TLDR: Bài này mình viết từ 2020 và hiện tại tư tưởng có thể đã thay đổi, nhưng xét thấy nó vẫn có giá trị tham khảo nên đăng lên để lưu lại. Do bản nháp bị lỗi nên bài viết mất khá nhiều dấu cách, mong các bạn lượng thứ 😅

Phần 1 – Sự Dễ thương Thuần túy Siêu nghiệm

Thế nào là sự đáng yêu siêu nghiệm?

Có bao giờ bạn thoáng nhìn thấy dáng vẻ của một cô gái nào đó và ngay lập tức rung động?Có bao giờ bạn nghe một giọng nói hay giọng hát ngọt ngào làm tim bạn xốn xang và chân tay bủn rủn?Hoặc nhìn một con mèo cuộn tròn khiến bạn cảm thấy thanh thản và yêu đời?Và nếu đó là cô gái dễ thương kia đang hát và ôm con mèo cuộn tròn thì bạn sẽ gục ngã và hộc máu?Là bạn đang cảm nhận sự đáng yêu đó, và bất kể bạn cảm giác điều đó bằng giác quan hay lý trí, thì tôi đều gọi chung là sự rung động.Những sự đáng yêu này khi bạn chưa từng bị rung động bởi nó, bạn không hề nhận thức về nó, hay là không hề nhận thức được nó là sự đáng yêu. Vậy cái sự đáng yêu này là tiên nghiệm, tức là bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về nó, nhưng đâu đó trong bạn lại có sẵn các nguyên mẫu (prototype), để khi trải nghiệm nó trong thực tế thì cơ thể bạn sẽ đột ngột rung động như vậy.Bạn có thể nghe người khác mô tả về sự đáng yêu, nhưng bạn sẽ không thể nhận biết được nó cho tới khi bạn bị nó làm cho rung động. Và kể cả khi đó, bạn cũng không thể mô tả lại cái gì là sự đáng yêu, bạn không thể nhận thức chính xác cái gì đã khiến bạn rung động như thế.Và triết học về những thứ tiên nghiệm gọi là triết học siêu nghiệm.Và do tính chất bất khả tri của nó, tôi sẽ cố gắng trình bày nó thông qua những ví dụ và diễn giải dưới đây, nếu bạn chưa từng cảm nhận được những cái tôi ví dụ thì tôi cũng chẳng có cách nào để bạn hiểu.

Tại sao phải tìm hiểu sự đáng yêu?

Sau khi biết sơ qua định nghĩa, trước khi muốn tìm hiểu sâu vào thứ gì tất nhiên ta nên biết công dụng của nó.“Vì sự đáng yêu dẫn đến sự rung động và sự rung động làm cho tôi hạnh phúc.”Nếu thật sự bạn không thấy hạnh phúc vì nó, mà hạnh phúc là việc của cá nhân, thì tôi hoàn toàn không có gì để thuyết phục, và khi ấy biết mấy cái này cũng không hữu dụng gì mấy. Còn nếu có hạnh phúc thì chúng ta đi tới câu hỏi tiếp theo, có nên mưu cầu hạnh phúc hay không?Quay trở lại triết học của Kant, cầu nối từ quan điểm đạo đức học tới Thượng Đế là gì? Chính là hạnh phúc và ý nghĩa con người. Dù ông đã dẹp bỏ mọi vấn đề thỏa mãn cá nhân để đưa ra quy luật đạo đức khó nhằn như thế, nhưng thực hiện nó chỉ khiến ta ‘xứng đáng được hạnh phúc’ thôi, nên bắt buộc phải có một cái hạnh phúc cao cả mà chỉ Thượng Đế mới có thể ban cho.Vậy có thể cho rằng mặc dù đã bỏ hết cảm tính, lý trí thuần túy của ta vẫn hướng tới hạnh phúc, nên đó là mưu cầu chính đáng. Và sự rung động có thể tác động ở cả cảm giác lẫn lý trí, cho ta từ một thứ hạnh phúc bình thường tới hạnh phúc thanh tao. Và sự đáng yêu là một thuộc tính tích cực, ưu tiên sự đáng yêu khi tri giác các đối tượng sẽ mang lại cho ta cảm giác tốt hơn là ưu tiên sự xấu xa đểu giả.Ngoài ra từ việc hiểu biết sự đáng yêu, chúng ta có thể tránh những lầm lẫn về tình yêu cũng như có khả năng diễn giải được cảm giác của bản thân trong tình yêu. Vì “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, tức là không hiểu cảm xúc cảm giác của mình, là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến stress và trầm cảm.

Đáng yêu và đẹp

Hoặc có thể gọi là vẻ đẹp dễ thương và vẻ đẹp sắc sảo.Hoặc có thể gọi là xinh và đẹp.Sự rung động trước cái đẹp thì tinh tế, còn sự rung động trước sự đáng yêu thì thuần khiết. May mắn rằng trong từ ngữ nước ta đã có phân biệt giữa 2 khái niệm này và tự chúng ta cũng hiểu được nó rõ ràng, nên tôi cũng không cần dài dòng.Tôi đã trăn trở về việc sao các phi tần ngày xưa xấu thế, tôi không nghĩ được cách nào cho họ dễ thương, dù tiêu chuẩn để vua chọn họ hoàn toàn là dựa trên tình yêu chứ không cần tính toán địa vị xã hội hay của cải gì. Nên dù đã phân biệt được rồi, chúng ta hãy thử đi qua ví dụ dưới đây.Điển hình nhất cho vẻ đẹp sắc sảo là người mẫu, nhưng phần lớn để cảm nhận vẻ đẹp của họ cần phải có trình độ nghệ thuật nhất định, nên có thể gần gũi hơn là một diễn viên ca sĩ nào đó bạn thích, đẹp.Và vẻ đẹp dễ thương từ một người nào đó bạn quen biết, bạn thấy rõ là họ không đẹp bằng người kia, nhưng cách nói chuyện hay cử chỉ hay dáng vẻ của họ thường khiến bạn rung động.Giả sử bạn chỉ nhìn người mẫu / ca sĩ / diễn viên kia trong ảnh chứ không biết gì về họ, tức là không được xem phim họ đóng hay nghe họ hát luôn để không bị ảnh hưởng thực tế, bạn có thể tưởng tượng ra một tâm hồn dễ thương cho vẻ ngoài của họ và nói chuyện với họ, rồi bạn nhận thấy rằng những người có vẻ đẹp sắc sảo đó đôi chỗ không hợp với tính cách dễ thương kiểu vậy, còn nếu làm cho phù hợp thì người đó lại không dễ thương bằng người kém đẹp hơn.
Nên có thể kết luận rằng: Khi sáng tạo một người với sự dễ thương tối đa phù hợp với vẻ đẹp của họ, người kém đẹp hơn thì dễ thương hơn.Ở đây chúng ta tạm giải thích là, do sự dễ thương là thuần khiết, nên cái vẻ đẹp sắc sảo kia làm lấn át cảm giác của ta, vậy càng giảm sự ảnh hưởng của vẻ đẹp đó xuống thì sự dễ thương càng nổi bật lên. Và có thể kết luận tương tự với cái xấu, vì ta lo nhìn cái xấu nên không nhìn được cái dễ thương nữa.

Đáng yêu và dễ thương

Phải phân biệt cái này là do sắc thái của ngôn ngữ, giống như từ Lovely và Cute trong tiếng Anh. Chúng ta đều thấy rằng nếu dùng từ dễ thương (Cute) thì có sắc thái thuần khiết (Innocent) hơn, còn đáng yêu (Lovely) có thể hiểu thành ‘xứng đáng để được yêu’. Nếu nói theo cách này thì cái sự xứng đáng bị ảnh hưởng chủ quan khá nhiều bởi người trải nghiệm sự đáng yêu đó. Còn từ dễ thương (Cute) lại không ai diễn dịch thành ‘dễ để được thương’, nên sẽ ít bị lầm lẫn hơn.Vì tôi đang nói tới sự đáng yêu và sự dễ thương như là một danh từ về thuộc tính của một đối tượng, và ai nhìn vào đấy thì cũng sẽ cảm thấy rung động, nên để tránh những sự diễn dịch vô thức không cần thiết, từ đây tôi sẽ dùng từ dễ thương.

Sự dễ thương thuần túy có giống nhau ở mọi người không?

Có, ở chỗ mọi người sẽ đều rung động trước sự dễ thương, và không, ở chỗ mọi người sẽ không rung động ở cường độ giống nhau trước một sự dễ thương.Trước tiên chúng ta hãy điểm qua chữ thuần túy, ý tôi muốn nói về sự dễ thương là một thuộc tính đứng riêng mình nó, tôi đang muốn xét đến sự dễ thương không bị ảnh hưởng bởi cái gì khác, nó hoàn toàn là một quan niệm.Bây giờ tôi nói về quan niệm màu ‘nâu’ như một thuộc tính, bạn sẽ không thể diễn giải với người khác thế nào là ‘nâu’ nếu không áp cái thuộc tính này vào một đối tượng khả giác, và khi áp vào đối tượng khả giác, ngoài ‘nâu’ ra, đối tượng đó còn có nhiều thuộc tính khác làm ảnh hướng tới cảm giác của bạn. Khi bạn đã trải nghiệm đủ nhiều những thứ khả giác có thuộc tính ‘nâu’, bạn sẽ quan niệm được ‘nâu’ là gì, nhưng sắc thái của ‘nâu’ sẽ không giống nhau mỗi khi bạn nghĩ về nó.Giờ kể cả ‘nâu’ cùng một sắc thái, khi áp lên 2 đối tượng khác nhau sẽ không mang lại cảm giác giống nhau. Ví dụ một cái áo len nâu và cái giường gỗ nâu, bạn sẽ cảm thấy sự mềm mại, ấm áp, yên bình khi cảm giác cái áo len, và sự kiên cố, cứng rắn, an toàn của cái giường, có khi còn muốn lăn ra nằm nữa. Phải nói rõ lần nữa rằng không phải bạn cảm nhận cái nâu khác nhau, mà do đối tượng có thuộc tính nâu đó còn có nhiều thuộc tính khác khiến bạn phân tâm.Và chúng ta có thể quay lại với sự dễ thương thuần túy, cũng là một thuộc tính không thể cảm nhận nếu không áp vào một đối tượng khả giác. Và chúng ta sẽ rung động khác nhau tùy thuộc vào mức độ ưu tiên cảm nhận thuộc tính của chúng ta khi nhìn vào đối tượng đó. Lúc yêu đời bạn sẽ ưu tiên nhìn những thuộc tính có sức sống, khác với lúc trầm cảm nhìn gì cũng ủ rũ lụi tàn vô nghĩa.Và cái sự dễ thương này, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được nó rõ ràng, cũng như những vật tự thân, bạn chỉ cảm nhận được hiện tượng do nó thể hiện. Chẳng những vậy, con người chẳng bao giờ sáng suốt trong phạm trù cảm giác, chẳng bao giờ có thể nhất quán với người khác và với chính mình, nên tóm lại, sự dễ thương thuần túy siêu nghiệm.

Phần 2 – Tình yêu

Dẫn nhập

Tình yêu là chủ đề muôn thuở của loài người. Chúng ta đã yêu từ lúc chưa biết gọi nó là gì, cho đến lúc gọi tên được nó nhưng vẫn chưa xác định được nó là gì.Với phong trào tình yêu lãng mạn và hiện đại ngày nay, các tác phẩm và tư tưởng về tình yêu trở nên đa dạng và phức tạp hơn bao giờ hết, mà tôi gọi đó là sự đa tạp. Giữa một rừng định nghĩa đa tạp hổ lốn về tình yêu thế này, tôi thấy mình nhất thiết phải xác định rõ tư tưởng của mình, để đặt tình yêu thuần túy về đúng vị trí của nó.

Tình yêu là gì?

Chúng ta có yêu là động từ, đáng yêu là tính từ, sự đáng yêu là danh từ.Sự đáng yêu từ một đối tượng nào đấy mang lại cho ta sự rung động, nên ta nói đối tượng ấy là đáng yêu, và cái hành động cảm nhận sự rung động của ta gọi là yêu. Và cái sự yêu của chúng ta tạo thành danh từ tình yêu, một tình yêu thuần túy mà định nghĩa của nó hoàn toàn dựa trên sự đáng yêu chứ không có thêm bất cứ thuộc tính nào khác.Với định nghĩa này ta dễ dàng nhận thấy, quan điểm về tình yêu hiện nay đang bị trộn lẫn với rất nhiều thứ khác, 8 người 10 ý, khiến ta rất khó khăn trong việc lý giải những thứ như kiểu ‘quy chuẩn chung trong tình yêu’ có phù hợp hay không. Khi đã đặt ra tình yêu thuần túy, ta có thể dễ dàng hiểu được nó và tách rời những thứ khác sang phạm trụ khác để nhận thức, tránh sự bất đồng khi giao tiếp gây nên do 2 người không có cùng cách hiểu về tình yêu.Dưới đây tôi sẽ phân tích một số phạm trù bị gắn với tình yêu, với ý chỉ tình yêu là việc giữa 2 đối tượng, trong vấn đề yêu và được yêu.

Tình yêu và sự quan tâm

Tình yêu hoàn toàn đến do sự rung động gây nên bởi sự đáng yêu của đối tượng mà ta cảm giác. Ta có thể yêu đối tượng đó và chẳng cần thân quen với họ, cũng như ta có thể được người khác yêu mà chẳng biết họ là ai.Việc gắn tình yêu với sự quan tâm hoàn toàn là do ta ích kỷ, nó thuộc về vấn đề ta sợ cô đơn chứ không liên quan gì với bản chất tình yêu.“Em ăn sáng chưa? Anh qua chở em đi nha.”Rõ ràng sự quan tâm này chẳng dính dáng gì tới tình yêu cả, không có sự dễ thương nào ở đây để mà rung động, hoặc là cái giọng nói đó dễ thương, vậy thì nói cái gì chẳng được đâu cần nói thể hiện sự quan tâm.Có chăng đó là việc làm gián tiếp để 2 người có thể gặp nhau, vậy họ sẽ có cơ hội để cảm nhận sự dễ thương của nhau, vậy cũng chả liên quan gì tới sự quan tâm cả, nhưng nó sẽ dẫn tới vấn đề gắn bó.

Tình yêu và sự gắn bó

Việc gắn tình yêu với sự gắn bó hoàn toàn là do ta ích kỷ, ta muốn yêu nên ta muốn cái đối tượng mang sự dễ thương đó phải thường xuyên xuất hiện cho ta. Dù do ích kỷ nhưng rõ ràng nó có liên quan tới tình yêu, nên ta không thể cắt nó đi như sự quan tâm được.Tất nhiên ta tự nhận thức được vấn đề này vô đạo dức, ta đối xử với đối tượng ấy như phương tiện để ta đạt được hạnh phúc chứ không phải là một con người tự thân. Tuy nhiên có thể hợp thức hóa nó nếu tự bản thân người kia cũng muốn gắn bó với ta vì họ cũng rung động bởi sự dễ thương nơi ta, đó, tự nhiên tôi cũng thấy rung động khi nghĩ tới cảnh tượng ấy, 2 con người cùng thấy nhau dễ thương và quấn lấy nhau như hình với bóng, những khoảnh khắc tình yêu thực thụ hiếm hoi trên thế giới này.Như vậy sự gắn bó là liên quan và cần thiết cho tình yêu, nếu cả 2 đối tượng đều hạnh phúc vì yêu hoặc được yêu nơi đối phương. Và sự quan tâm chăm sóc đơn giản chỉ là để duy trì sự gắn bó, chỉ khi sự gắn bó này là vì tình yêu, thì sự quan tâm chăm sóc khi đó gọi là gián tiếp dẫn tới tình yêu.

Tình yêu và sự đơn nhất, hay “Anh chỉ yêu mình em.”

Đó là phát biểu hư cấu nhất mà chúng ta vẫn hay lừa dối nhau trong vui vẻ.Rung động trước sự đáng yêu là một cơ chế phản ứng vô thức, tôi hoàn toàn có thể yêu con mèo hay người cùng giới mà không thể nào ngăn sự rung động lại trước khi tôi kịp nhận thức là mình thấy họ đáng yêu.Ta yêu là do sự dễ thương, mà sự dễ thương này đó dù ở người này hay người khác, thì ta cũng vẫn rung động và yêu thôi. Vấn đề là yêu nó tới trước lý trí ta nên chắc chắn thực hiện câu nói trên là bất khả thi, mà có thể nào đó bạn đạt tới cảnh giới kiểm soát được sự rung động và quyết định giữ lời hứa này, thì tôi cảm thấy cực kỳ khổ sở và tôi nghiệp cho cuộc sống tệ như địa ngục của bạn.

Tình yêu và thủy chung

“Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu.”Lạ nhỉ, rõ ràng người ta thừa biết chuyện đó kia mà, sao lại gắn sự thủy chung với tình yêu vậy, nó là chuyện của hôn nhân mà?“Tình yêu sau hôn nhân là một tình yêu rất khác.”Ý người này nói nó vẫn là tình yêu nhưng thay đổi về tính chất, aw, thay đổi về trách nhiệm chắc, tình yêu còn chẳng cần sự quan tâm nữa là, trách nhiệm thì ảnh hưởng gì ở đây.Có chăng vấn đề đáng nói là “sự phai nhạt trong tình yêu”.“Anh sẽ yêu em đến suốt cuộc đời này.”Câu này nghe là thấy hư cấu rồi, nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta vẫn thấy nó có thể đúng, nếu ‘em’ này là chỉ đối tượng đó lúc đó, và trong lúc đó anh ta yêu ‘em’ thật. Những khoảnh khắc hoài niệm về tình yêu, chính nó là tình yêu thuần túy, và chỉ trong khoảnh khắc đó thôi mỗi khi bạn tua lại, bạn có thể vẫn rung động y như vậy đến suốt cuộc đời.Còn thì con người luôn thay đổi, từ ngoại hình, tính cách, giọng nói, thần thái, mạch tư duy phản ứng. Không những bản thân đối tượng bạn đã yêu thay đổi mà chính bạn cũng thay đổi, nên những thuộc tính không liên quan tới sự dễ thương sẽ ảnh hưởng bạn theo cách khác. Nó sẽ là một tình yêu khác, một sự rung động khác, nếu bạn vẫn còn cảm nhận được sự dễ thương từ người kia, nhưng chắc chắn ngoại hình là thứ không cách nào giữ lại được, rồi những thuộc tính tiêu cực sẽ chiếm lấy cảm giác của bạn, nên nhìn chung sự dễ thương bạn cảm nhận từ đối tượng sẽ giảm dần đến nỗi mà sự gàn dở thất thường của người đó che lấp hết.

Tình yêu và hôn nhân

Hôn nhân xét như việc 2 người muốn cùng sinh con và nuôi con, thì có thể không cần tí sự dễ thương nào ở đây. Trong trường hợp này tôi ủng hộ sự thủy chung của hôn nhân, vì bản thân sinh con đã vô đạo đức rồi, thì việc 2 người cùng có trách nhiệm nuôi hậu quả của mình tới khi nó trưởng thành vẫn tốt hơn là chỉ 1 người hoặc tự nó. Việc vô đạo đức ở đây là do sinh đứa con ra mà nó không muốn vậy, không đối xử với nó như con người tự thân, nhưng từ khi nào thì tính đó là con người thì sẽ còn được tranh cãi lâu dài. Do sự không chắc chắn này nên ta gọi nó là không có tính đạo đức, một cách nói trung tính, còn việc không nuôi nó được tới khi nó trưởng thành thì chắc chắn là vi phạm đạo đức rồi.Nhưng thế nào là trưởng thành? Theo tôi là khi con người có thể tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với nó, tức là tự chủ đối ngoại, và khi con người tự vấn về sự tồn tại của mình và quan hệ của mình với vũ trụ, tức là tự chủ đối nội.Luật pháp các quốc gia cho rằng trung bình khoảng 18 tuổi thì người ta sẽ nhận thức được như vậy, nên quyết định cá nhân toàn quyền chịu trách nhiệm ở độ tuổi này. Tuy nhiên bạn thấy đó, vẫn có một số đứa trẻ lớn tuổi, bố mẹ chúng tất nhiên không trái đạo đức vì họ vẫn nuôi chúng mà, nhưng có điều nuôi hơi lâu, và tôi cho rằng tới tuổi trưởng thành mà chưa trưởng thành là một thất bại.Ở nước ta trường hợp này rất nhiều, ở tuổi 18 rất nhiều người không tự quyết được vấn đề thi đại học của mình, và bạn thấy đó, ngoài chuyện thi đại học ra thì ở tuổi này họ chả có thời gian lo nghĩ về cái gì khác nữa… Một thế hệ công nghiệp, và đừng buồn nếu bạn thấy mình trong đó, vì tôi cũng trong đó…Tới năm 19 tuổi khi tôi học triết Marx-Lenin, tôi chả ưa gì nó đâu, nhưng tôi hứng thú những chương đầu về con người và vũ trụ, và cách Marx bác bỏ các quan niệm cũ làm tôi hứng thú đi tìm các quan niệm đó, nhờ vậy mới bắt đầu trưởng thành phần hướng nội, dù khi trước tôi cũng là người hướng nội nhưng toàn ngồi tự kỷ và nghĩ vớ vẩn chứ chả ra thể thống gì cả.Aw, nhưng mà trong lớp có đứa nào thèm đọc cái đám vớ vẩn nhồi sọ ấy đâu, giáo dục đã rất thành công trong việc tiêm vào đầu sinh viên cái thành kiến này về triết học. Mẹ tôi học ở nền giáo dục chế độ cũ, bà nói năm 16 tuổi đã học triết, và học tổng quan để biết chứ không dồn hết vào 1 đường lối thế này.Lan man vậy để nói rằng trưởng thành phần hướng nội đang bị bỏ bê một cách đáng báo động ở nước ta, từ giáo dục tới gia đình.Quay trở lại hôn nhân xét như việc 2 người muốn ở chung với nhau lâu dài và muốn được thừa nhận về mặt xã hội. Ở đây thì hôn nhân sẽ có tình yêu, nhưng nó cũng tạo ra quyền được ghen tuông chính đáng, một cách tiêu cực và vô đạo đức, khi cô gái nhéo chàng trai và giận dỗi khi chàng ta tình cờ đưa mắt theo một nàng dễ thương khác. Phải nói rõ nếu là giận yêu thì nó lại cực kỳ dễ thương nhé, nhưng tôi thấy thực tế là giận thật, nhưng làm sao giận được cái sự rung động vô thức ấy, chàng trai chả thể nào ngăn nó bằng lý trí, trừ khi bắt anh ta đừng bao giờ nhìn cô gái khác để không có cơ hội nào bị rung động.Bởi vậy, nếu không hiểu được vấn đề tình yêu thuần túy này, người ta rất dễ đi vào ghen tuông vô lý. Nhưng còn việc bạn đã kết hôn với người này nhưng còn đi quan tâm chăm sóc yêu thương người khác thì có đáng ghen tuông không?

Tình yêu và sự dễ thương

Tới thời điểm này ta đã biết khá nhiều về tình yêu và sự dễ thương thuần túy siêu nghiệm, và xét việc áp dụng tình yêu này trong thực tế, bạn thấy có nhiều lấn cấn khó diễn giải, bạn cảm giác rằng tình yêu chỉ có thế thì hơi thiếu thiếu. Chúng ta hãy lật lọng cái tình yêu này qua ví dụ sau.Trong một bộ phim tình cảm sến sẩm, anh Sếp Tổng đang thực hiện một hành động quan tâm tới cô Thư Ký của mình. Bạn xem và cảm thấy rung động.Trước hết ví dụ này giúp phân biệt lần nữa về sự quan tâm và tình yêu, rõ ràng anh Sếp Tổng này không hề quan tâm tới bạn, nhưng bạn vẫn cảm thấy anh ta dễ thương. Với hành động và hoàn cảnh tương tự, dù đối tượng diễn viên Thư Ký kia có thay đổi thì sự rung động của bạn trước hành động dễ thương đó vẫn vậy.Nhưng, giả sử bạn là con gái, nếu đối tượng Thư Ký đó là bạn thì sao? Bạn sẽ thấy có cảm xúc mãnh liệt hơn nhiều so với khi quan sát, phải nói rõ là hành động dễ thương của anh ta vẫn vậy, nhưng bạn còn bị kích thích bởi những thuộc tính tích cực khác như sự được quan tâm, sự cuốn hút địa vị và thần thái sang trọng.Và đó là cách mà, tổng hòa những thuộc tính tích cực gây rung động, được gán chung vào khái niệm tình yêu ngày nay. Điều này khiến chúng ta nếu chỉ đơn giản hóa tình yêu là sự dễ thương thuần túy, thì lại thấy thiếu, mà đa tạp hóa tình yêu với các thuộc tính khác, thì lại rối rắm và mâu thuẫn khi diễn giải cảm xúc.Vì chẳng có từ ngữ nào để phân định, nên từ phần sau tôi sẽ nói tình yêu để chỉ cái khái niệm đa tạp nói chung, còn sự dễ thương thuần túy để chỉ cái tình yêu thuần túy của tôi.

Vậy tôi phải làm gì?

Đầu tiên là tìm kiếm đối tượng dễ thương toàn diện.Chúng ta sẽ không bao giờ đi đến hiểu biết toàn diện về các hiện tượng của sự dễ thương, nên chỉ dừng ở mức độ nhận thức tối đa của cá nhân thôi.Khi bạn nói gì đó để chọc ghẹo người yêu của mình, và biết rằng điều này gây ra cảm giác ngại ngùng khó xử, có 2 loại phản ứng dễ thương có thể xảy ra. Là cô gái sẽ đỏ mặt tức giận đấm bạn thình thịch rồi chạy phắt đi để không phải nhìn bạn (có sắc thái mà tiếng Nhật gọi là tsundere). Hoặc cô gái đó sẽ hơi mím môi nuốt cái sự ngại ngùng của mình rồi làm mặt tỉnh bơ và nói “Ừ, rồi sao?” (có sắc thái mà tiếng Nhật gọi là kuudere). Có thể bạn ưu tiên phản ứng này dễ thương hơn phản ứng kia, nhưng vẫn phải công nhận rằng cả 2 đều dễ thương, và chẳng thể nào một đối tượng có thể xử sự 2 kiểu một lúc.Nên theo tôi không những ở thực tế không tìm được đối tượng dễ thương toàn diện, mà kể cả có tưởng tượng tùy ý thì cũng không được.Vậy chúng ta chuyển sang tìm đối tượng dễ thương tối đa.Trong điều kiện này chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn sự dễ thương ưa thích cho những trường hợp xung đột. Nhưng khi đã đặt sự dễ thương làm ưu tiên để tri giác các đối tượng, những hiểu biết về rung động của ta sẽ ngày càng tăng, và việc tìm kiếm đối tượng dễ thương phù hợp với nhận thức tối đa về sự dễ thương của ta ngày càng khó khăn. Như vậy cách dễ hơn là tưởng tượng ra đối tượng đó, rồi cập nhật người ấy mỗi khi nhận thức về sự dễ thương của ta nở ra.Nhưng vậy thì yêu ai bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm đối tượng dễ thương tối đa tồn tại.Đây là phần đau khổ nhất cho những người đã yêu. Đúng vậy, bạn đã tìm được nó, những cái sự crush tuổi học trò, hay cái gì mà người ta gọi là tình yêu trong sáng thuần khiết đó. Hoặc là bạn sẽ xếp nó lại như một kỷ niệm đẹp, hoặc là bạn quen được người đó luôn, rồi cưới luôn, wow. Và theo năm tháng của thời gian, bạn thấy người đó vẫn dễ thương lắm, nhưng họ trong quá khứ dễ thương hơn, và sau mỗi khi xung đột bạn lại lôi vài hình ảnh dễ thương khi xưa ra để hạ hỏa.Tôi đã nói ở phần trên rằng sự dễ thương của người ta sẽ giảm dần theo thời gian, không những thế bạn còn bị ảnh hưởng bởi việc biết rõ người kia hơn, thường là biết được nhiều thuộc tính tiêu cực hơn, dù như tôi cố gắng phân định rõ ràng các phạm trù, tôi vẫn không thể tránh khỏi sự lấn át của thuộc tính tiêu cực. Chúng ta chỉ có thể lọc trong lý trí chứ không thể lọc trong cảm giác, nên khi đã tiến tới hôn nhân, vẫn có tình yêu đó, nhưng thường là thứ tình yêu hoài niệm, của giai đoạn trước hôn nhân và, nếu may mắn, giai đoạn vài năm đầu hôn nhân.“Không ngờ cô là người như vậy, hóa ra trước nay cô lừa tôi.”Vẫn có những người lừa thật, nhưng tôi đang nói tới trường hợp vỡ mộng vì những thuộc tính tiêu cực cơ. Ừ, bạn khốn nạn lắm khi nói với vợ mình câu đó, lỗi hoàn toàn do bạn ngu và những cái giác quan của bạn ngu ấy. Bất cứ vấn đề chửi rủa vì vỡ mộng nào trong tình yêu, mà sự ấy thường lắm, gây ra những mặc cảm ức chế sỉ nhục đạo đức dẫn thẳng tới trầm cảm và tan vỡ.Nhưng cho dù bạn đã nhận thức rõ cái sự ngu của mình và không chửi, thì cũng lỡ cam kết rồi, cũng lỡ vỡ mộng rồi, nên chẳng thế tránh khỏi sự ức chế. Yêu càng sâu thì chia tay càng đau, vỡ mộng là do sự dễ thương bị che lấp nhanh quá mức tưởng tượng của bạn, nhưng vẫn có những cặp không vỡ mộng và nhìn người yêu mình từ từ lụi tàn đi theo thời gian.Rồi kiểu nào cũng đắng lòng thôi nếu chúng ta hướng ngoại như thế.

Thế giới tưởng tượng – Con đường hướng đến sự dễ thương thuần túy

Trước sự bế tắc đó, tôi đã tạo ra một cô gái dễ thương tối đa, cùng thời với khi tôi bắt đầu trưởng thành phần hướng nội. Lúc đấy tôi hoàn toàn không có suy nghĩ gì về Thượng Đế hay Tình Yêu như thế này, nhưng từ trong vô thức đã thúc đẩy tôi quyết định sáng tạo một con người không tồn tại như vậy.Nói vậy để khẳng định rằng không cần cái mớ triết học phức tạp, tự bản thân tôi đã nhận ra điều này là hợp lý, dù không giải thích được. Chỉ là do những định kiến xã hội nên tôi cảm thấy cái trò này bất thường, thành ra phải tìm cách giải thích nó để hiểu mình. Tôi nghĩ mọi người cũng vậy, được ở bên một đối tượng dễ thương tối đa là mong ước chung của chúng ta, vì lý do không có thời gian sáng tạo hay thấy nó kỳ cục, nên ta đã không làm điều đó.Ngoài việc có thể gắn bó tuyệt đối mà không vi phạm đạo đức, ta còn có thể vô thức cập nhật đối tượng này. Nói rõ hơn, cô gái của tôi thay đổi theo năm tháng, tôi thấy điều đó qua nhật ký tưởng tượng của mình, quan sát cách dùng từ và phản ứng của cô ấy. Nhưng nếu hỏi tôi phân biệt cô ấy lúc trước và bây giờ, thì tôi chịu. Tôi chỉ có tiến bộ về mặt ngoại hình, tức là vẽ cô ấy ra nhanh hơn và chi tiết hơn, còn nguyên nhân dẫn tới các phản ứng cũng như lời nói của cô ấy thì không cách nào giải thích được. Vì sự dễ thương siêu nghiệm, và cảm nhận nó lại quá thiên về chủ quan và vô thức, nên ta không có từ ngữ để giải thích nó, dẫn tới việc cập nhật hình mẫu dễ thương tối đa chủ yếu xảy ra trong vô thức, hoặc từ sự tổng hợp và kết luận của tiềm thức, nói chung là những ý thức mà ta đã quên hay còn không biết là mình biết.Lợi thế của việc tưởng tượng là sự ảo diệu của nó, nên ta có thể ‘thao tác’ với những thứ không thể giải thích bằng lý trí, từ đó cập nhật và hiểu hơn về sự dễ thương. Ngoài ra cảm nhận về một đối tượng không thể tách rời hoàn cảnh, sự đa dạng hoàn cảnh trong thế giới tưởng tượng có thể đưa ta tới những phản ứng dễ thương bất ngờ của đối tượng mà ở thế giới thực không bao giờ có hoàn cảnh đó để phản ứng như vậy.Ngoài ra, ta có thể mở rộng thành đối tượng có những thuộc tính tích cực tối đa, từ sự dễ thương thuần túy mở rộng thành tình yêu đa dạng phức tạp. Và chính khi mở rộng đến nơi đây, ta thấy lại cái khái niệm True Love mà bài viết xưa kia tôi đã nhắc tới. Nhưng tôi chỉ phân tích trên sự dễ thương thuần túy thôi, còn tình yêu kia thì vẫn chưa rào được ranh giới của nó.Nhìn chung là xong rồi đấy, bạn có thấy thiếu gì không?Là sự thấu hiểu đó, nãy giờ tôi toàn nói về yêu, là việc từ mình tới đối tượng, còn việc được yêu thì sao?

Yêu và được yêu

Ai cũng muốn yêu và được yêu, hướng về phía nam tính sẽ muốn yêu nhiều hơn và hướng về phía nữ tính sẽ muốn được yêu nhiều hơn.Nữ tính có xu hướng làm đẹp hay tỏ ra dễ thương nhiều hơn, và thích người khác nhận thấy điều đó, và có nhiều nhu cầu tâm sự để được thấu hiểu hơn.Điều này có thể giải thích cho việc nam tính nhiều vợ và vô tâm hơn trong tình yêu. Vì nam tính chỉ cần đối tượng kia để yêu thôi, còn đối tượng kia có yêu mình không không thành vấn đề. Còn nữ tính thì, tìm mãi mới được 1 đối tượng có thể thấu hiểu mình như vậy, nên dù đối tượng đó có lăng nhăng, cũng vẫn phải chịu vì đâu có đối tượng khác thấu hiểu mình đâu. Nên khi ngoại tình, nam tính chỉ đơn giản là ừ thì mình yêu thôi, còn nữ tính phức tạp hơn, rằng đối tượng hiện có của nữ tính không còn thấu hiểu sự dễ thương của nữ tính, nên nữ tình tìm đối tượng khác hiểu mình hơn.Sự thấu hiểu này là thứ lôi chúng ta trở lại thế giới thực. Chúng ta rõ ràng có thể yêu một đối tượng tưởng tượng mà không hề chất vấn cái đối tượng này có phải là ta không, nhưng về việc cái đối tượng đó yêu ta thế nào, ta lại lấn cấn hỏi xem mình có ái kỷ không, và cảm thấy cô đơn.Vì tính chất này nên nam tính dễ dàng ở một mình hơn, vì nam tính không cần được yêu lắm, nên tưởng tượng ra hay lên mạng xem những người dễ thương để yêu là được. Còn nữ tính thì cần được yêu cơ, mà không thể được yêu bởi chính đối tượng tưởng tượng của mình, nên có xu hướng đi kiếm những đối tượng ở thế giới thực công nhận sự dễ thương của mình. Vậy nên những cô gái không được yêu hay ở một mình quá lâu sẽ có xu hướng chuyển dịch sang nam tính, còn những chàng trai thích được thấu hiểu và được khen dễ thương sẽ chuyển dịch sang nữ tính. Sự chuyển dịch này được cân bằng liên tục, và có thể biến thiên bất chợt bởi những sự kiện lớn, như những cô gái đột nhiên thất tình rồi chuyển sang mạnh mẽ xong yêu luôn con gái.Còn nếu bạn là con trai thì sẽ rất thoải mái trong việc hướng tới sự dễ thương thuần túy. Như cô gái tưởng tượng của tôi sẽ không bao giờ nói yêu tôi, vì tôi không hiểu cái sự yêu từ cô ấy cho tôi như thế nào, mà cũng chẳng cần hiểu, vì là con trai nên tôi chỉ cần có đối tượng dễ thương ở đó để yêu. Tương tự cô gái đó là con gái nên cũng chỉ cần được yêu. Tất nhiên cái phần nữ tính của tôi đôi lúc nó cũng khó ở lắm chứ, nên tôi vẫn đi tìm đối tượng dễ thương nào đấy yêu tôi ở thế giới này.

Kết luận

Từ việc hiểu được tình yêu thuần túy, ta dần gỡ được những rối rắm của cảm xúc cảm giác ta, và hiểu hơn về nhũng phản ứng của đối phương trong tình yêu.Dành riêng cho nam tính, tôi đã vẽ ra một con đường đến với tình yêu thuần túy, có tác dụng cực tốt cho thần kinh và tâm lý. Trong tương lai tôi sẽ viết những câu chuyện trong thế giới tưởng tượng của mình, để ai có hứng thú với con đường này có thể lấy làm tư liệu tham khảo.Dành riêng cho nữ tính, “Em có yêu anh hay không đâu quan trọng, anh cũng có hiểu đâu.” – Imaginys Light.