Các câu hỏi từ phần 1:
(1) [mong có những đoạn chia sẻ khó khăn cá nhân của tác giả khi viết, làm việc với các bên và xuất bản ở phần sau]
(2) [[2] Biến quá trình viết và xuất bản sách thành một quá trình rèn luyện và phát triển bản thân. -> Vẫn đang rất hóng ý này.]
(3) [Mình có một vài thắc mắc, mong bạn giải đáp:
1. Giả sử mình muốn dịch một quyển sách, và muốn quyển đó được xuất bản, vậy mình dịch xong rồi đem tới đưa cho NXB họ thẩm định, sau đó mới tính tới chuyện xuất bản đúng không bạn.
2. Ở Việt Nam, thì sách có tuổi đời bao nhiêu năm thì dịch không cần xin phép nhỉ?
3. Nếu muốn tự viết sách, thì cũng phải gửi bản thảo cho NXB đúng không bạn?]
(4) [Bạn cho mình hỏi chút, phần chi phí nào tăng nhiều nhất trong khoảng 5-6 năm nay khiến sách ngày càng đắt vậy ? Vì cách đây khoảng 6-7 năm, khoảng 30-50k là có thể mua được quyển sách rồi, giờ thì giá sách tăng gấp 2-3 lần. Với những sách tái bản thì sao, giảm được chi phí lần đầu nhưng giá sách cũng tăng ít nhất 2 lần.]
Trong 4 câu hỏi trên thì câu (2) mình sẽ trả lời trong phần tiếp theo, 3 câu còn lại sẽ được trả lời trong phần này.
Như "tác phong" thường lệ, email của mình là [email protected] - các bạn nếu có quan tâm chi tiết thì gửi email để mình có thêm định hướng nghiên cứu & viết bài.
PHẦN 2: CHUỖI GIÁ TRỊ & NHỮNG NGƯỜI/BÊN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH LÀM SÁCH
Dễ thấy nhất trong quá trình làm một quyển sách là (1) tác giả - dịch giả, (2) công ty sách, (3) nhà xuất bản và (4) có thể có là công ty phát hành độc quyền - đó là tất cả những đồng chí ló mặt lên... bìa sách. Nhưng chuỗi giá trị chi tiết còn rất nhiều nhân vật.
Giờ lấy ví dụ sách dịch từ nước ngoài đi, cho đầy đủ chuỗi giá trị.
Đơn vị đầu tiên phải nhắc đến là (a1) công ty nắm bản quyền gốc (ví dụ tiếng Anh). Cũng giống như hầu hết ngành công nghiệp khác, ngành xuất bản cũng luôn có vài "trùm cuối" - cụ thể là Big Five (trước đây là Big Six) gồm rất nhiều thương hiệu con:
  • Georg von Holtzbrinck Publishing Group/Macmillan.
  • Hachette (publisher)
  • HarperCollins. 
  • Penguin Books. (*)
  • Random House. (*)
  • Simon & Schuster.
Hai bạn (*) đã sáp nhập với nhau. Hai bạn đang nổi lên thách thức Big Five này là Apple (với Apple Books) và Amazon Kindle. Rất nhiều tác giả nổi tiếng như Seith Godin hay Guys Kawasaki đã chuyển sang nền tảng này vì khả năng phân phối nhanh chóng và tỷ lệ ăn chia "ngon lành" hơn.
Đọc thêm: 
Tất nhiên mấy cái này chỉ đúng ở nước ngoài (phổ biến nhất là nội dung tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) còn Việt Nam thì, ahihi. Mà tiện nói luôn cho mọi người để biết bức tranh tổng quan.
Ví dụ hành trình bản quyền của Fifty shades of grey:
Originally self-published as an ebook and a print-on-demand, publishing rights were acquired by Vintage Books in March 2012.
Vintage Books is a publishing imprint established in 1954 by Alfred A. Knopf.
The company was purchased by Random House publishing in April 1960, and is a subdivision of Random House. In 1990, Vintage UK was set up in the United Kingdom.
Rồi, giờ bạn muốn mua bản quyền của Fifty shades of grey thì cứ email cho má Random House phải hôn?
Khoan, mọi việc đâu có đơn giản vậy.
Sách là một loại sản phẩm đặc biệt cần "handle with care" - nghĩa là bên mua phải có khả năng chuyển thể ngôn ngữ cũng như kinh doanh hiệu quả, cũng giống như dạng chuyển giao công nghệ... sản xuất oto vậy. Nên tiền đấu thấu bản quyền (') chỉ là một yếu tố để lựa chọn, yếu tố khác là hồ sơ năng lực của bên mua (công ty sản xuất sách)('') đôi khi cả cam kết & kế hoạch phát hành tại nước mua bản quyền ('''). 
Các yếu tố ('), (''), (''') là ba yếu tố quan trọng trong việc chuẩn bị đấu thầu để mua sách, sẽ viết một bài riêng.
Theo lý thuyết thì công ty nắm bản quyền gốc (a1) sẽ phải thẩm định năng lực của các bên yêu cầu mua - là các công ty xuất bản sách (a3). Nhưng vì thị trường Việt Nam bé bằng lỗ mũi nên thường họ chẳng cắt đặt nhân sự làm việc này (nếu có thì thời gian trả lời cũng tầm... 6 đến 9 tháng cho một request), nên sẽ xuất hiện một dạng công ty trung gian - các đại lý bản quyền (licensing agent) (a2). Ví dụ đây là một agent đại diện cho khá nhiều công ty sách trên thế giới - tại khu vực Đông Nam Á:
Vậy riêng phần bản quyền thì mình đã thấy xuất hiện 3 đơn vị: công ty nắm bản quyền gốc (a1), đại lý bản quyền (a2) và công ty sản xuất sách - đơn vị mua bản quyền tại một nước cụ thể với một ngôn ngữ cụ thể (a3). Tác giả hiếm khi xuất hiện trong quá trình này, trừ những ràng buộc về những thứ bạn KHÔNG được lạm-dụng cũng như tỷ lệ ăn chia trên những format khác nhau kèm các sản phẩm phái sinh từ sách.
Sách, cũng giống phim ảnh hay bản quyền nhân vật, đều được liệt vào dạng IP (Interlecturer Property - bản quyền trí tuệ), và có hàng trăm hàng ngàn versioning khác nhau để bán. Thường nhất thì tại Việt Nam, các công ty xuất bản sách (a3) chỉ mua bản quyền sách giấy bản đầy đủ - tiếng Việt - trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ một ngày đẹp trời dân ta bỗng thông thạo tiếng Hoa lạ thường (hay tiếng Lào, Indo chi đó) thì bạn hoàn toàn có thể lập một công ty riêng và mua bản quyền tiếng Hoa/Lào/Indo tại Việt Nam của các tựa sách nổi tiếng (ví dụ Quốc gia khởi nghiệp). Hiện giờ quyển sách trên mới chỉ có bản quyền tiếng Việt được mua thôi.
Tỷ lệ trả bản quyền (gọi là royalty fee) của sách giấy tại Việt Nam thường là 7-15% trên giá bán tại Việt Nam tùy theo độ hot của chủ đề/tác giả/mức độ cạnh tranh đấu thầu. Nhưng nếu bạn muốn bán thêm bản ebook thì tỷ lệ ăn chia là khác, hay muốn làm một book club thì cũng cần ăn chia hết.
Đọc thử kỹ nghệ kiếm tiền từ Fifty shade of grey, tất nhiên chưa là gì với mấy tượng đài như Harry Potter hay Lord of the rings:
(on-writing)