Những bậc thức giả và những bậc khả kính không cần đến sự thành công của tiểu luận này, còn những kẻ thiếu suy nghĩ hay bất thiện đừng nên đọc vì tiểu luận sẽ khiến họ đau đầu khi phải thay đổi tư tưởng
Tiểu luận "Lẽ thường" do Thomas paine, một người Mỹ gốc Anh chấp bút, là tác phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc cách mạng của 13 thuộc địa Mỹ giành độc lập từ nước Anh. Cho đến nay, nhiều học giả vẫn công nhận đây là tác phẩm có ảnh hưởng quan trọng nhất trong thời kỳ tiền cách mạng mỹ và là một trong số những tiểu luận hay nhất viết băng Anh ngữ. "Lẽ thường" đã giúp cho người dân Mỹ ở thuộc địa nhìn rõ vấn đề và lựa chon hướng đi đúng đắn bằng những phân tích thực trạng, hoàn cnahr và quan hệ giữa các thộc địa và "mẫu quốc" Anh.
Thomas Paine sinh ra và lớn lên trong xã hội nước Anh thế kỉ XVIII, từ khi trưởng thành ông đã tham gia và các hoạt động chính trị và tham gia các câu lạc bộ tranh luận về chính trị. Tại London, ông tình cờ gặp Benjamin Franklin, cuộc gặp gỡ này đã khiến cho sự nghiệp hoạt động chính trị của ông thay đổi. Nhũng hoạt động của Paine trong quá trình giành độc lập cho nước Mỹ khiến ông trở thành một trong những Quốc phụ của nước Mỹ.
Phần 1: Nguồn gốc của chính quyền nói chung và của nước Anh nói riêng.
Xuất phát từ hoạt động sản xuất của con người, một người không thể tự mình hoàn thành được một công việc do đó cần có sự giúp sức từ nhiều người khác. Dần dần xã hội được hình thành, và trong xã hội đó xuất hiện những bổn phận và trách nhiệm của các thành viên đối với nhau. Để đảm bảo những điều trên được thực hiện đầy đủ và công bằng thì phải có một tổ chức và có quyền hạn đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội. Đó là khởi đầu của chính quyền trên thế giới, để sửa chữa những khiếm khuyết về mặt đạo đức của con người.
Theo tác giả, hình thức đầu tiên của chính quyền là những cuộc hội họp của nhóm người dưới một thân cây cổ thụ nào đó, và tất cả mọi người sẽ họp lại để bàn các công việc công cộng. Dần dần số lượng dân cư trở nên đông đúc hơn và với yêu cầu phải đảm bảo cho mỗi vùng đều được tham dự, cách tốt nhất chính là cử một số người đại diện cho mỗi vùng thể tham dự cuộc hội họp, và họ được gọi là đại biểu. Đại biểu được bầu bởi cử tri sinh sống trong vùng đó và đại diện cho quyền và lợi ích của họ trong các công việc chung được đem ra bàn luận. Do đó đại biểu có thể được thay đổi thường xuyên, đảm bảo lợi ích công sẽ được đảm bảo. Nhóm các đại biểu (quốc hội, hội đồng, nghị viện,...) chính là cơ sở hình thành của chính quyền trong mỗi xã hội.
Tại nước Anh thế kỉ XVIII, chính quyền được tạo ra trên cơ sở hình thức chính thể cộng hòa và sự kết hợp của một số yếu tố của chế độ quân chủ gồm: tàn tích của chế độ quân chủ chuyên chế (vua); tàn tích của chế độ quý tộc chuyên chế (viện quý tộc); và những chất liệu mới của chế độ cộng hòa (Viện bình dân). Hai yếu tố đầu được thành lập theo chế độ cha truyền con nối và các nguyên tắc thừa kế, do đó chúng không dính dáng gì đến nhân dân và không đóng góp gì cho tự do của đất nước. Có thể nói Viên bình dân là nhân tố duy nhất thể hiện tính nhân dân và là cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà vua.
Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản của quốc gia, căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước chúng ta có thể thấy được bản chất của chính quyền nước đó. Hiến pháp Anh thời điểm này coi Viện bình dân là thiết chế kiểm soát quyền lực của nhà vua nhưng lại cho nhà vua quyền phủ quyết ngược lại. Về bản chất, vua thay vì truyền mệnh lệnh trực tiếp thì có thể thông qua nghị viện để thực hiện mệnh lệnh của mình với một hình thức đáng sợ hơn là đạo luật của nghị viện. Và một câu hỏi được đặt ra là vì đâu mà nhà vua lại có thứ quyền lực kiểm soát toàn bộ quốc gia trong khi chính thứ quyền lực ấy thuộc về chính người dân của quốc gia đó và nó phải được kiểm soát chặt chẽ? Hiến pháp Anh nhìn từ bên ngoài là cánh cửa đã đóng lại chế độ quân chủ chuyên chế nhưng lại quên mất không khóa cánh của ấy và để chìa khóa rơi vào tay nhà vua.
Như vậy, chính quyền phải xuất phát từ nhân dân và hoạt động dựa trên những nhu cầu của xã hội đặt ra chứ không xuất phát từ chỗ nào khác. Do đó hiến pháp đương nhiên phải là của nhân dân chứ không phải là của chính quyền.
Như vậy, chính quyền phải xuất phát từ nhân dân và hoạt động dựa trên những nhu cầu của xã hội đặt ra chứ không xuất phát từ chỗ nào khác. Do đó hiến pháp đương nhiên phải là của nhân dân chứ không phải là của chính quyền.
Phần 2: bàn về chế độ quân chủ và quyền lực cha truyền con nối.
Theo hiến pháp, mọi người sinh ra đều bình đẳng, vậy thì tại sao lại có sự phân biệt giữa địa vị của nhà vua và thần dân? Tại sao nhà vua có quyền quyết định cuộc sống của toàn bộ người dân của một nước? Theo đó, chế độ quân chủ như trò chơi của những kẻ thèm khát quyền lực, bằng mọi thủ đoạn để giành lấy và độc chiến thứ quyền lực ấy cho riêng mình và khiến cho thứ quyền lực ấy áp đặt xuống người dân.
Chế độ quân chủ có nhiều điểm hạn chế: Thứ nhất, quyền lực tập trung vào một cá nhân có địa vị cao nhất (vua, hoàng đế) do đó việc xử dụng quyền lực ấy như thế nào phụ thuộc vào khả năng của người nắm giữ. Với dân chúng đó là một canh bạn nếu quân vương của họ là một vị vua anh minh thì họ sẽ có một cuộc sống yên ổn, ngược lại nếu là một bạo chúa thì cuộc sống của họ chẳng khác gì ở địa ngục. Thứ hai, sự hạn chế trong mối quan hệ giữa vua và người dân. Với vai trò là quản lí đất nước đòi hỏi người cầm quyền phải gắn bó với cuộc sống của người dân để đưa ra các chính sách cai trị phù hợp, tuy nhiên tất cả các nhà vua hầu như chỉ quanh quẩn trong những lâu đài của mình và bỏ quên thế giới bên ngoài, trong một số trường hợp, họ cũng chỉ nhận được thông tin gián tiếp từ những sứ giả của mình nhưng điều này cũng chỉ mang tính chủ quan và hình thức bên ngoài. Do đó chức năng quản lí của chính quyền là yếu kém, chậm chạp khiến đời sống người dân vô cùng khó khăn. Thứ ba, nhà vua chính là nguyên nhân của hầu hết các cuộc chiến tranh trong lịch sử. Với tham vọng mù quáng của mình, các nhà vua đều mong muốn nâng cao thứ quyền lực trên vương miện của mình và điều đầu tiên họ nghĩ đến chính là bành chướng lãnh thổ. Điều này khiến cho tại các nước quân chủ chiến tranh thường xảy ra khiến cho cuộc sống của nhân dân vốn khó khăn nay thêm phần bất hạnh.
Bên cạnh đó, chế độ quân chủ lại được củng cố bằng chế độ cha truyền con nối. Không có một lí do gì để đặt dòng dõi gia tộc của mình lên trên những người khác mãi được. Nếu như một vị vua anh minh được mọi người công nhận thì chưa chắc người kế vị tiếp theo của ngai vàng sẽ được mọi người công nhận. Ví dụ như câu nói "hổ phụ sinh khuyển tử", việc truyền ngôi đã nhanh chóng trở thành trò cười cho nhân loại. Đây là điều hết sức vô lí bởi lẽ: một người chỉ có được sự tôn kính từ công chúng khi và chỉ khi được công chúng công nhận, vì vậy việc trao sự tôn kính ấy cho kẻ khác chỉ vì kẻ ấy là con cháu của người được tôn kính là điều bất công, điều đó chẳng khác nào khẳng định rằng "vì tôi đã chọn ngài làm thủ lĩnh của chúng tôi nên con cháu của ngài cũng sẽ cai trị con cháu của chúng tôi mãi mãi". Đây chính là một giao ước phản tự nhiên và phi lí trí. Bên cạnh đó, chế độ truyền ngôi còn là nguyên nhân cơ bản của vô số cuộc chiến tranh giành quyền lực của những kẻ có tham vọng để giành lấy ngai vàng, hoặc tồi tệ hơn nếu như ngai vàng được giao cho một tiểu hoàng đế cai trị và được nhiếp chính bởi những kẻ ích kỉ chỉ vì lợi ích của bản thân hắn.
Như vậy cái thứ mang tên cộng hòa của nước Anh chỉ là cái vỏ của chế độ quân chủ, bởi lẽ chịu sự lũng đoạn từ phía nhà vua. Nhà vua nắm trong tay toàn bộ tài sản quốc gia và quyền lực trong tay mình, biến cái được gọi là viện bình dân trở thành cái tên gọi hữu danh vô thực, cho nên chính quyền Anh chẳng khác nào các chính quyền quân chủ như các nước khác.
Phần 3: Vài suy nghĩ về tình trạng chính trị thực tại của nước Mĩ:
Mâu thuẫn giữa người dân thuộc địa Mĩ và nhà vua ở mẫu quốc Anh đã trở nên ngày một gay gắt và dần chuyển từ lý luận sang vũ trang. Trong tác phẩm lẽ thường, tác giả đã đưa ra một số quan điểm về sự ủng hộ việc độc lập của Mĩ:
Thứ nhất, nền thương nghiệp của Mĩ sẽ phát triển thịnh vượng hơn nếu Châu âu không dính vào nội tình của Mĩ. Nước Mĩ được thịnh vượng là nhờ thương nghiệp, nhờ cung cấp những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và sẽ luôn có thị trường nếu châu Âu vẫn còn có nhu cầu. Nhiều người cho rằng nước Anh đang bảo vệ bọn họ nhưng về thực chất nước Anh đang bảo vệ lợi ích của mình và chẳng có lợi ích nào giữa mẫu quốc và thuộc địa cả. Nước Anh sẽ không bảo vệ thuộc địa và vì lợi ích của thuộc địa mà tất cả đều chỉ vì nước Anh và chỉ có lợi ích của nước Anh. Các nước châu Âu khác sẽ trở thành kẻ thù của Mĩ mặc dù chẳng có quan hệ gì với Mĩ chỉ vì họ là kẻ thù của Anh. Do đó việc độc lập của Mĩ khiến cho Mĩ vẫn sẽ có mối quan hệ với các nước châu Âu như Pháp, Tây Ba Nha kể cả khi các nước này là kẻ thù của Anh. Điều này khiến cho nước Mĩ thực sự trở thành một thương cảng tự do, nơi mà nước nào cũng có thể đến và giao dịch.
Thứ hai, khoảng cách địa lí giữa Anh và Mĩ là rất lớn, mỗi nước ở một châu lục khác nhau do đó đã dần trở thành rào cản ngăn cách giữa hai vùng đất. Những hòn đảo không có khả năng tự bảo vệ là những mục tiêu chính đáng để cho những vương quốc bảo hộ, nhưng sẽ là rất phi lí nếu cho rằng một lục địa có thể bị một quốc đảo cai trị vĩnh viễn. Bên cạnh đó chỉ có chưa đến một phần ba dân cư là hậu duệ của dân Anh. Do đó lập luận cho rằng Anh là mẫu quốc của Mĩ là luận điệu sai lầm, ích kỉ và nhỏ nhen. Nhiều người cho rằng sự kết hợp của Anh và các thuộc địa sẽ có sức mạnh to lớn để thách thức cả thể giới. Nhưng đó chỉ là một giả thuyết và chẳng có gì chắc chắn trong một cuộc chiến tranh cả; và hầu hết những hậu quả đều phải do chính thuộc địa gánh chịu thay cho mẫu quốc. Bên cạnh đó, nước Mĩ không muốn dính vào bất kì một cuộc chiến tranh nào, mục tiêu của nước mĩ là thương mại, trở thành một thương cảng tự do của thế giới, hàng hóa của Mĩ có thể được bán tại bất kì thị trường nào của châu Âu và những hàng hóa nhập cảng muốn mua ở đâu cũng không phụ thuộc vào bất cứ ai.
Thứ ba, đây là con đường tự do của nhân dân thuộc địa. Theo đó, quyền cai trị vẫn đang nằm trong tay nhà vua Anh và nó vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tái thiết lục địa; và nước Anh cũng không có khả năng để quản lí hết những công việc ở thuộc địa, công việc sẽ chẳng bao lâu trở nên nặng nề, rắc rối do chính quyền Anh chẳng thể nào hiểu hết được các vấn đề tại một nơi cách cả đại dương. Việc giải quyết công vụ chẳng thể nào hiệu quả nếu mỗi lần phải đi tới vài ngàn dặm chỉ để từ Mĩ sang Anh đưa vài kiến nghị sau đó chờ đợi hàng tháng để có thể được giải quyết. Châu Mĩ chỉ là vật phụ trong hệ thống chính trị của nước Anh, nước Anh chỉ lưu ý những điều tốt cho nước Mĩ mà chỉ nằm trong phạm vi và mục đích của họ. Và đương nhiên có thể nước Anh sẽ kìm hãm nước Mĩ nếu như điều đó có lợi cho họ.
Thứ tư, nước Mĩ có đủ khả năng để giành độc lập. Bằng sức mạnh thương mại của mình, nươc Mĩ dễ dàng có thể xây dựng một quân đội tương đương của Anh. Không có một nước nào có may mắn và đủ khả năng để xây dựng một hạm đội như nước Mĩ, tất cả các nguyên liệu cần thiết như gỗ, dầu, sắt,... đều có thể tìm thấy ở Mĩ. Còn về nhân lực, nước Mĩ luôn có những thủy thủ và thợ đóng tàu, cộng thêm kĩ nghệ đóng tàu hàng đầu của mình thì chẳng bao lâu Mĩ sẽ dẫn đầu thể giới và không có quốc gia nào có đủ khả năng để trở thành đối thủ cạnh tranh với Mĩ.
Từ các lập luận trên, có thể thấy sự độc lập của thuộc địa Mĩ là một sự tất yếu, vì sự phát triển của chính nước Mĩ. Nước Mĩ sẽ tự tạo chính quyền riêng của người dân Mĩ và sẽ có hiến pháp của riêng mình.
Trên đây là tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm "Lẽ thường" của tác giả Thomas Paine. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, và nếu có ý kiến về chủ đề này xin bình luận ở phía dưới để cùng thảo luận.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất