Trong những năm 1500, Thành Vatican ở Rome có sức ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân châu Âu thông qua sự kiểm soát không chỉ cơ hội học tập mà còn cả tài chính từ việc đánh thuế các tín hữu. Tây Ban Nha, với sự giàu có đến từ Tân Thế giới, là đóng vai trò là thành trì cho sự truyền bá Công giáo. Tuy nhiên, bắt đầu từ những nỗ lực cải cách của Martin Luther vào năm 1517 và John Calvin vào những năm 1530, sự thống trị của Công giáo đã bị đe dọa khi Phong trào Kháng Cách nổ ra.
Trong thế kỷ XVI, đạo Tin lành lan rộng khắp vùng phía Bắc châu Âu, và các quốc gia Công giáo đã cố gắng dập tắt mối đe dọa đó. Cuộc xung đột giữa những người Công giáo và người Tin lành cũng ảnh hưởng đến lịch sử của Atlantic World, vì các quốc gia khác nhau cạnh tranh không chỉ để giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mới mà còn khẳng định sự ưu việt của tôn giáo họ.

MARTIN LUTHER

Martin Luther là một tu sĩ Công giáo người Đức, người đã phản đối hành động bán các văn bản xá tội của Giáo hội Công giáo, việc Giáo hội Công giáo đánh thuế người Đức bình thường và việc cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh vì cho rằng việc này không phù hợp với những người Công giáo Đức không hiểu ngôn ngữ này
Nhiều người châu Âu đã kêu gọi cải tổ Giáo hội Công giáo trước khi Martin Luther thực hiện, nhưng chỉ sự phản đối của ông mới gây ra sự chia rẽ Cơ đốc giáo châu Âu. Luther đã biên soạn 95 luận đề, một danh sách về những điều Giáo hội cần cải cách, và đóng đinh nó trước cửa một nhà thờ ở Wittenberg, Đức, vào năm 1517. Ông kêu gọi xuất bản Kinh thánh tiếng thông dụng của từng quốc gia, chống lại thuế thập phân của Giáo hội và lên án việc mua bán các văn bản xá tội. Mặc dù ông đã hy vọng sẽ cải cách Giáo hội Công giáo trong khi vẫn duy trì sự thống nhất, hành động của Luther đã thổi bùng lên Phong trào Kháng Cách chia cắt Giáo hội làm hai do đó Giáo hội Công giáo lên án ông là một kẻ dị giáo. Học thuyết dựa trên những cải cách của ông, được gọi là Lutheranism, đã lan truyền khắp miền bắc nước Đức và vùng Scandinavia.
Martin Luther
Martin Luther

JOHN CALVIN

Giống như Luther, luật sư người Pháp John Calvin cũng ủng hộ việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng thông dụng của từng quốc gia để Kinh Thánh có thể tiếp cận được với người bình thường. Năm 1535, Calvin trốn khỏi nước Pháp theo Công giáo và lãnh đạo phong trào Cải cách từ Geneva, Thụy Sĩ. Thần học Calvin nhấn mạnh vào sự bất lực của con người trước một Thượng đế toàn trí và đặt trọng tâm vào thuyết tiền định với niềm tin rằng Thượng đế đã chọn một vài người được chọn để cứu rỗi trong khi tất cả những người khác đã được định sẵn để bị lụi tàn. Những người theo thuyết Calvin cũng coi trọng việc đọc thánh thư đã cho nhữngngười mắc tội nếu họ nằm trong số những người được chọn để nhận được ân điển của Đức Chúa Trời. Tại Geneva, Calvin đã thành lập Bible commenwealth, một nhóm gồm những tín đồ cho rằng họ là những người có quyền lực duy nhất được giải thích Kinh thánh thay vì bất kỳ vị quân chủ nào. Chẳng bao lâu ý tưởng của Calvin đã lan sang Hà Lan và Scotland.

Đạo Tin lành ở nước Anh

Đạo Tin lành lan rộng ra ngoài các bang của Đức và Geneva đến Anh, quốc gia từng là một quốc gia Công giáo trong nhiều thế kỷ. Ý tưởng của Luther rằng kinh thánh nên có trong ngôn ngữ thông dụng của từng quốc gia đã truyền cảm hứng cho học giả người Anh William Tyndale dịch Kinh thánh sang tiếng Anh vào năm 1526. Cơn địa chấn đối với Giáo hội Công giáo ở Anh xảy ra vào những năm 1530, khi Henry VIII thành lập một nhà nước theo đạo Tin Lành
Là một người Công giáo sùng đạo, Henry ban đầu đã phản đối Phong trào Kháng Cách. Giáo hoàng Leo X thậm chí còn trao cho ông danh hiệu “Defender of the Faith”. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi khi Henry muốn có một người thừa kế nam của chế độ quân chủ Tudor. Do người vợ Công giáo Tây Ban Nha của ông, Catherine (con gái của Ferdinand và Isabella), không sinh được một bé trai, nhà vua đã tìm cách hủy bỏ hôn nhân của họ. Khi Giáo hoàng từ chối yêu cầu của ông, Henry đã thành lập một nhà thờ Tin lành mới, Giáo hội Anh, do chính ông đứng đầu. Điều này cho phép ông tự do hủy bỏ cuộc hôn nhân của mình và kết hôn với Anne Boleyn.
Anne Boleyn cũng không sinh được người thừa kế nam, và sau khi bà bị buộc tội ngoại tình, Henry đã xử tử bà. Người vợ thứ ba của ông, Jane Seymour, cuối cùng đã sinh ra một người con trai, Edward, người chỉ trị vì một thời gian ngắn trước khi qua đời vào năm 1553 ở tuổi mười lăm. Mary, con gái của Henry VIII và người vợ đầu tiên bị phế truất của ông là Catherine, sau đó lên ngôi, cam kết khôi phục đạo Công giáo. Bà có biệt danh là "Bloddy Mary" vì nhiều vụ hành quyết những người theo đạo Tin lành, thường là thiêu sống, mà bà đã ra lệnh trong thời gian trị vì của mình.
Sự hỗn loạn tôn giáo ở Anh cuối cùng cũng được lắng xuống khi Elizabeth, người con gái theo đạo Tin lành của Henry VIII và Anne Boleyn, lên ngôi vào năm 1558. Dưới thời Elizabeth, Giáo hội Anh một lần nữa trở thành quốc giáo, vẫn giữ nguyên cấu trúc thứ bậc và nhiều nghi lễ của Nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1500, một số thành viên người Anh của Giáo hội bắt đầu mong muốn cải cách nhiều hơn. Được gọi là Thanh giáo, họ đã làm việc để xóa tất cả các dấu tích của Công giáo khỏi Giáo hội Anh. Vào thời điểm đó, thuật ngữ “puritan” là một thuật ngữ mang nghĩa tiêu cực; nhiều người coi Thanh giáo là những kẻ lừa đảo đã sử dụng tôn giáo để lừa dối hàng xóm của họ. Tệ hơn nữa, những người nắm quyền coi Thanh giáo là một mối đe dọa an ninh vì sự phản đối của họ đối với Giáo hội Anh.
Dưới thời Elizabeth, người có thời gian trị vì lâu dài từ năm 1558 đến năm 1603, số tín đồ Thanh giáo tăng ổn định. Sau khi James I qua đời vào năm 1625 và con trai của ông là Charles I lên ngôi, người Thanh giáo trở thành mục tiêu của việc đàn áp. Do đó, nhiều người đã vượt Đại Tây Dương vào những năm 1620 và 1630 để tạo ra New England, thiên đường cho việc cải cách đạo Tin Lành, nơi Thanh giáo không còn là một thuật ngữ bị biến tướng. Do đó, những biến động tôn giáo không chỉ đã ảnh hưởng đến nước Anh rất nhiều mà còn có tác động không kém đối với châu Mỹ.
Dịch từ nguồn tiếng Anh: