Chưa có thời buổi nào mà lại có nhiều người ấp ủ khát khao mãnh liệt được trở thành một nhà văn như hiện nay. Cái ước ao một ngày được xuất bản một cuốn sách, có thể là một cuốn tiểu thuyết, hoặc trường hợp hi hữu hơn là một cuốn tự truyện - trở thành tâm điểm của khát khao đương thời.
Điều này - ở một mức độ - là một sự phát triển đáng được hoan nghênh, là hệ quả của phổ cập giáo dục, tiêu chuẩn giáo dục cao hơn và sự tập trung thích đáng vào sức mạnh thay đổi cuộc đời của những cuốn sách. Nhưng khi nhìn theo một khía cạnh khác, theo một cách riêng tư nào đó, nó là hệ quả của thứ gì đó trơ trọi hơn: một đại dịch của sự cô độc và lẻ loi. Đội ngũ người quản lý cho những nhà văn, những người đi tìm tài năng viết, nhà biên tập và những thầy dạy viết không chỉ là minh chứng cho tình yêu văn học của ta mà vô tình cũng xác thực tình trạng cô độc đến đau khổ của con người.
Image result for lonely suburbs
© Flickr/Scorpions and Centaurs
Có vô vàn lí do vì sao ta muốn viết, nhưng cái lí do đơn giản nhất mà tạo nên nền móng trong sâu thẳm mà cũng có lẽ là lí do phổ thông nhất: chúng ta viết bởi vì không có ai ở bên cạnh để nghe. Chúng ta bắt đầu đặt những kí ức, những cảm xúc của chúng ta lên trang giấy và gửi chúng ra thế giới vô biên bởi vì bạn bè ta chẳng rảnh hơi để nghe chúng ta, bởi người bạn đời của ta còn đang bận, và bởi vì đã quá lâu rồi chưa có ai chú ý nghe ta tận tình không rời mắt trong một khoảng thời gian dài - tóm lại, chúng ta rất cô đơn. 
Việc viết lách, có thể bắt đầu từ niềm vui, đam mê vô tư lợi với kiến thức, cũng có thể khởi nguồn từ sự tuyệt vọng, nỗi hổ thẹn mà không có ai bên cạnh để khóc cùng ta. Chỉ khi con người ta đã gào lên tìm kiếm sự giúp đỡ đã quá lâu mà vẫn không có ai nghe thì người ta mới có thể để những nỗi niềm ấy cháy âm ỷ và bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết. Văn chương, suy cho cùng là một giải pháp sẵn có cho nỗi khát khao cồn cào ẩn sâu bên trong mỗi con người: được nghe, được trân trọng, và để những cảm xúc của chúng ta được dịch cho người khác hiểu, trân trọng, xoa dịu và được biết đến. Flaubert đã viết: Nếu ông ấy đã được hạnh phúc trong tình yêu từ năm 18 tuổi, ông ấy sẽ không bao giờ muốn viết.
Image result for kersting reading

Từ thủa đầu của cuộc hành trình văn hóa phương Tây hướng đến sự tự nhận thức, chúng ta gặp Socrates, người đề xướng một đề xuất có ảnh hưởng lớn: viết lách không phải là việc mà những người với nhiều suy nghĩ nên làm phần lớn thời gian. Đối với Socrates, viết lách chỉ là sự mô phỏng mờ nhạt, một sự thế chân tạm bợ cho thiên hướng thực sự của con người: nói chuyện với những con người bằng da bằng thịt khác, mặt đối mặt, thường với một cốc rượu trên bàn, hoặc là trong một cuộc đi dạo tới bến cảng, hoặc trong khi tập thể dục, về những vấn đề ta thấy quan trọng. Sự ra đời của văn chương, theo cách nhìn của Socrates, chỉ là một triệu chứng của sự cô lập trong xã hội và là một bản cáo trạng của cộng đồng con người.
Related image

Tuy rằng ta thấy văn chương là vật thay thế hoàn hảo nhất, tốt hơn tất cả những gì đã được phát minh, ta vẫn nên nhận ra rằng mục đích chính của nó vẫn là để thay thế. Rằng viết lách, suy cho cùng, là một món trả thù vô cùng trang nhã và khéo léo tới cái thế giới quá bận rộn để lắng nghe; và rằng chúng ta sẽ không bao giờ phát triển niềm đam mê mãnh liệt cho những cuốn sách nếu ngay từ đầu ta không bị thất vọng bởi chính những con người ta trông cậy vào.
Chỉ cần thêm một chút nhận thức rằng viết lách là một dạng thay thế sẽ cho ta thêm sức mạnh để đối mặt với nỗi khao khát được giao tiếp thân mật bên trong của ta. Dù ta có toại nguyện đến đâu đi chăng nữa với việc ngồi viết trên giường một mình, hãy không quên sự thỏa mãn của việc được thấu hiểu và đồng cảm đôi bên giữa con người. Viết một cuốn tiểu thuyết đương nhiên là rất khó, nhưng có một việc còn khó hơn, nhưng suy cho cùng sẽ làm ta sung sướng hơn, đó là học cách xây dựng một vòng bạn bè thân thiết.
Theo cách nhìn này, một thế giới tốt hơn sẽ là nơi mà chúng ta không còn quá khao khát muốn thành một nhà văn - bởi ta đã làm chủ được nghệ thuật lắng nghe và làm cho bản thân được nghe thấu. Một mất mát của nền văn chương, nhưng sau cùng lại là một lợi ích cho nhân loại.

Bản dịch The Desire to Write của The School of Life