Đợt này mình đang tự học thêm một số kiến thức nền tảng về tâm lý học để phục vụ cho việc học trên trường nên là cũng muốn dịch một bài về chủ đề này. Bài dịch vẫn còn hơi sơ sài và nhiều lỗi nên nếu bạn đọc nào có góp ý về phần dịch thì có thể comment chia sẻ, mình sẽ sửa để bài dịch được okela hơn. Bên cạnh đó, vì tâm lý học thực sự là một lĩnh vực rất rộng nên mình mong bài dịch này có thể cung cấp cho bạn một số sự kiện tiêu biểu trong quá trình phát triển của tâm lý học để từ đó bạn thêm cơ sở tìm hiểu sâu hơn. Bài viết khá dài nên ở dưới cùng sẽ có phần tóm tắt các mốc thời gian chính trong bài. Bây giờ thì bắt đầu bài đọc thôi ><!
Tác giả: David B. Baker và Heather Sperry

Lời giới thiệu

Đó luôn là một câu hỏi khó khi hỏi rằng, đâu là nơi bắt đầu để kể câu chuyện về lịch sử của ngành tâm lý học. Vài người sẽ bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại, số khác thì nhìn vào sự phân nhánh diễn ra vào cuối thế kỉ 19 khi mà ngành khoa học tâm lý được công nhận và thiết lập một cách chính thức. Hai quan điểm này, và tất cả những quan điểm khác, đều phù hợp để diễn tả lịch sử của ngành. Những sinh viên nhiệt huyết hẳn sẽ không gặp khó khăn gì để tìm ra vô vàn các tài liệu về các mốc thời gian và quan điểm khác nhau. Vậy nên vì mục đích của học phần này, chúng ta sẽ chỉ xem xét quá trình phát triển của ngành tâm lý học tại Mỹ từ giữa thế kỉ 19. Để cho thuận lợi, chúng tôi sẽ gọi đây là lịch sử của tâm lý học hiện đại.
Những ghi chép sớm nhất về một thí nghiệm tâm lý bắt nguồn từ thời Pharaoh Psamtik I của Ai Cập vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. [Hình ảnh: Neithsabes, CC0 Public Domain, https://goo.gl/m25gce]
Những ghi chép sớm nhất về một thí nghiệm tâm lý bắt nguồn từ thời Pharaoh Psamtik I của Ai Cập vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. [Hình ảnh: Neithsabes, CC0 Public Domain, https://goo.gl/m25gce]
Tâm lý học là một lĩnh vực thú vị và tìm hiểu về lịch sử tâm lý học sẽ giúp làm rõ quá trình phát triển của nó. Bài viết này cũng nhằm cung cấp thêm sự đánh giá. Bên cạnh liệt kê ra một loạt cái tên và dữ liệu khô khan, lịch sử tâm lý học sẽ còn kể cho chúng ta nghe những mốc thời gian và địa điểm quan trọng góp phần định hình con người chúng ta. Hãy nghĩ xem điều gì sẽ diễn ra khi bạn gặp ai đó lần đầu tiên. Cuộc trò chuyện hẳn sẽ bắt đầu với một tá câu hỏi như là “Bạn lớn lên ở đâu?”, “Bạn đã sống ở đây bao lâu?”, “Bạn học trường nào?”. Tầm quan trọng của quá khứ trong việc xác định chúng ta là ai tất nhiên không thể bị phóng đại. Khi bạn cần gặp bác sĩ, chuyên gia tư vấn, hay ứng tuyển cho một công việc, tất cả họ đều cần biết quá khứ của bạn. Điều đó cũng tương tự như khi nghiên cứu lịch sử của tâm lý học, việc nhìn lại quá khứ của cả một ngành sẽ giúp làm sáng tỏ chúng ta đang ở đâu và chúng ta đã đạt đến vị trí đó như thế nào.

Thời kỳ sơ khởi của tâm lý học

Tiền thân của ngành tâm lý học tại Mỹ có thể tìm thấy ở triết học và sinh lý học. Những triết gia như John Locke (1632 - 1704) và Thomas Reid (1710–1796) đã thúc đẩy chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism), chủ nghĩa cho rằng tất cả tri thức đều được hình thành thông qua trải nghiệm. Những nghiên cứu của Locke, Reid, và nhiều người khác đã nhấn mạnh vai trò của người quan sát con người và tính ưu việt của giác quan trong việc xác định cách trí óc tiếp thu kiến thức. Tại các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ vào đầu những năm 1800, những nguyên lý này đã được dạy trong những khoá học về triết học tinh thần và đạo đức. Thông thường, đa số những khoá học này dạy về tâm trí óc dựa trên nền tảng trí tuệ, ý chí và giác quan. (Fuchs, 2000).

Sinh lý học và vật lý học thần kinh

Những câu hỏi triết lý về bản chất của tư duy và tri thức vào thế kỷ 19 đã được kết hợp với nhau thông qua những nghiên cứu sinh lý về hệ thống giác quan của những người quan sát con người. Nhà sinh lý học người Đức Hermann von Helmholtz (1821-1894) đã đo được tốc độ của xung thần kinh và khám phá ra chức năng sinh lý của thính giác và thị giác. Nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng giác quan của chúng ta có thể đánh lừa ta và chúng không thực sự là tấm gương phản chiếu thế giới bên ngoài. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng ngay cả khi giác quan của con người cũng có thể sai, tâm trí vẫn có thể được đo lường bằng các phương pháp khoa học. Tóm lại, nó chứng minh rằng ngành khoa học nghiên cứu về tâm lý là khả thi.
Một hệ quả quan trọng của nghiên cứu của Helmholtz là nó chỉ ra rằng có tồn tại một thực tại tâm lý và một thực tại vật lý và hai thực tại này là không giống nhau. Đây không phải là một phát biểu gì mới; những nhà tâm lý học như John Locke đã từng viết khá nhiều về chủ đề này, và trong thế kỷ 19, những suy đoán tâm lý về bản chất của ý thức đã trở thành chủ đề cho sự tranh cãi của giới khoa học.
Câu hỏi về mối quan hệ giữa tâm trí (trải nghiệm của cảm giác) và vật chất (sự thật bên ngoài) cũng được nghiên cứu bởi một số các nhà khoa học người Đức, bao gồm Ernst Weber và Gustav Fechner. Nghiên cứu của họ được gọi chung là tâm sinh lý học, và nó đã mở ra phương pháp đo lường mối quan hệ giữa các kích thích vật lý và nhận thức của con người, phương pháp nền tảng của ngành khoa tâm lý đang nổi lên này.
Sự phát triển chính thức của tâm lý học hiện đại thường được đánh dấu bằng các công trình của nhà vật lý học, sinh lý học, và triết học người Đức Wihelm Wundt (1832-1920). Wundt đã giúp đặt nền móng cho ngành tâm lý học thực nghiệm bằng cách trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm rằng tâm lý có thể được thí nghiệm và ông cũng cho ra đời nhiều lớp học, giáo trình, và phòng thí nghiệm để thu nhận học trò. Năm 1875, ông trở thành giảng viên của Đại học Leipzig và nhanh chóng lên kế hoạch thành lập một chương trình về tâm lý học thực nghiệm: sự kiện đã trở thành dấu mốc cho sự ra đời của ngành khoa học tâm lý.
Wilhelm Wundt được coi là một trong những người sáng lập ra tâm lý học hiện đại. [Miền công cộng CC0, https://goo.gl/m25gce]
Wilhelm Wundt được coi là một trong những người sáng lập ra tâm lý học hiện đại. [Miền công cộng CC0, https://goo.gl/m25gce]
Phản ứng đối với ngành khoa học mới này diễn ra ngay lập tức và lan ra toàn cầu. Wundt đã thu hút học trò từ khắp nơi trên thế giới đến nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm và làm việc trong phòng nghiên cứu của ông. Học trò của ông được đào tạo để tự đưa ra những báo cáo chi tiết về phản ứng của họ với nhiều kích thích khác nhau, quá trình đó còn được gọi là xem xét nội tâm. Mục đích chính là nhằm xác định được những yếu tố cấu tạo nên ý thức. Bên cạnh nghiên cứu về cảm giác và nhận thức, nghiên cứu còn được tiến hành trên thời gian của nhận thức, thường được biết đến là thời gian phản ứng. Nghiên cứu của Wundt và các học trò của ông đã chứng mình rằng tâm trí có thể đo lường được và bản chất của ý thức có thể được hé lộ thông qua các biện pháp khoa học. Đây thực sự là một lời tuyên bố thú vị, đặc biệt là ở Mỹ. Sau khi Wundt mở phòng nghiên cứu vào năm 1897, chỉ mất 4 năm để phòng nghiên cứu tâm lý học đầu tiên được mở ở Mỹ (Benjamin, 2007).

Khoa học tâm lý du nhập vào Mỹ

Tâm lý học của Wundt đã lan đến Mỹ rõ nhất thông qua công trình của Edward Bradford Titchener (1867–1927). Là học trò của Wundt, Titchener đã mang đến Mỹ một nhánh của tâm lý học thực nghiệm gọi là “chủ nghĩa cấu trúc”. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc này quan tâm đến nội dung của tâm trí - những gì cấu thành nên tâm trí. Với Titchener, tâm trí của người trưởng thành nói chung là trọng tâm của nhánh tâm lý học mới này, và ông đã loại trừ nghiên cứu trên những người thiểu năng, trẻ em, và động vật (Evans, 1972; Titchener, 1909).
William James là một trong những nhân vật đi đầu trong quan điểm mới về tâm lý học được gọi là chủ nghĩa chức năng. [Hình ảnh: Notman Studios, CC0 Public Domain, https://goo.gl/m25gce]. (Hình này mình chèn sai vị trí,do là mình chưa sửa được nên sẽ để tạm ở đây. James sẽ được đề cập ở phần sau)
William James là một trong những nhân vật đi đầu trong quan điểm mới về tâm lý học được gọi là chủ nghĩa chức năng. [Hình ảnh: Notman Studios, CC0 Public Domain, https://goo.gl/m25gce]. (Hình này mình chèn sai vị trí,do là mình chưa sửa được nên sẽ để tạm ở đây. James sẽ được đề cập ở phần sau)
Tâm lý học thực nghiệm nhanh chóng lan ra khắp Bắc Mỹ. Trước năm 1900, đã có đến hơn 40 phòng nghiên cứu ở Mỹ và Canada. Tâm lý học ở Mỹ cũng được thiết lập sớm qua sự ra đời của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA) năm 1892. Titchener cảm thấy rằng tổ chức mới này vẫn chưa đủ để đại diện cho quyền lợi của tâm lý học thực nghiệm, nên, vào 1904, ông cùng một nhóm các đồng nghiệp đã thành lập nên một tổ chức mà ngày nay được gọi là Hiệp hội các nhà tâm lý học thực nghiệm (Society of Experimental Psychologists). Nhóm (Hiệp hội các nhà tâm ký học thực nghiệm) gặp gỡ nhau hằng năm và thảo luận về các nghiên cứu trong tâm lý học thực nghiệm. Trong thời đại đó, những nhà nghiên cứu nữ không được mời (hoặc chào đón) tham gia. Có một điều thú vị là học trò đầu tiên được nhận bằng Tiến sĩ của Titchener lại là một người phụ nữ, Margaret Floy Washburn (1871-1939). Mặc cho nhiều rào cản, năm 1894, Washburn đã trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ tâm lý và, vào năm 1921, trở thành người phụ nữ thứ hai giữ chức chủ tịch APA.

Tiến đến tâm lý học thực dụng

Trong khi Titchener và các cộng sự của ông kiên trì với tâm lý học cấu trúc, những người khác ở Mỹ cũng đang theo đuổi những con đường khác nhau. William James, G. Stanley Hall, và James McKeen Cattell là một trong số những người theo chủ nghĩa thực dụng. Bị tác động bởi thuyết tiến hoá của Darwin, những người theo chủ nghĩa thực dụng có hứng thú với các hoạt động diễn ra bên trong tâm trí - những gì tâm trí làm (khác với chủ nghĩa cấu trúc quan tâm đến những gì cấu thành nên tâm trí). Sự hứng thú của những người này đã mở ra con đường nghiên cứu với rất nhiều hướng tiếp cận, bao gồm cả trên động vật và tâm lý học so sánh (Benjamin, 2007).
William James (1842–1910) có thể được xem là người đã viết ra cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất trong giới tâm lý học, Nguyên lý tâm lý học, xuất bản năm 1890. Trái ngược với chủ nghĩa rút gọn của Titchener, James cho rằng ý thức đang diễn ra liên tục; nó không thể bị tách rời và quy thành các thành phần riêng biệt. Với James, ý thức giúp ta thích nghi với môi trường thông qua cách nó cho phép ta đưa ra các lựa chọn và có trách nhiệm với các lựa chọn đó.Tại đại học Harvard, James có được cả quyền lực và sự tôn trọng trong cả lĩnh vực tâm lý học và triết học. Qua những bài giảng và ghi chép của ông, ông đã khiến cho tâm lý học ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này. Một trong số học trò của James, Mary Whiton Calkins (1863–1930), đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách mà Margaret Floy Washburn và những người phụ nữ quyết tâm theo đuổi bậc Cao học ngành tâm lý đã gặp phải. Bằng rất nhiều sự kiên trì, Calkins đã có thể theo học James tại Harvard. Bà cuối cùng đã hoàn thành tất cả yêu cầu đối với bậc Tiến sĩ, nhưng Harvard đã từ chối cấp bằng cho bà vì bà là phụ nữ. Mặc cho những khó khăn đó, Calkins đã cố gắng để trở thành một nhà nghiên cứu lỗi lạc và bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch APA vào năm 1905. (Scarborough & Furumoto, 1987).
G. Stanley Hall (1844–1924) là người có những đóng góp đáng kể và lâu dài đối với sự hình thành tâm lý học tại Mỹ. Ở Đại học Johns Hopkins, ông thành lập phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên tại Mỹ vào năm 1883. Năm 1887, ông sáng lập tạp chí đầu tiên về tâm lý học tại Mỹ, American Journal of Psychology. Năm 1892, ông thành lập Hiệp hội tâm lý học Mỹ (APA); năm 1909, ông mời Freud đến Đại học Clack (lần duy nhất Freud đặt chân đến Mỹ). Chịu ảnh hưởng bởi thuyết tiến hoá, Hall quan tâm đến quá trình thích nghi và phát triển ở con người. Bằng cách sử dụng nhiều bảng khảo sát và bảng hỏi để nghiên cứu trẻ em, Hall đã viết rất nhiều về sự phát triển và giáo dục ở trẻ. Tuy Giáo dục sau Đại học ngành tâm lý chỉ bị giới hạn đối với phụ nữ ở thời của Hall, nó chắc chắn không dành cho người da màu. Hall là người đầu tiên hướng dẫn cho Francis Cecil Summer (1895-1954) người, vào năm 1920, đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ tâm lý học tại Mỹ (Guthrie, 2003).
James McKeen Cattell (1860–1944) là người nhận bằng tiến sĩ cùng lúc với Wundt nhưng ông nhanh chóng chuyển sự chú ý lên việc nghiên cứu sự khác biệt của mỗi cá thể. Chịu hưởng bởi nghiên cứu của em họ Darwin, Frances Galton, Cattell tin rằng những năng lực trí óc như sự thông minh có tính di truyền và có thể được đo lường bằng các bài kiểm tra trí tuệ. Cũng như Galton, ông tin rằng xã hội sẽ trở nên tốt hơn thông qua việc chọn lọc các cá thể ưu việt và khuyến khích họ sinh sản. Niềm tin đó gắn với thuyết ưu sinh (thuyết chọn lọc sinh sản) và đã thổi bùng lên nhiều cuộc tranh luận về vai trò của di truyền và môi trường trong việc định nghĩa ta là ai. Tại đại học Columbia, Cattell đã phát triển một Khoa về tâm lý học và nó đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và thúc đẩy nghiên cứu tâm lý học bằng cách hỗ trợ và xuất bản nhiều tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu liên quan (Fancher, 1987; Sokal, 1980).
William James là một trong những người tiên phong trong quan điểm mới về tâm lý học - chủ nghĩa chức năng. [Hình ảnh: Notman Studios, CC0 Public Domain, https://goo.gl/m25gce]
William James là một trong những người tiên phong trong quan điểm mới về tâm lý học - chủ nghĩa chức năng. [Hình ảnh: Notman Studios, CC0 Public Domain, https://goo.gl/m25gce]

Ứng dụng tâm lý học tại Mỹ

Tại Mỹ, ứng dụng của tâm lý học vào cuộc sống thường ngày luôn thu hút được sự quan tâm. Kiểm tra trí tuệ là một ứng dụng quan trọng. Các bài kiểm tra trí tuệ ngày nay đều được phát triển bởi nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet (1857-1911). Mục tiêu của ông là qua việc phát triển một bài kiểm tra ta có thể biết được đứa trẻ nào đang cần hỗ trợ giáo dục tại trường học. Các bài kiểm tra của ông, thường bao gồm các câu hỏi phân tích và giải quyết vấn đề, đã được mang đến tại Mỹ bởi Henry Goddard (1866-1957) và sau này được tiêu chuẩn hoá bởi Lewis Terman (1877–1956) của Đại học Stanford. Sự đánh giá và ý nghĩa của trí thông minh đã dấy lên nhiều tranh luận trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học ở Mỹ trong suốt gần 100 năm. Nhiều trong số đó là tranh cãi về tự nhiên-nuôi dưỡng (nature-nurture), điều đã đặt ra những câu hỏi về vai trò tương quan của di truyền và môi trường lên sự định hình trí thông minh.
Ứng dụng của tâm lý học không chỉ giới hạn ở các bài kiểm tra trí tuệ. Những gì các nhà tâm lý học nghiên cứu được ở trong phòng thí nghiệm còn có thể được ứng dụng vào rất nhiều bối cảnh khác từ quân đội, kinh doanh, sản xuất, cho đến giáo dục. Đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng tâm lý học. Hugo Munsterberg (1863–1916) của Đại học Harvard đã đóng góp vào lĩnh vực tuyển chọn nhân sự, nhân chứng, và trị liệu tâm lý. Walter D. Scott (1869–1955) và Harry Hollingworth (1880–1956) đã cho ra đời nghiên cứu đầu tiên về tâm lý học trong quảng cáo và marketing. Lillian Gilbreth (1878–1972) là người tiên phong trong tâm lý học công nghiệp và tâm lý học kỹ thuật. Cùng với chồng, Frank, họ đã ứng dụng các nghiên cứu về thời gian và chuyển động để tăng hiệu suất trong công nghiệp. Lillian cũng đem ứng dụng tăng hiệu suất này vào trong các ngôi nhà để thiết kế lên các căn bếp và các đồ gia dụng gồm thùng rác bật và giá đỡ cửa tủ lạnh. Tâm lý học hiệu suất của họ cũng được cũng được ứng dụng vào trong nhiều đồ gia dụng tại nhà cùng với 12 đứa con của họ. Trải nghiệm này sau đó đã trở thành cảm hứng cho bộ phim Cheaper by the Dozen (Benjamin, 2007).
Tâm lý học lâm sàng cũng là một ứng dụng xuất hiện sớm của tâm lý học thực nghiệm tại Mỹ. Lightner Witmer (1867–1956) nhận bằng Tiến sĩ tâm lý học thực nghiệm cùng với Wilhelm Wundt và đã quay lại Đại học Pennsylvania, nơi ông mở phòng khám tâm lý năm 1896. Witmer tin rằng chính bởi vì tâm lý học làm việc với cảm giác và nhận thức, nó nên được sử dụng trong việc điều trị những đứa trẻ có vấn đề về học tập và hành vi. Ông được xem như là người sáng lập hai hình thức tâm lý học lâm sàng và tâm lý học học đường (Benjamin & Baker, 2004).

Tâm lý học được xem như một ngành nghề

Đây hẳn là hình ảnh mà hầu hết chúng ta sẽ nghĩ đến khi được yêu cầu hình dung về “nhà tâm lý học”, nhưng theo APA thì có đến tận 58 nhánh khác nhau của tâm lý học và đây chỉ là 1 trong số đó. [Hình ảnh: Bliusa, https://goo.gl/yrSUCr, CC BY-SA 4.0, https://goo.gl/6pvNbx]
Đây hẳn là hình ảnh mà hầu hết chúng ta sẽ nghĩ đến khi được yêu cầu hình dung về “nhà tâm lý học”, nhưng theo APA thì có đến tận 58 nhánh khác nhau của tâm lý học và đây chỉ là 1 trong số đó. [Hình ảnh: Bliusa, https://goo.gl/yrSUCr, CC BY-SA 4.0, https://goo.gl/6pvNbx]
Khi vai trò của các nhà tâm lý học và nhu cầu của xã hội liên tục thay đổi, đó là điều cần thiết để tâm lý học bắt đầu định nghĩa bản thân nó như một ngành nghề. Thiếu đi tiêu chuẩn đào tạo và thực hành, bất kỳ ai cũng có thể tự nhận là nhà tâm lý học và bán dịch vụ cho người khác. Từ khi rất sớm vào năm 1917, những nhà tâm lý học ứng dụng đã tụ lại để thành lập những tiêu chuẩn trong giáo dục, đào tạo, và cấp phép. Trước những năm 1930, những nỗ lực này đã dẫn đến việc thành lập Hiệp hội Ứng Dụng Tâm Lý học Hoa Kỳ (AAAP). Trong khi APA đại diện cho sự quan tâm đến tâm lý học học thuật, AAAP tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục, công nghiệp, tư vấn và phòng khám.
Thế Chiến thứ hai ập tới đã góp phần thay đổi mọi thứ. Việc trị liệu tâm lý cho các thương binh rơi vào khủng hoảng, và nó đơn giản là ta không có đủ các chuyên gia về sức khoẻ tinh thần để đáp ứng nhu cầu. Nhận ra sự thiếu hụt, chính quyền liên bang đã thúc đẩy AAAP và APA phối hợp với nhau để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tinh thần của cả nước. Kết quả là sự hợp nhất của AAAP và APA và sự chú trọng trong việc đào tạo các chuyên gia tâm lý. Thông qua các điều khoản của Đạo Luật Sức khoẻ Tinh thần quốc gia (National Mental Health Act) 1946, nguồn vốn có sẵn cho phép APA, Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, và Đoàn ủy nhiệm sức khoẻ cộng đồng làm việc cùng nhau để phát triển các chương trình đào tạo chuyên gia tâm lý lâm sàng. Những nỗ lực này đã dẫn đến hội nghị Boulder về Giáo dục sau Đại học Tâm lý học lâm sàng năm 1949 tại Boulder, Colorado. Cuộc họp đã thúc đẩy các chương trình đào tạo Tiến sĩ tâm lý và ra đời mô hình nghiên cứu-thực hành (scientist-practitioner) song song trong quá trình đào tạo. Những cuộc họp tương tự cũng đã giúp thúc đẩy các chương trình đào tạo Tiến sĩ về tư vấn và tâm lý học đường. Xuyên suốt nửa sau thế kỷ 20, những hình thức thay thế cho mô hình Boulder vẫn còn được thảo luận. Vào năm 1973, Hội nghị Vail về Đào tạo nghề nghiệp trong ngành tâm lý học đã đề xuất mô hình học giả-thực hành (scholar-practitioner) và cho ra đời bằng Tiến sĩ tâm lý học (Psy.D. degree). Đây là mô hình nhấn mạnh vào đào tạo lâm sàng và thực hành đã trở nên phổ biến (Cautin & Baker, in press).

Tâm lý học và xã hội

Chính vì tâm lý học làm việc với các trạng thái của con người, không hề ngạc nhiên khi các nhà tâm lý học có thể góp mình vào các vấn đề xã hội. Trong hơn một thế kỷ, tâm lý học và các nhà tâm lý học là tác nhân dẫn đến các nhiều hoạt động và thay đổi xã hội. Sử dụng các phương pháp và công cụ khoa học, các nhà tâm lý học đã thách thức nhiều giả thuyết, định kiến, và kỳ thị. Thành lập năm 1936, Hiệp hội nghiên cứu tâm lý về các vấn đề xã hội (Society for the Psychological Study of Social Issues - SPSSI) đã hỗ trợ nghiên cứu và các hoạt động liên quan đến các vấn đề xã hội trên một phạm vi lớn. Còn về cá nhân, đã có rất nhiều các nhà khoa học mà cống hiến của họ đã dẫn đến những thay đổi xã hội. Helen Thompson Woolley (1874–1947) và Leta S. Hollingworth (1886–1939) là những người tiên phong trong việc nghiên cứu tâm lý về khác biệt giới tính. Hoạt động từ những năm đầu thế kỷ 20, khi quyền phụ nữ vẫn còn bị gạt sang bên lề, Thompson đã nghiên cứu giả định rằng “phụ nữ thường dễ xúc động hơn đàn ông” và chứng minh rằng cảm xúc không ảnh hưởng đến quyết định của phụ nữ nhiều hơn so với đàn ông. Hollingworth thì chứng minh kinh nguyệt không hề tác động tiêu cực đến năng lực nhận thức và vận động của phái nữ. Những công trình này đã đánh bại các định kiến tệ hại và cho thấy nghiên cứu tâm lý học có thể góp phần thay đổi xã hội. (Scarborough & Furumoto, 1987).
Trong số những nhà tâm lý học gốc Phi thuộc thế hệ đầu tiên, Mamie Phipps Clark (1917-1983) cùng chồng bà Kenneth Clark (1914-2005) đã nghiên cứu tâm lý về chủng tộc và chứng minh những cách mà sự phân chia về trường học giữa người da trắng và da đen đã ảnh hưởng đến lòng tự tôn của những đứa trẻ người Mỹ gốc Phi. Nghiên cứu của họ có ảnh hưởng đến phán quyết của Toà án Tối cao năm 1954 trong vụ Brown kiện hội đồng giáo dục (Brown v. Board of Education), góp phần chấm dứt tình trạng phân chia trường học (Guthrie, 2003). Trong giới tâm lý học, sự ủng hộ to lớn hơn đối với các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng Mỹ gốc Phi là sự ra đời của Hiệp hội các nhà tâm lý học da đen (ABPsi) năm 1968.
Mamie Phipps Clark và Kenneth Clark đã nghiên cứu những tác động tiêu cực của nạn phân chia trường học lên trẻ em người Mỹ gốc Phi. [Hình ảnh: Bộ sưu tập đặc biệt của Bang Penn, https://goo.gl/WP7Dgc, CC BY-NC-SA 2.0, https://goo.gl/Toc0ZF]
Mamie Phipps Clark và Kenneth Clark đã nghiên cứu những tác động tiêu cực của nạn phân chia trường học lên trẻ em người Mỹ gốc Phi. [Hình ảnh: Bộ sưu tập đặc biệt của Bang Penn, https://goo.gl/WP7Dgc, CC BY-NC-SA 2.0, https://goo.gl/Toc0ZF]
Năm 1957, nhà tâm lý học Evelyn Hooker (1907–1996) đã xuất bản bài báo cáo “The Adjustment of the Male Overt Homosexual”, công bố nghiên cứu của bà về việc không hề có sự khác biệt nào trong tâm lý của nam đồng tính và nam dị tính. Nghiên cứu của bà đã giúp vô-bệnh lý hoá đồng tính luyến ái và góp phần vào quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ năm 1973 (Garnets & Kimmel, 2003).

Mốc thời gian trong bài

1600s – Chủ nghĩa kinh nghiệm nổi lên và nhấn mạnh vai trò của người quan sát con người trong việc tiếp thu kiến thức
1850s - Helmholz đo được xung thần kinh / tâm sinh lý học được nghiên cứu bởi Weber và Fechner
1859 - Xuất bản Nguồn gốc muôn loài của Darwin
1879 - Wundt mở phòng nghiên cứu tâm lý thực nghiệm
1883 - Phòng nghiên cứu tâm lý học đầu tiên được mở tại Mỹ
1887 - Tạp chí Tâm lý học Hoa Kỳ
1890 – James publishes Principles of Psychology James xuất bản Nguyên lý Tâm lý học
1892 - APA được thành lập
1894 - Margaret Floy Washburn trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ tâm lý tại Mỹ
1904 - Founding of Titchener's ễprimentalists Ra đời chủ nghĩa thực nghiệm trường phái Titchener
1905 - Mary Whiton Calkins trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức chủ tích APA
1909 - Lần đầu tiên và duy nhất Freud đến Mỹ
1913 - John Watson khởi xướng tâm lý học hành vi 1920 – Francis Cecil Sumner trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ tâm lý
1921 - Margaret Floy Washburn trở thành người phụ nữ thứ hai giữ chức chủ tịch APA
1930s - Thành lập và phát triển AAAP/ tâm lý học theo trường phái Gestalt đặt chân đến Mỹ
1936 - Thành lập SPSSI
1940s – Tâm lý học hành vi thống trị tâm lý học Hoa Kỳ
1946 - National Mental Health Act
1949 – Boulder Conference on Graduate Education in Clinical Psychology
1950s - Tâm lý học nhận thức bắt đầu phổ biến
1954 - Vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục
1957 - Evelyn Hooker xuất bản báo cáo The Adjustment of the Male Overt Homosexual
1968 - Thành lập Hiệp hội các nhà tâm lý học da đen (ABPsi)
1973 - Bằng Tiến sĩ tâm lý (Psy.D. degree) được đề xuất tại Hội nghị Vail về Đào tạo nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
1988 - Thành lập Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ (ngày nay gọi là Hiệp hội khoa học tâm lý - Association for Psychological Science)

Một số nguồn bổ sung nếu bạn có hứng thú

Podcast: History of Psychology Podcast Series (http://www.yorku.ca/christo/podcasts/)
Web: Advances in the History of Psychology (http://ahp.apps01.yorku.ca/)
Web: Center for the History of Psychology (http://www.uakron.edu/chp)
Web: Classics in the History of Psychology (http://psychclassics.yorku.ca/)
Web: Psychology’s Feminist Voices (http://www.feministvoices.com/)
Web: This Week in the History of Psychology (http://www.yorku.ca/christo/podcasts/)

Link bài viết gốc