện một cách có trách nhiệm”, cô đề cao vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ. Thúc đẩy, tạo điều kiện, khích lệ, giám sát và nâng cao nhận thức về đạo đức nghiên cứu. Vai trò của Nhà nước mà tác giả đề cập và khuyến nghị việc xây dựng các quy định vĩ mô liên quan tới đạo đức khoa học và văn hóa nghiên cứu, và nhắc đến việc các tổ chức khoa học và công nghệ cần phải đưa ra quy trình phù hợp với tổ chức mình. Các công trình nghiên cứu trong vùng chủ đề này. Như tác giả Nguyễn Thị Linh (2020) nhận xét: “Mặc dù chưa thực sự mang lại hiệu quả nhưng những chương trình đào tạo về trung thực trong nghiên cứu khoa học đang là cách làm phổ biến để giải quyết nguồn gốc của những hành vi trái khoa học”. Có thể thấy những tham vọng của những tiền đề trong việc nghiên cứu liêm chính trong học thuật là sự cải cách văn hóa nghiên cứu khoa học (Nguyễn Thị Linh, 2020)
    2. Đạo văn như một xu hướng
    Một trong những xu hướng khác mà các đề tài nghiên cứu trong vùng chủ đề liêm chính học thuật mà theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2007) nhận định rằng ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học. Tác giả viết “Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên” (Nguyễn Văn Tuấn, 2007), mặc dù sự phát triển của khoa học kỹ thuật áp dụng vào việc phát hiện đạo văn đã phát triển nhảy vọt từ khi Văn Tuấn viết bài viết này.
    Trên thế giới, “Đạo văn ngày càng trở nên phổ biến và là vấn đề nghiêm trọng trong phát triển khoa học toàn cầu” (Park, 2003). McCabe (2017) đã thực hiện khảo sát với dung lượng mẫu 63.700 sinh viên đại học và 9.250 học viên cao học ở Mỹ trong 3 năm từ 2002 tới 2005, kết quả là 36 % sinh viên và 24 % học viên cao học thừa nhận có hành động đã sao chép từ Internet cho bài báo cáo cá nhân mà không trích dẫn nguồn phù hợp; tới 38 % sinh viên và 25 % học viên cao học thừa nhận sao chép từ sách/ bài báo cho bài báo cáo của mình mà không trích dẫn nguồn; 14% sinh viên và 7% học viên thừa nhận đã bịa đặt nguồn tài liệu tham khảo… Tương tự, một khảo sát tương tự và 2002 của Patrick M. Scanlon và David R. Neumann thực hiện đã đưa ra kết quả rằng 698 viên đại học (85,9% trong độ tuổi từ 17 đến 23; 87,5% từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) từ chín trường cao đẳng và đại học đã hoàn thành một cuộc khảo sát về đạo văn Internet. Một số lượng đáng kể các sinh viên báo cáo họ sử dụng Internet để sao chép và dán văn bản vào giấy tờ của họ mà không cần trích dẫn (Patrick M. Scanlon và cs. 2002). Vào 2007, Stephens và cộng sự. (2007) đã khảo sát 1.305 sinh viên từ hai trường đại học về việc họ sử dụng các phương pháp kỹ thuật số và thông thường để gian lận, cũng như ý thức trách nhiệm đạo đức của họ để kiềm chế gian lận và xu hướng biện minh cho hành vi gian lận. Họ phát hiện ra rằng hầu hết các sinh viên gian lận sử dụng cả phương pháp thông thường và kỹ thuật số để làm như vậy, chỉ có 4.2% sinh viên trong mẫu báo cáo rằng họ chỉ sử dụng phương pháp kỹ thuật số (được dịch lại từ trích dẫn trong Cheryl L. Aasheim và cs. 2012). Bài viết gần đây nhất đề tài có thể tiếp cận là bài viết về “Đạo văn và ngành lập trình: Khảo sát về thái độ của sinh viên” của Cheryl L. Aasheim và cộng sự công bố tháng 11 năm 2019 nói về vấn đề đạo văn sử dụng công cụ là internet để thực hiện hành vi của mình. Đề tài nhấn mạnh vào tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thái độ hành vi của người thực hiện hành vi đạo văn với các tiêu chí đánh giá như: Seeking help from approved sources; Unauthorized collaboration; Copying portions of others’ work; Copying all of others’ work. Tạm dịch: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn được phê duyệt; Hợp tác trái phép; Sao chép các phần của sản phẩm khác; Sao chép toàn bộ từ các sản phẩm khác. Một mục tiêu khác trong nghiên cứu này là mục tiêu bổ sung về xác định liệu giáo dục có thể ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về các hành vi nhất định đối với các bài tập lập trình hay không. Cách giáo dục, thực hiện bởi người hướng dẫn theo một số hình thức nhất định trong suốt học kỳ. Mỗi người hướng dẫn bao gồm một tuyên bố trong giáo trình khóa học, chính sách này được đi kèm với một cuộc thảo luận rộng rãi trong lớp học vào đầu học kỳ. Công trình này đưa ra kết quả khảo sát rằng một số ít đáng kể các sinh viên đã báo cáo sao chép một số văn bản và sử dụng nó mà không cần trích dẫn: đôi khi 19,0% và 9,6% thường xuyên hoặc rất thường xuyên (Cheryl L. Aasheim và cs. 2012).
    Tại Việt Nam một trong những khảo sát gần đây, Võ Thanh Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân – công bố số liệu khảo sát sinh viên khi mới nhập học tại hội nghị “Liêm chính học thuật” do Trường ĐH Hoa Sen tổ chức ngày 29-5 (Minh Giảng, 2016) đã khảo sát về “tình trạng đạo văn” của trường Đại học Duy Tân năm 2015 công bố kết quả với trên 80% sinh viên đã vi phạm một trong các lỗi về đạo văn và có 36 % sinh viên cho rằng lý do đạo văn là không biết cách trích dẫn. Năm sau đó, 2017, Phan Thị Diễm Hương cùng cộng sự công bố kết quả khảo sát về nhận thức của sinh viên đối với đạo văn. Cụ thể: trong các số sinh viên và giảng viên tham gia khảo sát, 91,7% cho rằng đã từng nghe đến thuật ngữ “đạo văn”, 66,1 % thừa nhận đã từng chép một câu/đoạn văn ngắn từ Internet vào bài thi/tiểu luận/luận văn của mình nhiều hơn 2 lần; 40,4 % chép một đoạn hay câu trong bài thi/tiểu luận/khóa luận/bài viết của người khác vào bài của mình. Hình thức làm hộ người khác cũng được xem là đạo văn, trong đó làm hộ bài tập chiếm tỷ lệ cao nhất 40,4 %; làm hộ bài trình bày powerpoint chiếm 22,9 % và 11,0 % làm hộ một đoạn trong bài tiểu luận; tuy nhiên, tỷ lệ những người tham gia khảo sát chưa từng làm hộ bài tập/bài trình bày/tiểu luận cho người khác cũng chiếm tỷ lệ cao (25,7 %)” (Phan Thị Diễm Hương và cs. 2017). Trong khảo sát này, nhóm tác giả đã đưa ra số liệu chứng minh rằng đạo văn, cụ thể hơn là nhận thức về việc đạo văn của sinh viên mà nhóm đã khảo sát. Với phần lớn sinh viên thừa nhận đã thực hiện hành vi đạo văn trong các mục đã được để cập ở trên. Tuy nhiên khác với khảo sát của Minh Giảng (2016), Phan Thị Diễm Hương (2017) không những đưa ra số liệu thực chứng cho tình trạng đạo văn ở sinh viên, mà đề tài còn đi sâu vào những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đạo văn. Đề tài đưa ra hai nhóm nguyên nhân bao gồm: 1) Nhóm nguyên nhân bên trong: Thiếu kiến thức và sự hiểu biết về đạo văn; Kỹ năng viết yếu; Thiếu kỹ năng đánh giá và tổ chức nguồn tài liệu nghiên cứu; Thiếu kỹ năng quản lý thời gian nghiên cứu; Công việc/ bài tập/ nghiên cứu quá khó so với khả năng; Thiếu kỹ năng trích dẫn từ các nguồn tài liệu và 2) Nhóm nguyên nhân bên ngoài: Dễ dàng truy cập và tải các tài liệu miễn phí từ các nguồn trên Internet; Áp lực của việc xuất bản/ hoàn thành công việc/ bài tập để đạt được thành công; Không có các khuyến cáo từ giảng viên/nhà trường/ nhà xuất bản về hành vi đạo văn; Hành vi đạo văn trở nên phổ biến. Nghiên cứu kết luận rằng thuật ngữ đạo văn không phải là một thuật ngữ mới đối với sinh viên và giảng viên Khoa Du lịch, Đại học Huế (91,7 % đã từng nghe đến thuật ngữ này). Đa số họ đều nhận thức rất rõ các hình thức đạo văn với tỷ lệ trên 50 % nhận biết được các cách thức đạo văn thông thông thường nhưng cũng trên 50 % thừa nhận họ đã thực hiện một trong các hình thức đạo văn đó (Phan Thị Diễm Hương và cs. 2017). Các nguyên nhân và nguồn gốc dẫn đến tình trạng đạo văn cũng không có mấy khác biệt giữa các vị trí  hay các thay đổi các tiêu chuẩn về đạo đức đang dần được thắt chặt hơn qua mỗi năm. Thông thường, sưu nhận thức kết hợp với thói quen học thuật biểu hiện qua các thái độ cụ thể cho thấy việc thờ ơ đối với sự liêm chính trong học thuật thể hiện ở các đối tượng được các đề tài trên thường được quan sát thấy
    Từ những đề tài tiền đề mà bài viết này tổng quan được, vẫn còn rất nhiều để tài, công trình nguyên cứu trong vùng chủ đề đạo văn (Plagiarism) được công bố quốc tế chưa được nhắc đến trong phần tổng quan này. Những điểm chung của các đề tài quốc tế là họ điều tập trung phân tích các hành vi đạo văn được thực hiện như thế nào và cường độ mà các khách thể nghiên cứu thực hiện hành vi đạo văn của mình. Một điểm mà các công trình nước ngoài đề cập ít hoặc không đi sâu vào đó chính là nguyên nhân tác động đến chủ thể dẫn đến việc thực hiện hành vi đạo văn. Có thể do những điều luật đều lệ đã nhắc đến ở phần tổng quan 2.1 về vấn đề đạo đức nghiên cứu, có thể thấy nhận thức của sinh viên quốc tế về vấn đề đạo văn theo nhiều cách mà các nhà nghiên cứu trước cố gắng hiểu và ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của học sinh liên quan đến gian lận khi thực hiện các nghiên cứu hoặc hoạt động trong lớp. Theo ghi nhận của Park (2003), rất nhiều sinh viên thường coi đạo văn là ‘không có vấn đề gì lớn - “…many students generally regard plagiarism as ‘no big deal’ (Park, 2003 tr476). Một nhận định khác mà Payne và Nantz đưa ra trong công trình của nhóm năm 1994 rằng: “Many students view cheating on exams (‘blatant’ cheating) as different from other forms of academic cheating (less serious or ‘not really’ cheating.)”. Dịch: “Nhiều sinh viên coi gian lận trong các kỳ thi (gian lận trắng trợn) khác với các hình thức gian lận học thuật khác (ít nghiêm trọng hơn hoặc ‘không thực sự là gian lận’)” (Payne và Nantz, 1994). Một nhận định tương tự của Park (2003) rằng: “In the overall scheme of things, students often view plagiarism as a relatively minor offence,” dịch: “nhìn một cách tổng thể thì, học sinh thường xem đạo văn là một hành vi phạm tội tương đối nhỏ (so với các hình thức gian lận khác)”, (Park, 2003, p. 476). So với sự nhìn nhận về các nguyên xuất phát từ bên trong cá nhân của các công trình quốc tế thì các nghiên tại Việt Nam như khảo sát của Phan Thị Diễm Hương và cs. (2017) nhìn nhận qua nghiên cứu thấy rằng đạo văn không đơn thuần là một hành động “ăn cắp” hay sự lười biếng mà nó còn xuất phát từ các yếu tố văn hóa, giáo dục nên các người có thực hiện hành vi đạo văn ít có ý niệm về nó. Các nghiên cứu tại Việt Nam mà đề tài tiếp cận được đều có nhắc đến yếu tố ngoài bản thân có một sự tác động đến với nhận thức của của khách thể nghiên cứu của mình trong việc đạo văn. Thói quen học thuật và vấn đề liêm chính trong học thuật có lẽ cần nên được tập trung và nâng cao hơn thời gian tới.

Tài liệu tham khảo

Alastair Pennycook  (1996). Borrowing others’ words: text, ownership, memory, and plagiarism University of Melbourne, TESOL QUARTERLY Vol. 30, No. 2, Summer 1996
Cheryl L. Aasheim, Paige S. Rutner Lixin Li Susan R. Williams (2012). Plagiarism and Programming: A Survey of Student Attitudes. ResearchGate, Journal of Information Systems Education, Vol. 23(3).
Chou, I.-C (2010). Is Plagiarism a Culture Product: The Voice of a Chinese-Speaking ELL. The International Journal - Language Society and Culture.
Donald L. McCabe, Linda Klebe, Kenneth D. Butterfield (2001) Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research. Lawrence Erlbaum Associates, Inc
European Commission (2013), Ethics for researchers, Publications office of the European Union, Luxembourg.
Hermann Maurer; Frank Kappe & Bilal Zaka. (2006), Plagiarism: A survey, Journal of Universal Computer Science.
Liddell, J. (2003), A Comprehensive Definition of Plagiarism, Community and Junior College.
Nancy Walton (2010), What is research ethics?, Reseach Ethic.ca.
Park, C. (2003), In Other (People's) Words: Plagiarism by University students: literature and lessons, Assessment & Evaluation in Higher.
Patrick M. Scanlon David R. Neumann (2002). Internet plagiarism among college students. Journal of College Student Development.
Payne, S. L. and Nantz, K. S. (1994). Social accounts and metaphors about cheating. College Teaching.
Scollon R. (1995). Plagiarism and ideology: Identity in intercultural discourse. Cambridge University Press 2009
Stephens, J. M., Young, M. F., and Calabrese, T. (2007). Does moral judgment go offline when students are online? A comparative analysis of undergraduates' beliefs and behaviors related to conventional and digital cheating. Ethics & Behavior. 17(3).
*trong nước: 
David B. Jesnik (2015), Đạo đức trong nghiên cứu là gì và tại sao nó lại quan trọng. Viện Nghiên cứu khoa học Sức khỏe và Môi trường, Hà Nội
Trần Cao Đệ, Lê Văn Lâm, Bùi Võ Quốc Bảo, Nguyễn Gia Hưng, Trần Cao Trị (2017). Phát triển hệ thống phát hiện đạo văn cho trường đại học việt nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Phan Thị Diễm Hương, Nguyễn Thị Minh Nghĩa (2017). Nhận thức về đạo văn của sinh viên và giảng viên Khoa Du Lịch – Đại Học Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205.
Nguyễn Thị Linh (2020). Phải chăng đào tạo liêm chính học thuật chỉ phí thời gian?. Trường Đại học Ngoại thương SSHPA EASE Vietnam SciComm, BMC Medical Ethics
Phạm Thị Ly (2015). Một số vấn đề cơ bản về đạo đức khoa học và văn hóa nghiên cứu. Tạp chí khoa học và công nghiệp Việt Nam số 6 năm 2015.
Nguyễn Văn Tuấn (2013), Từ nghiên cứu đến công bố: kỹ năng mềm cho nhà khoa học, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, T.P. Hồ Chí Minh.
Trần Thị Út, Huỳnh Thạnh, Nguyễn Thị Thanh Hòa (2017). Vấn đề liêm chính học thuật trong sự nghiệp “trồng người”. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM
Bùi Hồng Việt (2017). Về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học Thôsng tin Khoa học xã hội, số 4 năm 2017.
Tài liệu từ sách chuyên khảo:
Lê Ngọc Hùng (2002). Lịch sử & lý thuyết xã hội học. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
Nguyễn Quang Uẩn (2000). Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
Từ nguồn internet:
Donald L. McCabe (2017). Plagiarism. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020 tại http://www.plagiarism.org/article/plagiarism-facts-and-stats.
Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn (2018), Mời viết bài hội thảo "Đạo đức nghiên cứu trong KHXH Việt Nam: Những cách tiếp cận và khả năng triển khai" truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020 tại http://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Moi-viet-bai-hoi-thao-Dao-duc-nghien-cuu-trong-KHXH-Viet-Nam-Nhung-cach-tiep-can-va-kha-nang-trien-khai-1-708-17221
History.com Editors (2009). Nuremberg race laws imposed. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020 https://www.history.com/this-day-in-history/nuremberg-race-laws-imposed
Hồng Hà (2009), Vấn nạn đạo văn. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020 tại https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/van_nan_dao_van-0.html
Kiến Văn (2019) Phó Giáo sư Trần Thị Kim Oanh có đạo văn không?. Báo Mới truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020 tại https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/pho-giao-su-tran-thi-kim-oanh-co-dao-van-khong-post205540.gd
KNTN (2020). Trường Đại học KHXH&NV bao che cho 'đạo văn'?. Báo mới. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020 tại https://baomoi.com/truong-dai-hoc-khxh-nv-bao-che-cho-dao-van/c/33664788.epi
Minh Giảng, (2016)  “Đạo văn” ngày càng đáng báo động. Tuổi trẻ online truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020 tại http://tuoitre.vn/tin/giaoduc/20150530/dao-van-ngay-cang-dang-bao-dong/754254.html
Nguyễn Văn Tuấn (2007), Đạo văn trong hoạt động khoa học. Vietsciences truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020 tại http://vietsciences.free.fr/khaocu u/congtrinhkhoahoc/daovantronghoatdongkhoahoc.htm
SGGP (2020). Ngang nhiên đạo văn. Báo Sài gòn giải phóng. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020 tại https://www.sggp.org.vn/ngang-nhien-dao-van-653362.html
Tina Amirtha (2014). A Map Of Scientific Plagiarism Around The World. Fastcompany. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020 tại https://www.fastcompany.com/3039921/a-map-of-scientific-plagiarism-around-the-world
Thu Quỳnh (2019), Đạo đức học thuật trong KHXH&NV và những khoảng trống. Báo tia sáng. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020 tại https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Dao-duc-hoc-thuat-trong-KHXHNV-va-nhung-khoang-trong-14104
World Medical Assiocation (2018) WMA declaration of Helsinki – Ethical principles for medical research involving human subjects. Truy cập ngày 24/4 năm 2020https://www.wma.net/policies-post/wma-declaration-of-helsinki-ethical-principles-for-medical-research-involving-human-subjects/