Image result for 451 fahrenheit movie
Là  một trong những tác phẩm đầu tiên viết về vấn đề dystopia (Phản địa đàng) , 451 độ F trở thành một trong những cuốn sách khá phổ biến khi mọi người đề cập về đề tài này. Lấy đề tài đốt sách làm trọng tâm của quyển sách, liệu tác phẩm của Ray Bradbury có xứng đáng được ca tụng, và đặc biệt ngang hàng với 1984 của Geogre Orwell hay không?
Để có thể hiểu rõ hơn thì dystopia( phản địa đàng) xin mời đọc định nghĩa đơn giản sau đây: 

An imagined state or society in which there is great suffering or injustice, typically one that is totalitarian or post-apocalyptic.

Nói đơn giản là "một nhà nước hoặc xã hội tưởng tượng trong đó có sự đau khổ hoặc bất công lớn, điển hình là một nhà nước toàn trị hoặc hậu tận thế."
Nếu nhìn vào 1984của Geogre Orwell, hoặc Clockwork Orange của Anthony Burgess,.. hoặc cả teen fiction như The Hunger Games (Đấu trường sinh tử) chúng ta đều nhìn thấy rõ sự thống trị của nhà nước về mặt báo chí, truyền thông,.. mọi thứ. Vẫn có sách, vẫn có kiến thức vẫn có mọi thứ nhưng dưới sự kiểm soát gắt gao của chính phủ thì 451 độ F của Ray Bradbury lại lựa chọn việc đốt sách là cách mà chính phủ kiểm soát kiến thức lẫn truyền thông.



Xuyên suốt câu chuyện chúng ta thấy được việc tác giả nhấn mạnh sự "thống trị" của "màn hình", của "công nghệ" khiến cho con người trở nên có vẻ như bị thao túng bởi nó. Những chi tiết bảng quảng cáo, màn hình TV luôn được nhắc đi nhắc lại,... nhằm nhấn mạnh sự thao túng đến từ công nghệ. Sự tự do kì lạ của cô gái Clarisse McClellan (maniac pixie girl) là luận điểm của tác giả nhằm củng cố thông điệp cuốn sách của mình.

Chúng ta ở thời điểm hiện tại cũng nghĩ đến việc công nghệ đang dần chiếm lĩnh mọi thứ và một phần nào đẩy lùi sự phổ biến của sách trong thư mục giải trí của mỗi con người. Nhưng hãy nghĩ xem, công nghệ là một phần phát triển của con người, sách cũng từ đó phát triển thành dạng e-book, tiện lợi hơn, thoải mái hơn,... Một tác phẩm dystopia hay là một  tác phẩm giữ nguyên được giá trị cho dù tương lai có thế nào. Với những tác phẩm khác về dystopia thì đa phần mọi người khai thác khía cạnh ảnh hưởng từ sự cai trị độc tài, điều kiện sống tồi tệ của những giai cấp thấp, sự tự do trong ngôn ngữ,.. thì 451 độ F chỉ miêu tả được đúng cảm xúc Guy Montag khi nhận thức được sự quan trọng của sách thôi. Chính Ray Bradbury còn thừa nhận bản thân cuốn sách lên án sự trỗi  dậy của TV, trong khi TV là một trong những thiết bị có sự ảnh hưởng cực kì lớn về công nghệ cho toàn thế giới kể cả lúc bấy giờ và hiện tại

Có phải câu chuyện hơi tuyến tính khi và nhân vật có cảm xúc quá rạch ròi và thế giới dystopia chỉ đúng việc cất giữ sách là trọng tội còn những khía cạnh bất công khác hoặc khó khăn không hề có...

Ở thời điểm đó, năm 1953 , rõ ràng tác phẩm 451 độ F tạo tiếng vang lớn vì đó là thời kì con người đang tự hỏi liệu công nghệ TV có đem đến một thứ gì có hại không, như nhiều lúc chúng ta cũng tự hỏi liệu smartphone có ảnh hưởng gì đến bản thân không. Việc cuốn sách nổi bật trong thời kì đó kéo theo bộ phim làm theo vào thời điểm đó cũng thành công không kém. Nhưng ở thời điểm hiện tại, một quyển sách thiếu quá nhiều chi tiết để có thể xây dựng một thế giới dystopia như Blade Runner hoặc Clockwork Orange hoặc The Giver,.. đẩy bộ phim chuyển thể từ nó trở thành một tác phẩm tồi tệ nhất năm 2018.
Image result for 451 fahrenheit movie hbo

451 độ F là một tác phẩm "làm nóng" cho những ai mới đặt chân vào dystopia hoặc sci-fi vì nó dễ dàng để nuốt trôi, nuốt nhanh và dễ dàng hiểu nhưng đặt nó vào hàng những tác phẩm teenfic của The Hunger Games hoặc Dune (Frank Herbert) về việc xây dựng thế giới phản địa đàng thì rõ ràng vẫn chưa đủ cửa mặc dù thông điệp của nó có sức ảnh hưởng lớn. Còn nếu so với Brave New World của Aldous Huxley, 1984 của Geogre Orwell, Do Androids Dream of Electric Sheep? (Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?) của Philip K. Dick thì còn thua xa