Tăng thứ hạng trên extension không khó, càng không cần may mắn.
Top 1 trên 679 add-ons
Top 1 trên 679 add-ons

Một chút về mình

Mình là Cơ, hiện đang là Growth Manager của SaveDay - một ứng dụng giúp quản lý tri thức có giao diện tựa Pinterest.
Mình là thằng mũ xanh kia
Mình là thằng mũ xanh kia
Trên từng điểm chạm khách hàng, bọn mình có sản phẩm tương ứng: browser extension, web app, mobile app, telegram bot.
Save.day
Save.day
Nghe là làm rất nhiều thứ nhưng vì mục tiêu là giúp khách hàng quản lý tri thức, nên việc lưu lại các thông tin đọc hàng ngày phải dễ dàng, đa dạng trên nhiều nền tàng và đồng bộ với nhau real-time (chứ bọn mình không tham).
Nói riêng về sản phẩm được đề cập trong bài viết này, team mình đã đạt được: - Top 1 ranking các từ khóa ngắn keywords "highlight" "bookmark" sau 2 tháng triển khai (đầu tháng 9/2023 - 11/2023) và vẫn giữ nguyên thứ hạng tới hôm nay. - Top 8 từ khóa "manager", là từ khóa ở mức độ cạnh tranh khó, với search volume cao. - Lọt vào danh mục trending trên trang chủ của Edge Add-ons.
Số liệu được tổng hợp bởi edge-stats.com
Số liệu được tổng hợp bởi edge-stats.com
Lọt trending trên Edge Add-ons marketplace
Lọt trending trên Edge Add-ons marketplace
Là người trực tiếp được tham gia vào quá trình tăng ranking trên Edge Store, nội dung mình chia sẻ trong bài viết được dựa vào kinh nghiệm của tụi mình tích cóp lại. Nếu bạn làm theo mà có không đúng với kết quả, xin đừng mắng, tội mình.

Microsoft Edge Add-ons là gì?

Microsoft Edge Add-ons là trang phân phối các extensions dành cho người dùng sử dụng trình duyệt Microsoft Edge. Nó giống như Chrome Web Store, nhưng số lượng extension chỉ bằng 1/6 (hơn 20k trong khi bên Chrome là hơn 127k)
Edge-stats.com
Edge-stats.com
Mặc dù số lượng không quá nổi bật, nhưng chất lượng thì gần như tương tự. Với các extension mà bạn thường xuyên dùng trên Chrome thì bên Edge cũng có thể tìm được tương tự. Lý do ít không phải vì không ai build, mà vì Edge duyệt thủ công extensions đẩy lên, duyệt chặt và lâu hơn rất nhiều so với Chrome

Vì sao các nhà phát triển nên làm ứng dụng cho Microsoft Edge?

Mình không bàn tới những con số vĩ mô về việc tăng trưởng người dùng của Edge vì mình không được trực tiếp count các con số đó, mà cái gì không được tự tay sờ thì đó chỉ là số mõm.
Mình chỉ nói tới những tác động tích cực mà SaveDay có được khi làm extension trên Edge

Thêm một kênh thu hút người dùng và làm thương hiệu với chi phí thấp

Impressions hàng tháng chỉ tầm 1300-1500/tháng, nhưng tỉ lệ chuyển đổi tới installs tới 30%.
Impressions của SaveDay trên Edge Store
Impressions của SaveDay trên Edge Store
Impressions trên Chrome Webstore gấp ít nhất 100 lần so với Edge, nhưng đối thủ trên đó cũng nhiều gấp 3 gấp 4, chưa kể họ đã có lượng user trung thành từ lâu nên cạnh tranh rất khó.
Số impression của SaveDay trên Chrome Web Store
Số impression của SaveDay trên Chrome Web Store
Mỗi tháng không cần dành nhiều nguồn lực vẫn có thể reach sản phẩm tới khách hàng tiềm năng. Với startup ở giai đoạn đầu như tụi mình, tăng trưởng người dùng đều đặn mà không tốn nhiều chi phí acquire là một trong những chỉ số mà nhà đầu tư quan tâm, nó chứng minh tụi mình có những kênh thu hút người dùng mới ổn định.
Đã làm extension thì chắc chắn ai cũng nghĩ đến build cho Chrome trước, nhưng cùng một công và chi phí thì gen ra thêm 1 bản cho Edge. Edge đc build bằng core Chromium, UX không quá khác biệt so với Chrome.

Cơ chế xếp hạng dễ hiểu, nhanh thấy kết quả

Edge xếp hạng các extensions trên từng danh mục khá nhanh, chỉ 1-2 tuần là bạn đã thấy sản phẩm của mình tăng rank thế nào rồi. Trong khi với Chrome, việc xếp hạng có thể lên tới 3-4 tuần.
Các tiêu chí xếp hạng của Edge cũng dễ đoán hơn so với Chrome Store. Cơ chế càng dễ hiểu thì sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động marketing.
Việc nhanh nhìn thấy kết quả cũng giúp bạn nhanh có được các danh hiệu. Bạn cầm danh hiệu đó đi gọi vốn, đi khẳng định uy tín của sản phẩm mình, dùng nó làm tư liệu truyền thông...rất nhiều thứ có thể tận dụng. Với một sản phẩm chưa có thương hiệu, có được các kết quả như vậy rất quan trọng.

6 chỉ số ảnh hưởng tới thứ hạng của sản phẩm trên store

1, Total installs 2, Total reviews with ratings 3, % installs/uninstalls 4, Weekly users 5, Keyword density 6, Total language details Trong đó: - (1) (2) ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng thứ hạng, số càng nhiều thì ranking càng nhanh lên. - (3) (4) ảnh hương tới việc giữ thứ hạng theo thời gian, càng ở mức an toàn thì thứ hạng càng được giữ lâu. - (5) (6) quyết định mình ở danh mục nào, hiển thị tối ưu nhất ở các thị trường nào. Gần như hai yếu tố này rất ít thay đổi nếu làm cẩn thận ngay từ đầu.
Công thức chỉ có vậy, nhưng để nhanh thì cần rõ mục tiêu cần đạt được ở mỗi chỉ số.

3 giai đoạn tăng thứ hạng

Giai đoạn 1: nghiên cứu chợ, danh mục và đối thủ.

1, Nghiên cứu chợ
Cũng phải mất một thời gian mình mới tìm được trang Edge-stats, dạo một vòng ngó qua thử thôi đã có thể khẳng định đây là một mỏ vàng data: https://edge-stats.com/extension-stats
Tự nhiên thấy game dễ liền.
Đây là một báo cáo daily và free về tổng quan của chợ và từng danh mục, trong đó bọn mình thực sự tìm được công thức chiến thắng khi nhìn các charts này.
Tổng số add-on trên Edge
Tổng số add-on trên Edge
Break down theo stars
Break down theo stars
Có 20k extension trên store, nhưng hơn phân nửa đó là không có ratings. Công thức lúc này là: chỉ cần có ít nhất 1 rating 5 sao là đã thuộc nhóm 25% của chợ rồi.
Chi tiết hơn nữa, nhìn xuống chart break này
Break down theo số ratings
Break down theo số ratings
Công thức lúc này được bổ sung: nếu được 101 ratings 5 sao, thì bạn rơi vào nhóm 2.5% của toàn cái chợ này rồi.
Cạnh tranh với hơn 20k là một thách thức, nhưng cạnh tranh với 502 extensions thì câu chuyện đỡ hơn rất nhiều rồi đúng không.
Có rất nhiều cách để có được 101 ratings. Có thể là đi mua, có thể là đi nhờ bạn bè, có thể là tự lập, có thể là tạo 1 đống alias... nhưng vấn đề ở đây là con số 101. Ra được con số đó, nó sẽ cho bạn biết bạn cần bao nhiêu thời gian, nguồn lực thế nào để đạt được.
Một chỉ số mình thấy có trong chart, mình cũng không rõ mức độ ảnh hưởng của nó thế nào nhưng tới giờ team vẫn làm theo, là updated time.
Break down theo lần updated gần nhất
Break down theo lần updated gần nhất
Bọn mình giữ extension luôn được update 20-30 ngày. Sản phẩm trong quá trình dùng có phát sinh nhiều vấn đề nên thực tế chúng mình cũng phải liên tục làm việc này =)))). Lâu dài thì có khi không cần thiết.
2, Nghiên cứu danh mục
Break down theo danh mục
Break down theo danh mục
Thực ra thì cũng không có quá nhiều lựa chọn, vì bọn mình chỉ có hai lựa chọn phù hợp với sản phẩm offer tới người dùng: Productivity hoặc Accessibility.
Sản phẩm của team mình phù hợp hơn với danh mục productivity hơn, nhưng lúc đó, mình đã chọn accessibility, lý do rất đơn giản là đỡ phải cạnh tranh với hơn 400 extensions còn lại kia. Đó là con số rất lớn.
Hiện giờ sau một thời gian team đã đổi lại sang danh mục productivity, kết quả là chả bị tụt rank gì.
3, Nghiên cứu đối thủ
Ngay từ đầu khi làm sản phẩm, bọn mình đã tham khảo các tính năng của những sản phẩm đi trước, xem họ làm thế nào, tốt ở đây, dở ở đâu, và từ đó làm base để team product có thể phát triển.
Được hiểu, ở mỗi tính năng, bọn mình đã có danh sách top các đối thủ đang làm tốt nhất.
Dựa trên danh sách đó, bọn mình dùng Semrush để phân tích các từ khóa họ đang đánh tới. Sau khi rút gọn mình ra 3 main keywords:
- Bookmark - Highlight - Youtube Summary
Và 1 danh sách các keywords liên quan. Đống từ khóa này sẽ được sử dụng để đưa vào description.
Thông tin trên không phải để phục vụ cạnh tranh trên edge, mà dùng để tối ưu hiển thị trên search engine. Bản chất link chợ thì cùng là một web link, và link chợ là link có domain rating cao nên làm sớm và chi tiết từ đầu thì dễ được top ranking trên search engine.
Traffic từ search engine là một trong những nguồn traffic chính, chứ không chỉ là việc người dùng tìm kiếm extension trên chợ thôi.
Việc thứ 2 là nghiên cứu đối thủ dựa theo các từ khóa main trên chợ. Về tổng quan, bọn mình có con số:
Công thức là: cứ từ khóa nào difficulty thấp và số lượng cạnh tranh ít thì ưu tiên đặt các từ khóa đó vào trong title của extension
Ra được các từ khóa key muốn đánh, mình tìm trên chợ thì ra danh sách các đối thủ, và mình chọn 5 extensions top để phân tích họ. Các tiêu chí lúc đó được xem xét:
1, Total installs 2, Total good ratings 3, Total reviews 4, Description 5, Keywords density 6, Total languages supported 7, Category 8, Thumbnails 9, Summary bad reviews
Top 5 extensions theo từ khóa "Bookmarks"
Top 5 extensions theo từ khóa "Bookmarks"
Mình capture hết đống mình research được ra Figjam, rồi đưa ra các yếu tố mình cạnh tranh được:
1, Total reviews tối thiểu cần hơn là 50, với rating 5 sao 2, Phải đăng ký được Featured badge 3, Số installs cần đạt tối thiểu là 100, để chưa lên top 5 thì ít nhất là nằm trong top 10 4, Title và description được tối ưu cho 51 thứ tiếng, riêng thumbnail thì giữ nguyên tiếng anh 5, Ra được danh sách các keywords trên tất cả các description của các top extensions có mật độ nhắc lại trên 2. Bọn mình làm gấp đôi con số của họ, phủ chúng không chỉ ở trong mỗi description mà trong cả reviews cũng nhắc tới để tránh spam. Ra được hướng đi, bọn mình chuyển sang giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn 2: submit thông tin lên chợ và tiến hành tăng các chỉ số mục tiêu

Submit thông tin lên chợ
Description và Title sau khi đã viết kỹ và chỉnh sửa vài vòng. bọn mình dùng ChatGPT dịch sang 50 tiếng còn lại, riêng về khoản dịch đa ngôn ngữ thì ChatGPT làm tốt gấp tỉ lần google translate
Về screenshot, đây là yếu tổ ảnh hưởng tới việc tạo cảm giác tò mò và muốn thử sản phẩm (tức ảnh hưởng tới tỉ lệ chuyển đổi từ xem trang tới tải xuống). Yêu cầu lúc đó được đưa tới anh designer là: vui, và đúng brand guideline.
Một vài lưu ý cho việc submit: Edge duyệt lần đầu rất rất lâu, có thể lên tới 3 tuần (bọn mình là 3 tuần). Từ thời điểm được publish lên chợ, những lần duyệt sau đó sẽ dao động từ 10-14 ngày (bao gồm cả thứ 7 chủ nhật).
Vì vậy, hãy luôn chắc chắn: - Thông tin submit đã đủ, và đúng chính tả - Về mặt kỹ thuật, hãy chắc chắn là đọc đầy đủ quy định build của extension. Mình không rõ lắm về kỹ thuật nhưng thời điểm bọn mình resubmit mấy lần là vì lỗi Manifest, nó đã làm chậm thời gian launch chính thức được lên tới 1 tháng vì duyệt lâu.
CS của Microsoft support các vấn đề khá nhanh, nếu thấy chậm quá thì bạn có thể gửi request cho lẹ.
Hoạt động tác động tới các chỉ số
Về số installs và số reviews, bọn mình có những lợi thế về mặt nhân sự và quan hệ, nên việc huy động không quá khó. Vài nghìn là con số khó, nhưng vài trăm là con số làm được và team cũng đã làm như vậy.
Mình coi đó là điểm unfair advantage của công ty, nhưng không đồng nghĩa đó là cách duy nhất vì bạn hoàn toàn có thể: - Mua tài khoản outlook hoặc hotmail để tăng số download và ratings, kết hợp cùng VPN (ví dụ dùng urban vpn) - Mua ratings và install từ các đơn vị bên thứ 3 - Chạy quảng cáo (nếu thừa tiền quá) - Tự reg tài khoản outlook (nếu thừa thời gian, hoặc không thì cần có chút chuyên môn)
Hãy lựa chọn cách phù hợp với công ty và nguồn lực bạn có. À, và tụi mình không đăng ký được features badge, có vẻ như còn đang đợi duyệt. Trong khi đó, Chrome lại được luôn. Bây giờ thì không còn form để điền được nữa rồi.

Giai đoạn 3: tối ưu và duy trì

Hoạt động tối ưu:
Đạt được các con số cần thiết rồi, bọn mình tiếp tục nghĩ về việc làm sao để tăng được organics traffics về đây để tạo điểm uy tín với hệ thống Edge.
Bọn mình đặt CTA lên trang chủ website, ở section đầu tiên có thể thấy ngay được luôn, và tất cả các hoạt động marketing sẽ đều đổ về trang home chứ không sinh ra thêm trang sub-page nào cả.
Các hoạt động marketing lúc đó bao gồm: - Seeding lên các trang forum, community quốc tế: Reddit, Product Hunt, Indie Hackers... - Seeding lên các hội nhóm về tech ở Việt Nam: nhóm về AI, J2Team, nhóm về content marketer,... - Listing sản phẩm lên các trang listing page, mình có tổng hợp lại danh sách ở đây:
Traffic đổ về edge extensions từ website không có nhiều, nhưng đều đặn hàng ngày hàng tháng, đồng thời website của mình có domain rating khá tốt.
Không có con số nào được thống kê chính xác việc tăng organic traffic bên ngoài vào có tác động nhiều vào ranking trên chợ không, nhưng nếu nó về SEO và hiển thị trên search engine là Bing và Google thì có, tác động rất tích cực.
Hoạt động duy trì:
Bọn mình luôn trả lời nhanh nhất các reviews của người dùng trên chợ, hoặc từ các kênh liên lạc khác như chat, email từ người dùng.
Hàng tháng, dựa vào các chỉ số tăng trưởng theo từ khóa trên edge-stats, team mình vẫn tiếp tục đặt ra các chỉ số huy động install và ratings, nhưng ở cấp độ nhỏ hơn thời gian đầu rất nhiều để giữ tỉ lệ chuyển đổi của hệ thống.
Ngoài ra, team có một dashboard để ghi nhận các action events của người dùng trên sợ, hệ thống báo bugs khẩn cấp để ngay khi có vấn đề team tech sẽ chủ động sửa để submit bản mới lên. Người dùng có thể chấp nhận một sản phẩm ít tính năng nhưng đủ dùng, nhưng sẽ không chấp nhận một sản phẩm bị lỗi, họ sẽ xóa ngay lập tức.
Weekly users của SaveDay
Weekly users của SaveDay
Nếu tỉ lệ uninstall cao hơn installs, bạn sẽ mất rank ngay. Toàn bộ sự cố gắng trước đó không còn ý nghĩa.

Kết lại

Toàn bộ những gì nói trên là đúc kết ngắn nhất có thể cả quá trình mình và team cùng làm. Nếu bạn muốn hỏi chi tiết hơn, bạn có thể gửi tin nhắn mình trên Linkedin, mình sẵn sàng trả lời, tất nhiên là free: Profile
Tại sao mình lại sẵn sàng chia sẻ? Vì mong muốn sẽ có nhiều team Việt làm trên Edge hơn và thành công. Không có mấy tài liệu nói về growth trên Edge, ai cũng giữ khư khư kinh nghiệm đi trước thì mọi người chậm tiến lên.
Nếu bài viết này giúp ích bạn được nhiều, đó cũng là niềm vui của mình và team vì được góp một phần nhỏ cho sự thành công đó.
-----------
Đã có thời gian mình tự hỏi, và tự chính mình trả lời rằng có cần một sản phẩm thật tốt thì mới lên top rank được không? Không, chức năng tối thiểu đủ dùng và không lỗi là được.
Năng lực quan trọng nhất là hiểu tường tận sân chơi và những người tham gia cuộc chơi với mình. Phải kiếm số liệu để phân tích bằng mọi cách, chắc chắn sẽ luôn có, chỉ là mất bao lâu và giá bao nhiêu.
Không thể đòi hỏi ngay một sản phẩm công nghệ xuất sắc, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường để làm lý do cho việc chững lại tăng trưởng người dùng. Mặc dù theo product roadmap, team cũng vẽ ra rất nhiều những tính năng tạo nên sự khác biệt so với thị trường nhưng nguồn lực và thời gian có hạn nên không thể làm ngay lập tức.
Một sản phẩm tốt sẽ giúp giữ chân người dùng, tạo ra hiệu ứng truyền miệng để giảm chi phí marketing. Nhưng, để đến được với thành công là cả một quá trình dài. Việc đạt được các thứ hạng như này sẽ giúp team có số liệu để phân tích, tiếp cận với người dùng thật để nghiên cứu mong muốn của họ về sản phẩm. Quan trọng hơn cả, nó tạo ra động lực cho cả team: cố gắng lên, mình đang làm đúng rồi.
Chúng tôi đã đi cùng nhau thêm 1 năm
Chúng tôi đã đi cùng nhau thêm 1 năm