(trong chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục )
Sách giáo khoa lớp cấp 1 dùng từ Tiếng Việt để chỉ môn Ngữ Văn của chương trình học cấp 2, 3. Ngụ ý này cũng rất rõ ràng, đó là để học sinh tiếp cận với ngôn ngữ mẹ đẻ. Sau khi hết Tiểu học, học sinh sẽ bắt đầu với những kiến thức nâng cao hơn.
Sự nâng cao kiến thức được thể hiện rõ qua cách các « bô lão » trong bộ giáo dục soạn. Sách giáo khoa chương trình Tiểu học có tiết « Luyện từ và câu ». Có thể nói 5 năm chúng ta đi học để luyện viết thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ (điều tối thiểu cần phải đạt được). Có luyện tập viết các bài văn chủ đề gần gũi, ít mang tầm vĩ mô quá cao, trừ các cuộc thi như viết thư quốc tế.
Bốn năm cấp 2, chúng ta đi từ các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích. Cực dài dòng văn tự mà đứa nào cũng vẫn phải thuộc nằm lòng + cái vở soạn văn thật ba chấm – có thể nói là hơi khốn kiếp với ngay cả 1 đứa yêu đến độ lật mòn SGK. Sau này học thơ vần vần như Qua Đèo Ngang, Bánh trôi nước thấy đỡ hơn hẳn. Tiết « luyện từ và câu » vẫn còn, song hành với viết văn bản hành chính (cho học sớm quá làm chi, có ai viết giấy tờ nhà vào năm 11, 12 tuổi không ?). Tiền đề của việc thi lên lớp 10 là việc thành thạo viết đoạn văn phân tích, có vài technique viết « lắt léo » như mở bài gián tiếp, trực tiếp.
Kể ra thì môn Ngữ Văn luôn song hành với môn Lịch sử, Địa lý. Lớp 6 học về thời kì đồ đá thì ngồi « tám » chuyện dân gian, truyền thuyết. Lớp 7 học về thời Đinh, Tiền Lê với Hậu Lê thì học mấy bài về yêu nước, thân phận người phụ nữ. Lớp 8, lớp 9 cao siêu hơn, bắt đầu « hành văn » (thực ra là tự ngược mình là chính, để cho nó « hành » mình chứ mình hành được gì nó =)))

P/s: Phần 2 dành riêng cho sách Ngữ Văn chương trình cấp 3 vì đây là phần mình yêu thích nhất nên sẽ viết nhiều và dài hơn, chỉnh chu nhất có thể :v