Lao động trẻ em - bỏ học đi làm đúng hay sai? - #4
Hmm tự nhiên sáng nay trong lúc ngồi gặm nhấm mẩu bánh mì, mình lại nghĩ về 'thị trường lao động'..
Hmm tự nhiên sáng nay trong lúc ngồi gặm nhấm mẩu bánh mì, mình lại nghĩ về 'thị trường lao động'.. Nói đúng hơn thì mình nghĩ đến mấy ông bảo vệ trước..
Tự nhiên ngồi nghĩ, giật mình khi thấy, sao bảo vệ dạo này đi đâu gặp cũng toàn người trẻ thế, trẻ lắm ấy. Chắc tầm tuổi mình, hơn tuổi mình 1 chút hoặc cũng có thể còn kém tuổi hơn mình..
Từ bao giờ các bạn ấy lại lựa chọn thế nhỉ, rằng bỏ học thì vẫn có việc làm 'không quá vất vả' như thế..
Trong mặc định của mình, thường bảo vệ là các chú, các bác lớn tuổi một chút để làm việc nặng, hay quá tuổi để làm việc văn phòng, nhà nước. Họ đi làm cho khuây khỏa và mong muốn kiếm thêm thu nhập, nhưng giờ để họ tìm được công việc như thế lại khó, vì lũ trẻ bây giờ phù hợp hơn để thay thế họ, chúng nhanh nhạy, tháo vác, dắt xe cái vèo, chủ nào mà không thích...
Vậy họ có bị gọi là thất nghiệp khi mới chớm hoặc chuẩn bị vượt ngưỡng trong độ tuổi lao động không.? Mình cũng chẳng biết..
Có thể cậu không biết nhưng dạo này trong mấy nhóm tìm kiếm việc làm, nhiều 'đối tượng' trong ngưỡng chuyển cấp như 2k3, 2k4, 2k6 đăng bài tìm việc nhiều lắm..
Các em chọn đi làm để kiếm tiền hay các em chọn chấm dứt việc học.?
Hiểu tích cực thì do các em có tinh thần trách nhiệm, biết hy sinh cho gia đình. Đi làm để phụ giúp bố mẹ, cho các em hoặc anh chị khác trong nhà đi học.
Còn hiểu không tích cực 1 chút, thì đơn giản là các em không thích đi học. Thế thôi.
Không thích đi học thì lại có nhiều lý do: môn học nhàm chán, kiến thức khô khan, không thực tế, bạn bè xấu tính, áp lực từ bố mẹ kiểu như "Mày học dốt thì đi học làm gì cho phí tiền bố mẹ, tiền đấy để cho cái A thằng B đi học tốt hơn..", áp lực từ hàng xóm "Nhà mày đông con, không có điều kiện, mày nghỉ học đi mà đi làm" hay "Giờ mày đi học cao hơn cũng đâu giúp được gì, giờ đi làm tích 1 cục tiền, sau lấy vợ lấy chồng là vừa", "học đại học rồi vẫn về làm công nhân đấy thôi", "lương sinh viên đại học ra trường không bằng thu nhập của cô bán bún bò đầu ngõ"... bla bla...
VÀ áp lực từ chính xã hội, khi không phải những điều mà hàng xóm, gia đình nói là sai, các em có thể TỰ mình chứng kiến các tình huống thực tế như thế, thiếu đi sự hướng dẫn phù hợp, làm các em tin và CHỈ nhìn được đến thế. Và các em bỏ học.
Vấn đề ở đây không phải là bỏ học là ĐÚNG hay SAI mà là những công việc các em làm sẽ vất vả và chỉ tương ứng được với những gì các em đang có.
Mình đọc được 'bài chính chủ' em ấy làm việc 2 năm trong một quán phở được bao ăn ở, nhưng phải làm việc từ 5h sáng đến 10h đêm, mà lương được có 4-5tr. Như vậy có xứng đáng với công sức làm trong 17 giờ đồng hồ mỗi ngày không.?
Theo mình là không. Không xứng một tí nào.. Em nói mình bị lừa, bị bóc lột, nhưng thời gian để em nhận ra được điều đó lại dài quá rồi..
Đấy chính là 1 trong những điểm yếu của các em, không được làm việc một cách chính thống, dù làm công nhân trong các công ty tại KCN chăng nữa thì cũng không có cơ hội đóng thẻ BHYT, BHXH, BHTN.. Kiểu như những quyền lợi mà 1 người lao động nên có thì các em sẽ không có được vì các em chưa đủ 18 tuổi.
Ngoài ra, còn trẻ, còn non thì dễ bị lừa, bị bắt nạt, thậm chí là đánh đập chửi rủa.
Và những người mà em tiếp xúc mỗi ngày sẽ dạy cho em về "đời", thứ mà bố mẹ hay 'hàng xóm' từ đầu đã không dạy.
Tính ra thì nhiều rủi ro đấy..
Nhưng mà dù có nói luyên thuyên thế nào thì cái gì chẳng có hai mặt, mình cũng đâu có quyền phán xét hay can dự vào cuộc đời người khác.
Thế nên 'Chúc tất cả may mắn!'
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất