Lạm phát làm tôi phải tự pha cà phê và viết ghi chú này.
Viết chơi vui vui về cà phê, uống cà phê, và tôi pha cà phê
Disclaimer: Bài viết này nhắm phục vụ quá trình đi tìm một cốc cà phê ngon của tác giả, được chia sẻ cho ai có hứng thú. Tác giả không đảm bảo/chịu trách nhiệm về kiến thức được đưa ra trong bài và các kinh nghiệm cá nhân có trong bài viết. Mong độc giả kiểm chứng thông tin trước khi sử dụng. Gudluck! ** Trong bài viết, đôi lúc tác giả sử dụng một số câu trào phúng (châm chọc) với mục đích vui vẻ (cà khịa cũng được, tuỳ người đọc). Tác giả không chịu trách nhiệm cho sự khó chịu này, mong người đọc bình tĩnh mở bài viết khác :D
1. Abstract
Dạo gần đây, cùng với sự nổi lên của các "Trịnh fan tháng 6" thì còn có một sự lạm phát không hề nhẹ đang tấn công cuộc sống của chúng ta, ít nhất là các bữa ăn của tôi và cái biểu đồ giá BTC (hoặc là bọn này tiếp tay cho lạm phát, who knows). Điều này càng trở nên nghiêm trọng khi tôi không thể đổ nước vào bình xăng để đi làm hay là uống một cốc nước không cafein ví như cà phê (cafe, từ đây tôi có thể sẽ sử dụng cà phê và cafe lung tung, mong bạn đọc thông cảm cho tật xấu này) để tỉnh táo 12h một ngày. Và đúng thế, như chị em công ty tôi mến cái món trà sữa lúc 3h chiều thì tôi cũng thương ly cafe tù 7h sáng của mình. Vì mới chuyển nhà (chưa thuộc đường) nên tôi chọn cafe (nước đường vị cà phê, thỉnh thoảng có vị lạ) của một cửa hàng tiện lợi X thay vì tự pha cho mình một ly. Tuy nhiên, vì khá bất bình với vị chua bất thường của những ly cà phê bất đắc dĩ này nên tôi đã quyết định phải tự đi tìm chân lý cho cuộc đời mình trên đôi chân của chính mình. \footnote{cà phê nào cũng có vị chua, bạn đừng nghĩ là nó hỏng nhé, chỉ là chua quá nên...}. Trong bài viết này tôi tập trung đi tìm ra nguyên nhân của các vi có trong cà phê và cách pha cho ra một ly thượng hạng. Kết quả thực nghiệm cho thấy ly cà phê khá vừa vị giác của tác giả (không chua), ly coldbrew thì chưa ra lò (tủ lạnh).
2. Introduction
Cà phê xuất hiện ở Việt Nam trong những năm 1850s, nhờ công cuộc "khai hoá", "khai sáng" của người pháp cho sứ thuộc địa An Nam ta hồi đó [1]. Ngoài các đồn điền cao su hay được nhắc đến cây viết cừ hồi đó thì đồn điền cà phê cũng là chốn cực khổ không kém. May thay, bằng một cách thần kỳ nào đấy mà chúng ta có nền nông nghiệp cà phê khá là nổi trội nhờ "hồi xa xưa tăm tối đó", tức là đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê [2]. Tuy vậy, nên công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (một cách chuyên nghiệp) với cafe lại không phát triển cho lắm. Cụ thể là tác giả thường nghe người ta nhắc đến cafe Buôn Mê Thuật, Cầu Đất, Đắk Mil... thay cho các thương hiệu Việt như Mê Trang, Trung Nguyên... khi thể hiện sự sành cà phê của mình. Dù sao, tác giả cũng đồ rằng Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ làm lên chuyện, bao giờ thì tác giả không dám đồ.
Các ngành ngoài nông nghiệp đối với cây cà phê không phát triển lắm không có nghĩa là cà phê không phổ biến ở Việt Nam. Giống như "Hà nội trà đá vỉa hè" thì chúng ta cũng có "Sài gòn cà phê sữa đá", bài nào tôi cũng thích! Nói vậy để hỗ trợ cho cái luận điểm về sự phổ biến của cà phê ở Việt Nam. Cụ thể ra thì chúng ta cũng có một văn hoá cafe được nhiều người trên thế giới thích và lưu luyến ("Hanoï Café" - bài hát trong link youtube dưới), văn hoá uống cafe ở bất cứ đâu. Tôi ở Sài Gòn nên sẽ nêu vài đặc điểm cafe ở đây để chứng minh. Ta có thể thấy các chú xe ôm vừa đọc báo vừa nhâm nhi ly cà phê đá treo lủng lẳng trên tay lái. Mấy thanh niên trẻ trẻ thì chọn một ly cà phê mang lên văn phòng (trong đó có tôi, tôi trẻ, tôi nghĩ v). Các người có nhiều thời gian buổi sang hơn thì chọn một quán cóc vỉa hè, một quán có mái dù che, hay hẳn một quán sang trọng (Trung Nguyen Legend, Highland...) để uống cafe. Các loại cà phê ở dân ta thì cũng lắm, nào là cà phê "đen đá không đường", cà phê sữa đá (nghe đâu có đợt anh tây uống mà không khuấy sữa lên bị ta chửi lắm), cà phê trứng, cà phê vợt, cà phê bơ, cà phê dừa... Cơ bản thì, tôi đang cố chứng minh việc uống cà phê rất phổ biến, mà nói nhiều mất hay, mong bạn tin!
Mặc dù cách uống hay loại cà phê mà ai chọn đi chăng nữa, thì cái chính vẫn là ta uống cafe (ai uống nước cafe thì tôi không ý kiến), tuy vậy không mấy người (quanh tác giả) có quan tâm "sâu sắc" hơn về cà phê. Mọi người hay gắn cafe với vị đắng và lượng cafein của nó. Cụ thể là, sau 30p tia từng loại cà phê một ở kệ hàng cà phê của siêu thị Y, tác giả chỉ thấy dưới 10% loại cà phê rang say ở đây ghi cái gí đó dạng như thành phần hoá học, phụ gia, thành phần độn, độ rang, độ xay... mà phần lớn còn lại sẽ khẳng định nguồn gốc Tây Nguyên của nó cũng như phần trăm cafein nó có. Hiện tượng này khá giống với bia, khi mà thường thì bạn cũng chẳng để ý lắm đến thành phần của nó là gì ngoại trừ lượng cồn. Dám cá là một ngày nào đó, chúng ta sẽ đúc kết thêm một câu mới thay cho cái cụm "rượu chè" đó là "rượu cà phê chè" :P. Hẳn là không phải cái xu hướng cà phê sang chảnh của giới trẻ đâu, vì thực sự thì bao nhiêu trong họ sẽ uống cafe trong những dịp thế? :D. Ý tôi về cái cụm từ ấy chỉ là, nó cũng giống như bia, chúng ta uống một cách hơi "vô tội vạ" chứ không phải sự tốn kém của nó. Bản thân tác giả cũng từng như thế (đến giờ vẫn thế). Nên trong bài viết này tác giả muốn tìm hiểu một số vấn để liên quan đến việc pha một ly cà phê. Phần tiếp theo được sắp xếp lần lượt gồm: Vài vấn đề liên quan đến việc pha một ly cà phê, tiếp đến tác giá trình bày một thực nghiệm và kết quả cuối cùng mà tác giả làm được trong ngày viết trong phần thực nghiệm, cuối cùng là phần kết luận và các tài liệu tham khảo. \footnote{Không có phần đề xuất phương pháp vì tác giả đi học lỏm trên youtube/blogs là chính}
3. Vài vấn đề liên quan đến việc pha một ly cà phê
Trước hết, để có một ly cà phê thì chúng ta sẽ cần các nguyên liệu chính là nước và cà phê (hạt hay đã xay thì tuỳ gout :D). Thực ra thì chỉ cần đưa tiền ra thì bạn cũng không phải quan tâm vụ này, nhưng như tác giả đã nói, bài này tác giả muốn "tự pha".
Nước rõ ràng là quan trọng! Vì như bạn biết, tất cả mùi vị, chất hoá học, hay là chất khét quái quỷ gì đó để thành ly cà phê của bạn thì cần được hoà tan. Chính vì thế, yếu tố của nước ảnh hưởng đến sự hoà tan chính là lý do nước quan trọng. Về cơ bản thì chúng bao gồm: nhiệt độ, độ pH, và độ cứng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ hoà tan (khuếch tán) và các chất được hoà tan. Độ pH thì đúng vậy, hãy nói về các acid có trong cafe, tụi này thường thì các dân sành nói rất hay nhưng tôi lý luận là pH nó lệch đi thì làm cho các acid cái thì mất cái thì còn khác nhau. Về độ cứng, thì tác giả xin chịu, chỉ nhớ là cái này có trong sách hoá cấp 3 nên không lý luận. Tóm lại, nước có quan trọng cho quá trình pha cà phê. Nhưng vì pha ở nhà nên tôi không có lựa chọn (yeah, tôi ko muốn bỏ tiền mua một chai aquafina để nấu lên pha cà phê). Nên cứ đơn giản thôi, tôi chọn nấu sôi nước lọc từ bình, bình nào ra nước uống được là được. Còn lại tuỳ loại cà phê tôi muốn uống mà điều chỉnh nhiệt độ.
Tiếp đến là vấn đề về cà phê. Tụi này thì có chúa nhiều thứ để mà bàn. Viết về chúng thì có thể đóng được nhiều cuốn sách, tôi nghĩ vậy, bạn đọc có thể tìm các thông tin (một cách khoa học một xíu) ở đây [3]. Để cho nhanh gọn thì tác giả xin thống kê 5 vị chính có trong cà phê ba gồm:
1. "Vị trái cây": tác giả ít ăn trái cây nên cho rằng gọi là vị của quả cà phê thì hợp hơn. Các vị này, theo tác giả tìm hiểu, là vị của của các acid có trong cà phê, có vị gì hay không thì tuỳ cảm nhận nhưng chắc chắn có vị thơm. Tác giả có thấy người ta dùng lớp vị này để phân biệt cà phê này với cà phê kia, kiểu như Arabica vs Robusta chẳng hạn. Nhưng mà cảm tính cá nhân nên tác giả không muốn dẫn nguồn, mong bạn đọc tự tìm đọc, tốt nhất là tự thử thì hơn. FYI: cà phê ở độ cao khác nhau cho mùi vị khác nhau -> một số bao bì cà phê có ghi cả độ cao của nơi trồng là vì thế.
2. Vị ngọt: Có ngạc nhiên không? Nếu ai từng cảm nhận được vị ngọt của cafe thì sẽ không lạ đâu. Tác giả cũng không biết vị ngọt này từ đâu ra, một cách kinh nghiệm thì tác giả thấy quả cà phê tươi có vị ngọt (tác giả lớn lên ở một thủ phủ cà phê, giờ thì hết rồi). Còn cái vị ngọt mà các bạn cảm nhận được nó là do chất độn (bắp, đậu, whatever) hay là các loại đường xuất hiện trong sơ chế, đóng gói thì tác giả xin chịu.
3. Vị mặn: Vị mặn này là do khoáng chất (đúng vậy, muối). Theo quan sát và quá trình đi nghe lỏm của tác giả, thì tác giả có biết một số công thức rang cà phê có bỏ thêm muối và phụ gia có vị mặn nên có thể các vị này xuất hiện từ đây cũng nên.
4. Vị béo: Đúng vậy! Tác dụng giảm cân sẽ biến mất nếu bạn uống cà phê có cái này quá nhiều. Theo mình biết thì gia giảm bơ thực vật trong quá trình rang mà có. Một số loại cà phê rang xay mà ta mua vẫn có thể ngửi thấy mùi bơ chứ không cần phải pha ra.
5. Vị đắng: Vị này là đặc trưng của cà phê. Và tất nhiên, hãy bỏ cái quan điểm càng uống cà phê đắng càng sành cà phê đi. Theo tác giả được biết thì có cả mớ quy chuẩn về rang, thậm chí là công thức rang cà phê. Và dĩ nhiên, cà phê ngoài cái tính đắng sẵn có còn phụ thuộc vào độ rang tới cỡ nào. Càng rang kĩ thì càng đắng, giống món rau luộc diêm la của anh bạn cùng phòng :D. Về cơ bản, cà phê càng tạp, càng hạ phẩm thì rang cho nó cháy đen và đắng hết một lượt sẽ chẳng ai biết phàn nàn chất lượng của nó nữa cả. Cho nên, trong phần này, tác giả muốn nói rằng, uống cà phê đắng thì là hay đấy (không biết là uống cafe hay là mấy cái chất cháy đen nhưng mà chịu đắng giỏi), nhưng mà uống cà phê thấy hợp vị mới là "xinh đẹp tuyệt trần".
6. Vị chát: Cái này thì tuỳ khẩu vị, sinh ra từ các "hợp chất" lạ lùng gì đấy có trong cafe (xin thứ lỗi cho sự thiếu hiểu biết của tác giả). Đại loại thì tác giả không thích vị này nhưng có người lại thích nên cũng liệt kê cho có. Đắng, chua, mặn mà còn chát thì có hơi quá với tác giả.
Sau khi liệt kê xong, tác giả xin đưa thêm một sự thật nữa là các vị này sẽ được chiết xuất lần lượt theo thứ tự đã nêu. Thông tin này tác giả có thử kiểm nghiệm bằng thực nghiệm và có nếm được cả bằng đó vị rồi. Các thông tin vừa nêu bao gồm vị, và thứ tự vị được chiết xuất được thu thập từ nhiều nguồn nhưng nguồn hay nhất thì ở video này [4]. Hết chuyện rồi thì tác giả xin tóm lại là chúng ta sẽ chia phase quá trình pha cà phê ra để rút được từng vị mình muốn, giống các gã barista hay làm màu tưới từng lần nước một lúc pha cà phê trong quầy vậy.
Tuy nhiên để có một ly cà phê ngon, theo tác giả còn cần thêm nhiều yếu tố. Ví dụ như hoàn cảnh chill chill, buổi sáng một tí. Ví dụ như phong cảnh Đà Lạt lạnh lạnh một xíu. Ví dụ như, người uống cùng ta nói chuyện hay một xíu. Hoặc tuyệt nhất là một quyển sách hay một xíu. Chính vì thế, tác giả xin miễn trừ trách nhiệm về việc liệu người đọc có pha được một cốc cà phê ngon hay không. Xin hãy dọn lòng trước khi uống!
4. Thực nghiệm và kết quả
Sau khi đọc sơ, hiểu sơ cùng với nỗi lo về lạm phát (cái này chắc là để có văn thôi) của tác giả. Thì sáng ngày viết, tác giả đã đi tìm một gói và phê rang xay cho mình. Thực tế thì, tác giả có thể mua một gói cà phê rang say nhờ người nhà ở "thủ phủ cà phê cũ". Nhưng mà, người đọc biết đấy, đôi khi người ta thích lao vào trò đời tìm cái mới. Và tôi tìm thấy cái mới thật. Một loại cà phê rang xay mới với hạt xay không quá mịn (đủ để làm coldbrew) và có ghi rõ thông tin dinh dưỡng cũng như lượng cafein ở ngoài bìa. Và tất nhiên, chúng là các túi zip vô cùng tiện lợi để bảo quản. Loại này là loại mix giữa Robusta và Arabica, ngủi rất thơm, và hàng của Việt Nam (tuyệt). Có một chuyện thú vị xin được kể: Bên cạnh có một túi cà phê mình mua có một loại có khẩu hiệu: "tuyên chiến với cà phê bẩn", nhưng người đọc biết đấy, mấy cái loại cà phê này không thể ngoi lên được các kệ trên tầm mắt người dùng mà ở tít kệ cuối cùng.
Sau bước chọn cà phê, người đọc tiến hành làm hai loại cà phê: pha phin và coldbrew. Pha phin thì dùng 3 lần nước, mỗi lần đổ đầy cả cà phê và nước chiếm 2/3 phin. Mục tiêu của việc này là: làm cho biết xem với tất cả gì tìm hiểu được thì nó có cái gì khác không? Kinh nghiệm nhỏ là: tác giả trước khi nén cà phê có rưới một ít nước đủ ẩm cho cà phê và để nó nở ra trong vòng 2-3 phút. Người ta gọi nó là ủ hay gì đó. Sau khi ủ xong mới nén cà phê và đổ nước vào phin để chiết. Còn coldbrew thì đơn giản thôi, một cái chai thuỷ tinh và nước lọc để nguội. Đơn giản là cho cà phê vào nước trong chai và ủ trong tủ lạnh 12h.
Kết quả thì, cà phê ngon! Với kinh nghiệm uống cà phê ngoài phố, trong tiệm, trong cửa hàng tiện lợi thì tôi thấy pha phin ngon hơn. Cốc mồi cho túi cà phê này thì không có vị chát, mặn và chua vừa phải. Tôi đoán là do cà phê hoặc có chăng là cách pha mới tham gia một phần. Coldbrew thì đang đợi, nhưng khi nó đủ thời gian ra lò thì tôi ko có thời gian để viết chia sẻ nữa.
5. Kết Luận
Tóm lại, bài này viết cho vui, đọc cho biết là có người rảnh để làm những việc này. Các thông tin tác giả đưa ra và các nhận định không biết có giúp được người đọc hay không. Nhưng tác giả chúc người đọc có thể tìm cho mình một nơi, một chỗ, một cách làm ra ly nước đầu ngày thật ngon cho cuộc sống thường nhật của người đọc.
6. Tài Liệu Tham Khảo
[1] NgTa.HaiVan. Lịch sử du nhập cây cà phê vào Việt Nam. Available at: https://primecoffea.com/lich-su-cay-ca-phe-viet-nam.html.
Từ đây, vì sự lười, tác giả xin để link chứ ko viết ref chuẩn nữa. Mong các tác giả của các bài viết được cite và bạn đọc thông cảm.
[2] https://laodong.vn/kinh-te/xuat-khau-caphe-viet-nam-xep-thu-2-the-gioi-va-noi-thiet-thoi-xuat-tho-991394.ldo
[3] https://sciencemeetsfood.org/coffee-flavors/
[4] https://www.youtube.com/watch?v=jWR_RouRdoo&t=462s
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất