Làm việc với game hóa
Top ứng dụng game hóa cải thiện năng suất học tập và làm việc
Game hoá cho đến thời điểm hiện tại đã không còn quá xa lạ với người dân chúng ta. Đặc biện nhất là khi phải cách li COVID-19, các trường học online đã tạo điều kiện để học sinh, giáo viên lẫn phụ huynh có cơ hội tiếp cận với khái niệm này. Nhưng để áp dụng thực tiện thế nào thì không phải ai cũng biết.Hiểu được khó khăn đó, hôm nay, Blog Game hóa xin được giới thiệu với các bạn những app có 1-0-2 áp dụng game hóa!
Focus Plant
Tên app: Focus Plant
Nền tảng: Mobile
Giá: Miễn phí cho mọi người dùng
Thời đại 4.0 ngày càng phát triển thì sự xuất hiện của những app đóng vai trò như một công cụ trợ giúp trong học tập ngày càng trở nên phổ biến. Một trong những app mà mình muốn chia sẻ ngày hôm nay, có tên là Focus Plant.
Thoạt nghe qua tên app thì chắc hẳn mọi người cũng đoán được công dụng của nó, đó là hướng tới sự tập trung cho người sử dụng. Cứ mỗi khi đặt bút xuống chuẩn bị làm bài tập thì tự nhiên điện thoại kêu “ting ting”, messenger lại gọi bạn kìa. Đa số mọi người đều sẽ check tin nhắn ngay lập tức mà quên mất việc mình đang làm. Và thế là “người bạn xấu” kia đã dụ dỗ bạn thành công rồi đó. Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể tập trung hơn trong học tập mà không bị những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng? Focus Plant chính là chìa khoá cho câu hỏi này.
Với đánh giá từ người dùng lên tới 4,8/5 sao thì mình có thể khẳng định rằng đây là 1 app uy tín và rất hữu ích đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Cùng Focus Plant thả hồn vào một khu vườn nhỏ kì diệu với vô vàn những loại cây quen thuộc như súp lơ, hành tây, củ cải,... tất cả đều được nhân hoá như có thể nói chuyện với chúng ta vậy. Hình ảnh ngộ nghĩnh đi đôi với giao diện dễ sử dụng sẽ khiến các bạn bị “bánh cuốn” ngay từ những phút đầu mới vào. Đặc biệt dành cho những bạn có sở thích chăm sóc cây cối và nhìn chúng lớn lên mỗi ngày thì app này sẽ cực kì phù hợp đấy. Mỗi ngày đăng nhập vào app sẽ đều được nhận một lượng “hạt mưa” nhất định. “Hạt mưa” chính là nguồn “thức ăn” để nuôi cây lớn. Cứ như vậy đến khi cây đạt đến level 7 là khi đó cây đã trưởng thành và bạn có thể tiếp tục trồng những cây khác. “Hạt mưa” thì không phải lúc nào cũng từ trên trời rơi xuống, thế nên muốn có nguồn thức ăn nuôi cây lớn thì ta sẽ phải làm một công việc, đó là ấn vào nút “Focus!” và set thời gian học tập. Đến giờ tập trung rồi, chúng ta có thể set từ ít nhất là 5’ đến nhiều nhất là 3 giờ. Lượng mưa tỉ lệ thuận với thời gian mà bạn set, bạn tập trung trong khoảng thời gian càng lâu thì lượng mưa nhận được càng nhiều. Ngoài ra bạn có thể set thời gian học theo chu kì, cứ mỗi 25’ học sẽ nghỉ giải lao 10’ (đó là thời gian học hợp lí). Lúc bấm thời gian học mà bạn thoát khỏi app quá 20s thì tất cả “hạt mưa” tích được từ đầu sẽ bị mất đó. Vì vậy chớ để “bạn xấu” dụ dỗ giữa lúc đang tập trung nhé. Bản thân mình đánh giá app này 8/10 điểm, nếu có settings Tiếng Việt thì có lẽ sẽ dễ sử dụng hơn cho tất cả mọi người. Nếu bạn vẫn chưa tìm được 1 công cụ nào giúp bạn tập trung trong công việc thì tại sao lại không thử Focus Plant nhỉ? Chỉ với 132,8 MB thôi là điện thoại của bạn đã được trang bị thêm một app rất hay và thú vị rồi. Chúc tất cả các bạn có một trải nghiệm mới mẻ và tuyệt vời !
Todoist
Tên app: Todoist
Nền tảng: Mobile/ PC
Giá: Miễn phí cho mọi người dùng
Trong ngày có quá nhiều việc để làm nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Hay quên deadline và cần người nhắc việc mỗi ngày? Todoist sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với bạn đấy!
Todoist được mệnh danh là app lên danh sách đỉnh nhất với hơn 25 triệu lượt tài cùng đánh giá 4.8/5 tại App Store. App cho bạn một giao diện đơn giản, không cần mất thời gian tìm cách dùng.
Todoist cung cấp cho bạn chức năng tạo Task (Công việc), ở đây, bạn có thể viết công việc sắp tới mình cần hoàn thành. Trong đây, bạn có thể chọn cho vào Project cụ thể nào đó để dễ lọc việc, bạn cũng có thể đặt Thứ Tự Ưu Tiên để quyết định nên làm việc gì trước. Todoist có cả chế độ Đề Xuất nên làm việc này vào ngày vào tùy theo nội dung bạn ghi nên nếu bạn không biết nên xếp ưu tiên thế nào cũng chớ lo nhé. Làm việc nhóm cũng được tuốt khi bạn có thể tag bạn bè, đồng nghiệp nếu cần thiết. Bước cuối cùng là đặt deadline để gần đến hạn, sẽ có mail nhắc nhở bạn làm việc. Đến cuối ngày, bạn có thể xem phần Thống Kê của Todoist xem mình đã làm việc hiệu quả chưa. Điểm đặc biệt là chế độ “Karma” của Todoist rất giống với việc chơi game. Bạn cần đạt được số điểm nhất định để có thể “Level Up” lên hạng mới. Chưa kể, Todoist cũng có thể kết nối với Google Calendar, giúp thuận tiện hơn nếu dùng song song hai cái.
Dù là app free, nhưng vẫn có chức năng của Todoist bị khóa, buộc bạn mua bản Premium với giá $3.99/tháng và $35.99/năm. Ngoài ra, nó cũng không hỗ trợ tiếng Việt nên có thể sẽ hơi khó làm quen lúc mới đầu. Chưa kể chế độ Đề Xuất đôi lúc cũng không đúng, làm bạn sẽ thấy hơi rối khi sắp xếp thứ tự công việc. Song, với những ưu điểm kể trên, đây vẫn là một app mà các bạn nên dùng, kể cả học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm!
Nearpod
Tên app: Nearpod
Nền tảng: Mobile/ PC
Giá: Miễn phí cho mọi người dùng
Trong khoảng thời gian mà Covid-19 đang hoành hành thì các app học online đã không còn xa lạ gì với phần đông các học sinh, sinh viên và giáo viên. Chúng ta biết đến các ứng dụng như Zoom , Microsoft Teams,... với chức năng họp miễn phí HD và có chức năng chia sẻ màn hình lên đến 100 người. Nhưng những chức năng mà các ứng dụng này mang lại vẫn chưa thể bao quát và đi sâu vào những lợi ích mà chúng ta cần để có thể nắm vững kiến thức khi không thể tới lớp học offline.
Giải pháp có thể tối ưu hóa việc giao bài tập, trau dồi kiến thức, thảo luận nhóm giữa các học sinh và giáo viên có thể thực hiện tốt nhất với ứng dụng Nearpod.
Nearpod là một công cụ dạy học hoàn toàn miễn phí.
Việc sử dụng Nearpod trong các giờ học cho phép gia tăng tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh.
Sử dụng ứng dụng này, học sinh có thể viết – vẽ – thảo luận – trả lời trắc nghiệm hay gửi bài cho giáo viên và nhận lại phản hồi ngay lập tức. Thú vị hơn, nó cho phép giáo viên sử dụng toàn bộ những nguồn tài nguyên có sẵn của mình từ các website, Powerpoint, video…
Thầy cô hoàn toàn có thể nhúng trực tiếp các dữ liệu đã có vào website này mà không cần phải định dạng lại.
Nearpod thật sự là một ứng dụng mà các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên cần nghiên cứu và sử dụng trong quá trình bổ túc kiến thức trong thời điểm dịch bệnh bùng phát như hiện nay.
Brain Dots
Tên app: Brain Dots
Nền tảng: Mobile
Giá: Miễn phí cho mọi người dùng
“Suốt ngày chơi game thôi, chả chịu học hành gì cả.” “Con học qua game mà.” “Làm gì có chuyện game giúp con học tốt lên.”
Vậy ư? Đó thật sự là một suy nghĩ sai lầm về game mà gần như các bậc phụ huynh nào cũng mắc phải. Vậy hôm nay, Blog Game hóa sẽ giới thiệu cho bạn về một trong những tựa game được coi là có ích nhất trong việc học tập nhé! Đó chính là BRAIN DOTS.
Brain Dots (hay còn gọi Chấm não) có tính thử thách não rất cao, khi nhiệm vụ của người chơi là thoải mái sáng tạo những nét vẽ riêng biệt, từ giản đơn đến cầu kỳ, từ quen thuộc đến độc lạ nhằm đưa hai trái bóng chạm vào nhau.
Nếu bạn nghĩ nó đơn giản thì bạn sai hoàn toàn rồi. Lúc mới đầu, game có thể dễ nhưng càng về sau, nó thật sự yêu cầu bạn dùng đến não và buộc phải sáng tạo được những hình thù mới lạ trước những chướng ngại vật hết sức “vô duyên” và khó nhằn. Chính vì thế, trước khi bắt tay vào vẽ, bạn cần vạch trước cho mình một kế hoạch và suy đoán tất cả những trường hợp có thể xảy ra để không phải chơi đi chơi lại quá nhiều lần mà không suy nghĩ.
Brain Dots khá là hack não đấy. Vì vậy, nếu bạn muốn thử thách bộ não trí tuệ của bản thân, Brain Dots không phải là một sự lựa chọn tồi đâu!
Duolingo
Tên app: Duolingo
Nền tảng: Mobile
Giá: Miễn phí cho mọi người dùng
“Muốn học ngoại ngữ nhưng lại không có thời gian tới các trung tâm”, “Muốn tìm hiểu thêm ngôn ngữ khác cho giao tiếp, công việc nhưng lại eo hẹp về tài chính”, những suy nghĩ như thế đang quanh quẩn trong đầu bạn? Vậy thì hãy thử Duolingo, một app học ngôn ngữ miễn phí rất phổ biến hiện nay.
Duolingo là một ứng dụng học ngoại ngữ nhưng được phát triển theo hướng game hóa và đặc biệt là miễn phí, và như khoa học chứng minh là rất hiệu quả trong việc kích thích, khuyến khích người dùng.
Trong đó, Duolingo áp dụng hệ thống các màn chơi với cấp độ khó dần và mạng (sẽ bị trừ nếu làm sai) từ đó thúc đẩy người chơi cải thiện kỹ năng, cũng là một loại thử thách khiến người chơi hứng thú, cố gắng để vượt qua. Ngoài ra, app cũng đem lại cảm giác giống trò chơi qua kinh nghiệm, chuỗi hoàn thành qua các câu hỏi hay khả năng kết bạn và chia sẻ.
Thêm điểm cộng cho Duolingo nữa là app hỗ trợ học nhiều ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Nga, Nhật,… Và điều mình thấy ấn tượng nhất đó chính là phương pháp dạy từ từ nhưng đầy đủ (nghe, nói, đọc, viết) hiệu quả kết hợp với lối thiết kế đơn giản, hợp lý giúp người dùng tiếp cận dễ dàng.Với những điều trên và nhiều tiện ích khác, mình nghĩ Duolingo là một ứng dụng học ngoại ngữ hay và đáng để thử qua.
Classcraft
Tên App: Classcraft
Nền tảng: Mobile/PC
Giá: 12 USD/ 1 tháng/ 1 tài khoản giáo viên
“Bạn A, cô gọi đến lần thứ 3 không thấy trả lời cô sẽ ghi vào sổ nhé” “Chết rồi, lại ngủ gật trong giờ mất rồi ;-;”
Học online thiếu sự tương tác sẽ rất nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh. Vậy thì tại sao chúng ta không biến lớp học thành chú game xịn nhờ? Và Classcraft sẽ giúp bạn làm điều đó nè. Hãy cùng tìm hiểu xem chơi game mà lại không bị nhắc nhở như nào cùng Blog Game hóa nhé! Tap to start!
Set up game: Đầu tiên thì giáo viên sẽ phải setup game, và thực sự thì nó rất đáng thời gian bỏ ra. Giáo viên sẽ thiết kế bài giảng và biến nó thành những Quests và Maps để học sinh hoàn thành. Luật trong lớp học sẽ là luật chơi và cách học sinh ghi điểm cũng như trừ điểm khi phạm lỗi. Ngoài ra, còn có thể tạo những Random events để thêm phần thú vị cho tiết học và cải thiện khả năng làm việc nhóm và bonding giữa học sinh.
How to play: Học sinh sẽ được chia làm các nhóm để cùng làm việc, được chọn avatar và nhân vật của mình và sẽ có một super power riêng. Nhiệm vụ của học sinh là hoàn thành các Quests và các Maps để tăng điểm XP (experience points). Chú ý là phải cư xử tốt với mọi người và tuân theo luật chơi để không bị mất HP (health points) và chết trong Battle nhé. Ngoài ra bạn có thể dùng super power trong các Battle, tuy nhiên sẽ cần điểm AP (attack points). Vào cuối tuần, giáo viên có thể reset lại điểm HP và thưởng cho những học sinh không chết trong các Battle.
Supporting Tools: Classcraft được biết đến với sự hữu ích và linh hoạt trong các tính năng, khiến nó giống y hệt một con game vậy. Random Picker (Wheel of destiny) sẽ chọn bất ngờ một học sinh, sẽ khiến cho ai cũng bị gọi và tăng tính công bằng, tránh trường hợp thiên vị trong lớp học. Volume Meter sẽ đo độ ồn trong lớp học để thử thách sự kỷ luật của học sinh. Và như đã nói ở trên thì Random Events (có thể điều chỉnh được) sẽ khiến việc tuần tự hoàn thành Quests thêm thú vị, giống như chơi đấu trường trong các game để tăng điểm nhanh chóng vậy. Boss Battles có lẽ sẽ phần thực sự thử thách vì nó sẽ là màn khó nhất và quyết định xem cả lớp sẽ cùng thua hay thắng. Cuối cùng thì sẽ có 1 Forum (diễn đàn) để mọi người thảo luận ý kiến và hỏi bài, giúp đỡ nhau
Cons: Có lẽ điều duy nhất Classcraft cần cải thiện là giá cả, vì USD có thể sẽ chênh lệch khá nhiều so với VNĐ, nhưng mà vì một trải nghiệm thực sự hữu ích, và cải thiện một cách toàn diện lớp học thì phần mềm này rất đáng thử và sử dụng rộng rãi hơn.
Nếu bạn cảm thấy lớp học rời rạc, và có những lúc thấy mình như bị bỏ lại phía sau, thì với Classcraft, các bạn có thể vừa hợp tác vừa cải thiện cá nhân. Lớp học bình thường có thể chưa phải môi trường thích hợp nhất cho bạn tiếp thu kiến thức, vậy hãy thử Classcraft để có trải nghiệm học tập khó quên và tiếp thu kiến thức theo cách phù hợp với năng lực và sở thích của mình nhé!
Kahoot
Tên app: Kahoot
Nền tảng: Mobile/PC
Giá: Miễn phí cho mọi người dùng
Trong cuộc sống ngày nay, việc học tập, làm việc với internet không quá xa lạ gì với chúng ta hiện tại nhất là thời điểm dịch Covid19 diễn ra trên toàn cầu.
Ngoài việc học tập qua các ứng dụng khác, chúng ta có thể tương tác với giáo viên hay chính bạn bè trong một lớp bằng Kahoot!, một công cụ học tập trực tuyến trên nền tảng trò chơi. Kahoot! được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung. Tất cả người chơi sẽ sử dụng thiết bị của họ (điện thoại, PC,...) để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Những câu hỏi này có thể được tính điểm và người chơi nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi. Bản chất ban đầu của Kahoot! là một website, vì vậy người học có thể trả lời câu hỏi qua trình duyệt web hoặc app trên mọi thiết bị được kết nối với internet. Kahoot! được có sẵn tiếng anh và một số ngôn ngữ khác để đáp ứng người dùng sử dụng. Kahoot! là một nền tảng học tập dựa trên các câu hỏi trắc nghiệm của giáo viên dạy trên lớp học.
Đây là một trang web giúp giáo viên có thể tạo ra bộ câu hỏi trắc nghiệm một cách dễ dàng, gây được sự hứng thú cho người học. Bên cạnh đó, Kahoot giúp nâng cao chất lượng giáo dục qua các môn học, giúp đỡ giáo viên và học viên ở bất kì cấp học nào.
Cuối cùng, theo ý kiến cá nhân và mình đã được trải nghiệm qua vài lớp học trên nền tảng này, mình cảm thấy hào hứng với mỗi lần chơi và mọi người xung quanh tương tác rất tốt so với ngồi nghe giảng lí thuyết, lớp học luôn mang tiếng cười. Mình có thể lên web sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng thay vì download app.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất