Các cuộc thám hiểm của người Pháp

Thành công của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới đã khiến các cường quốc châu Âu khác thèm muốn, trong đó có Pháp. Giống như Tây Ban Nha, Pháp là một quốc gia Công giáo và có mong muôn lan truyền Công giáo trên khắp toàn cầu. Đầu thế kỷ XVI, Pháp tham gia cuộc chạy đua khám phá Tân Thế giới và khai thác tài nguyên ở phía Tây bán cầu. Nhà thám hiểm Jacques Cartier đã đặt chân đến miền bắc Bắc Mỹ, tuyên bố khu vực này thuộc về Pháp, và đặt tên cho khu vực này là Tân Pháp. Từ năm 1534 đến năm 1541, ông đã thực hiện ba chuyến hành trình khám phá trên sông St. Lawrence. Giống như những nhà thám hiểm khác, Cartier đã phóng đại sự giàu có ở châu Mỹ và . Ngoài ra, do sự phản kháng của người bản xứ cũng như sự thiếu kế hoạch của bản thân, ông không thể thành lập một khu định cư lâu dài ở Bắc Mỹ.
Nhà thám hiểm Samuel de Champlain chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử thám hiểm Đại Tây Dương vì vai trò của ông trong việc thiết lập những thuộc địa đầu tiên người Pháp ở Tân Thế giới. Champlain khám phá vùng biển Caribbe vào năm 1601 và sau đó là bờ biển New England vào năm 1603 trước khi đi xa hơn về phía bắc. Năm 1608, ông thành lập Quebec, và thực hiện nhiều chuyến thám hiểm vượt Đại Tây Dương để mở rộng lãnh thổ của Tân Pháp. Không giống như các cường quốc đế quốc khác, Pháp — thông qua những nỗ lực của Champlain — đã thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt tốt đẹp với những người dân bản địa, mở đường cho việc khám phá của Pháp sâu hơn vào lục địa: xung quanh Great Lakes, Vịnh Hudson và cuối cùng là Mississippi. Champlain đã liên minh với các bộ tộc Huron và Algonquins để chống lại kẻ thù của họ, người Iroquois
Sự bại trận của người Iroquois
Sự bại trận của người Iroquois
Người Pháp đã tạo ra các mạng lưới thương mại rộng khắp ở Tân Pháp. Các mạng lưới này dựa vào những thợ săn bản địa để thu hoạch lông thú, đặc biệt là lông hải ly để đổi lấy hạt thủy tinh của Pháp và các mặt hàng thương mại khác. (Thời trang Pháp thời đó ưa chuộng những chiếc mũ rộng vành được trang trí bằng lông hải ly, vì vậy các thương nhân Pháp đã có thị trường sẵn sàng cho hàng hóa Bắc Mỹ của họ.) Người Pháp cũng kỳ vọng đạt được sự giàu có như của Tây Ban Nha bằng cách thuộc địa hóa các vùng nhiệt đới. Sau khi quyền kiểm soát của Tây Ban Nha đối với vùng Caribe bắt đầu suy yếu, người Pháp chuyển sự chú ý của họ sang các đảo nhỏ ở Tây Ấn, và đến năm 1635, họ đã chiếm được hai thuộc địa là Guadeloupe và Martinique. Mặc dù tụt hậu so với Tây Ban Nha, nhưng Pháp vẫn có được thuộc địa màu mỡ ở Tây Ấn Độ. Cả hai hòn đảo đều trở thành những địa điểm trồng đường béo bở, đem lại lợi nhuận cho các chủ đồn điền Pháp nhờ dựa vào nô lệ châu Phi.
Dịch từ nguồn tiếng Anh: