1. Trước lúc có điện thoại 
Điện báo, với bảng mã thông dụng là mã Morse, được phát minh bởi Samuel Morse và Alfred Vail năm 1837. 
Mã Morse được cấu tạo bởi những dao động xung điện ngắn và dài, các tổ hợp xung điện tạo nên những chữ cái. Nó tương tự như hệ nhị phân 1-0 trong kĩ thuật số bây giờ. Ví dụ: ••• là S, --- là O - SOS: •••---•••.
Hình 1: Bảng mã Morse tiêu chuẩn
Hình 1: Bảng mã Morse tiêu chuẩn
2. Phát minh ra điện thoại
Những người phát minh ra điện thoại bao gồm Antonio Meucci, Elisha Gray và Alexander Graham Bell, nhưng lịch sử đã ghi tên Alexander Graham Bell là cha đẻ của điện thoại vì ông là người được nhận bằng sáng chế cho sản phẩm của mình.
Lịch sử công nhận cuộc gọi đầu tiên trên thế giới là cuộc gọi giữa Bell và trợ lý Watson của ông. Nội dung cuộc gọi: "Watson, đến đây ngay, tôi cần anh" (Mr Watson, come here, I want you).
Hình 2: Cuộc gọi đầu tiên trong lịch sử
Hình 2: Cuộc gọi đầu tiên trong lịch sử
3. Trước khi có điện thoại di động
a) Các bước chuyển biến của điện thoại cố định
Candlestick phone (c.1890): ống nghe và ống nói tách riêng nhau. Chưa có hệ thống quay số. Khi đó tổng đài được vận hành thủ công, và người dùng đầu tiên phải gọi cho nhân viên tổng đài thông báo số máy người nghe, để nhân viên tổng đài kết nối cuộc gọi.
Hình 3: Candlestick phone
Hình 3: Candlestick phone
Rotary dial phone (1919): xuất hiện hệ thống quay số. Các chữ số từ 0-9 sắp xếp theo dạng vòng tròn, sử dụng hệ thống vòng quay số.
Hình 4: Điện thoại vòng quay số (rotary dial)
Hình 4: Điện thoại vòng quay số (rotary dial)
Ống nói và ống nghe được gộp chung vào thành 1 cái handset là khoảng năm 1930.
Và giai đoạn 1960-1961 là giai đoạn hệ thống phím bấm thay thế vòng quay số, và cũng là giai đoạn tổng đài tự động thay thế tổng đài thủ công.
Hình 5: Điện thoại phím bấm (keypad phone) thay thế điện thoại vòng quay số
Hình 5: Điện thoại phím bấm (keypad phone) thay thế điện thoại vòng quay số
b) Sự phát triển của hệ thống liên lạc không dây
Năm 1894, Guglielmo Marconi phát minh ra hệ thống truyền tín hiệu không dây và nhận được bằng sáng chế. Năm 1912, tàu Titanic trước khi bị chìm đã đánh điện vô tuyến SOS.
Khoảng 1920, đài thu thanh (radio) bắt đầu trở nên phổ biến trước đại chúng.
Hệ thống bộ đàm (walkie-talkie) được phát minh vào giai đoạn 1935-1940. Những người đóng góp cho quá trình này: Henryk Magnuski (cũng là người đầu tiên nhận được bằng sáng chế cho sản phẩm, 1935), Donald Hings (1937), Alfred J. Gross (khoảng 1938-1941).
Năm 1947, transistor ra đời, năm 1958, mạch tích hợp bán dẫn (semiconductor integrated circuit) ra đời, kích thước linh kiện điện tử giảm đi rất nhiều trong khi tốc độ xử lý ngày càng tăng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các nước châu Âu và Mĩ bắt đầu xây dựng hệ thống liên lạc vô tuyến cho hệ thống điện thoại vô tuyến (radio telephone).
Hồi đó điện thoại chỉ được lắp đặt ở ôtô vì thứ nhất, chúng rất nặng và thứ hai, chúng tiêu thụ rất nhiều điện năng nên chỉ có thể được vận hành nhờ ắc quy và hệ thống điện trong ôtô.
Hình 6: Điện thoại dùng trong oto (car phone)
Hình 6: Điện thoại dùng trong oto (car phone)
Và năm 1973, sự ra đời của điện thoại di động đã thay đổi tất cả.
Hình 7: Quá trình tiến hóa của thiết bị viễn thông, từ máy điện tín đến điện thoại di động rồi điện thoại thông minh.
Hình 7: Quá trình tiến hóa của thiết bị viễn thông, từ máy điện tín đến điện thoại di động rồi điện thoại thông minh.
Fanpage FB: