Lịch sử điện thoại di động (1973 - nay)
Như đã đề cập ở phần trước, sự phát triển của mạng lưới vô tuyến, cộng với sự ra đời của các linh kiện bán dẫn kích thước nhỏ và mạch...
Như đã đề cập ở phần trước, sự phát triển của mạng lưới vô tuyến, cộng với sự ra đời của các linh kiện bán dẫn kích thước nhỏ và mạch tích hợp (intergrated circuit - IC) đã giúp các thiết bị điện tử giảm dần về kích thước và tạo điều kiện cho sự phát triển của thiết bị vô tuyến cầm tay. Từ 2 yếu tố trên kết hợp, chúng ta có sự ra đời của điện thoại di động vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 nhờ ông Martin Cooper của Motorola.
Cuộc gọi đầu tiên bằng điện thoại di động được thực hiện giữa ông và Dr. Joel Engel của công ti Bell Labs, với nội dung thông báo rằng ông đã phát minh ra điện thoại di động. Martin Cooper sử dụng chiếc Motorola DynaTAC bản thử nghiệm. Mẫu điện thoại đó nặng 1.1 kg (2.4 lb) và kích thước 23 x 13 x 4.5 (cm) (9.1 x 5.1 x 1.8 (inch)). Viên pin yêu cầu thời gian sạc lên tới 10 tiếng trong khi chỉ cho 30 phút đàm thoại (so với những mẫu điện thoại thông minh bây giờ cho thời gian đàm thoại trung bình 20 tiếng).
Năm 1983, mẫu điện thoại Motorola DynaTAC chính thức được thương mại hoá, bắt đầu bằng mẫu DynaTAC 8000X. Khối lượng 784g, chiều cao 25.4cm (10inch) (chưa kể chiếc anten). Giá 1 chiếc DynaTAC thời đấy lên tới khoảng 4,000$ thời bấy giờ (10000$ năm 2020).
Như vậy, điện thoại thời đó là công cụ xa xỉ, chỉ giành cho giới nhà giàu.
Năm 1989, Motorola cho ra mắt mẫu điện thoại Motorola MicroTAC. Chiếc điện thoại là 1 bước cải tiến lớn, đặc biệt là về kích thước, khối lượng và quan trọng nữa là giá thành (từ 784g xuống 350g) (từ 4000$ năm 1984 xuống 2500$ năm 1990, tức là tính theo giá trị đồng dollar năm 2020 là từ 10000$ xuống 5000$).
Ngày 3 tháng 1 năm 1996, Motorola cho ra mắt mẫu điện thoại nắp gập (clamshell phone) đầu tiên trên thế giới là Motorola StarTAC. Với sự tiếp tục cải tiến về kích thước (9.4 x 5.5 x 1.9 (cm)), khối lượng (88g) và giá thành (1000$ năm 1996, tương ứng với 1674$ năm 2020), và hơn là thiết kế gọn gàng, dễ cầm nắm, mang tính thẩm mĩ đã giúp cho Motorola StarTAC trở thành chiếc điện thoại đầu tiên phổ biến với đại chúng, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, bán được 60 triệu chiếc.
Sự thành công của StarTAC là bước đệm để năm 2004 Motorola ra mắt chiếc Motorola Razr V3, với thiết kế mỏng, đẹp mắt, sang trọng, đã trở thành chiếc điện thoại nắp gập bán chạy nhất thế giới, bán được 130 triệu chiếc.
Tuy nhiên chiếc StarTAC vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của 2 mẫu điện thoại trước. Cả 3 mẫu điện thoại đời đầu của Motorola nhìn chung vẫn được xây dựng để sử dụng trên công nghệ 1G AMPS (tuy Motorola đã cho ra mắt mẫu Motorola International 3200 và một số mẫu Motorola MicroTAC và StarTAC hoạt động trên công nghệ 2G GSM, nhưng đa phần vẫn dựa trên mạng lưới 1G AMPS). Do dựa trên công nghệ kỹ thuật tương tự (analogue), AMPS nói riêng và 1G nói chung bộc lộ những nhược điểm sau: tiêu tốn nhiều điện năng, tín hiệu truyền tải có độ chính xác thấp, tiêu hao nhiều trong quá trình truyền tải và tốc độ truyền tải dữ liệu thấp. Những nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách chuyển sang công nghệ 2G kỹ thuật số (digital). Điều này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở phần sau.
Fanpage FB:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất