Làm gì để cải thiện thu nhập cho lao động thu nhập thấp?
Người thu nhập thấp luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đại dịch chỉ đơn giản cho thấy rõ hơn điều đó. Nhiều phương án đã được thực hiện để hỗ trợ họ hiện tại. Nhưng trong dài hạn, làm sao để cải thiện thu nhập của họ?
Dịch Covid tác động nặng lên kinh tế thế giới, trong đó nhóm lao động cấp thấp là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Riêng tại nước ta, dù các cá nhân, tổ chức và nhà nước đã có nhiều hành động giúp đỡ nhóm này nhưng chỉ là phương án ngắn hạn. Vấn đề sâu xa chính là cải thiện thu nhập cho nhóm này. Sẵn sàng cho họ trước những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.
Đầu tiên, chúng ta cần định nghĩa lao động thu nhập thấp là ai? Mình gặp khá nhiều khó khăn vì không tìm ra một văn bản định nghĩa cụ thể người thu nhập ở Việt Nam là như thế nào. Vì vậy tạm hiểu rằng đây là nhóm người làm những công việc thiết yếu trong xã hội như công nhân vệ sinh, thợ hồ, bảo vệ, … có mức thu nhập dưới khả năng đóng thuế thu nhập cá nhân (dưới 9 triệu đồng một tháng)
Note: từ tháng 7/2020 mức yêu cầu để đóng thuế tncn là 11 triệu một tháng.
Họ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động tuy nhiên lại là nhóm dễ bị tổn thương trước khủng hoảng. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp họ?
Khi đề cập đến cải thiện thu nhập cho người lao động thu nhập thấp, sẽ có hai luồng dư luận như sau:Nhóm bảo vệ: Chỉ trích bộ máy cầm quyền và nền kinh tế, cho rằng chính phủ đã không bảo vệ được nhóm này khỏi sự bóc lột của các doanh nghiệp. Nhóm chỉ trích: Cho rằng vì nhóm này quá đông và theo quy luật cung cầu khiến cho họ tự đẩy mình vào hoàn cảnh này. Họ cho rằng nhóm lao động cấp thấp cần phải làm việc chăm chỉ hơn, cải thiện kỹ năng của mình nhiều hơn để có thu nhập tốt hơn. Thế nhưng vấn đề này phức tạp hơn rất nhiều. Trên thực tế không chỉ cá nhân người lao động quyết định thu nhập của họ. Đây là một vấn đề của 5 đối tượng khác nhau: Xã hội, Doanh nghiệp, Chính phủ, Công đoàn và bản thân người lao động. Trước hết xã hội với vai trò là khách hàng: là bạn và tôi, những người trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ. Khi trả tiền cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó, yêu cầu của bạn là gì? Chúng ta sẽ luôn muốn những thứ tốt nhất với chi phí thấp nhất.Vì vậy, doanh nghiệp giảm chi phí, trong đó có chi phí nhân sự: giảm phúc lợi, tiền thưởng, tăng khối lượng công việc nhưng không tăng lương . Họ bị ảnh hưởng nhiều hơn nhân sự cấp trung và cấp cao vì công việc của họ dễ bị thay thế. Để nhóm này nhận được thu nhập tốt hơn, khách hàng phải chấp nhận chi trả nhiều hơn. Đến đây sẽ nhiều người có quan điểm là "tại sao phải chi trả nhiều hơn cho một dịch vụ tương tự?". Mình rất hiểu tâm lý này vì bản thân cũng là một khách hàng như bạn. Nhưng trên thực tế có rất nhiều dịch vụ xã hội đang sử dụng bị định giá rất thấp dù tính chất công việc vô cùng nặng nhọc tiêu biểu nhất là công việc của công nhân môi trường. Tất nhiên đây chỉ mới là bước đầu, sau khi khách hàng chấp nhận chi trả nhiều hơn. Trách nhiệm giờ đây chuyển qua cho nhóm tiếp theo.
Doanh nghiệp, nhóm sử dụng lao động, và ưu tiên hàng đầu của họ chính là lợi nhuận. Dù khách hàng đã chấp nhận chi trả nhưng nếu doanh nghiệp kiên quyết tối ưu hóa lợi nhuận và không tăng lương, lao động cấp thấp sẽ rất khó đòi quyền lợi. Tất nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp trả lương đầy đủ và xứng đáng, thế nhưng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là duy trì kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Ngoài ra, điều doanh nghiệp có thể làm cho các lao động của mình chính là tạo cho họ “cơ hội” để xứng đáng có mức thu nhập tốt hơn. Điều này thì yêu cầu sự hợp tác của người lao động dẫn ta đến vai trò của nhóm tiếp theo.
Người lao động: họ đối mặt với rất nhiều rào cản để có được thu nhập tốt hơn. Nhưng nói họ bất lực trong việc tự cải thiện thu nhập của mình thì không đúng. Vấn đề cốt lõi là xã hội đang đánh giá rất thấp những kỹ năng làm việc của nhóm lao động cấp thấp, vốn là những kỹ năng dễ đào tạo. Để cải thiện thì có hai cách: xã hội đánh giá cao hơn những kỹ năng làm việc của nhóm lao động cấp thấp, hoặc người lao động cấp thấp trang bị cho mình những kỹ năng làm việc được xã hội đánh giá cao hơn. Trong hai phương án trên, người lao động chỉ nắm thế chủ động khi tự cải thiện kỹ năng của mình. Năng lực tốt hơn dẫn tới thu nhập tốt hơn. Đây không phải là một phương án nhanh cũng như dễ dàng nhưng là phương án khả dĩ nhất để người lao động cải thiện thu nhập của họ về mặt dài hạn.
Người lao động: họ đối mặt với rất nhiều rào cản để có được thu nhập tốt hơn. Nhưng nói họ bất lực trong việc tự cải thiện thu nhập của mình thì không đúng. Vấn đề cốt lõi là xã hội đang đánh giá rất thấp những kỹ năng làm việc của nhóm lao động cấp thấp, vốn là những kỹ năng dễ đào tạo. Để cải thiện thì có hai cách: xã hội đánh giá cao hơn những kỹ năng làm việc của nhóm lao động cấp thấp, hoặc người lao động cấp thấp trang bị cho mình những kỹ năng làm việc được xã hội đánh giá cao hơn. Trong hai phương án trên, người lao động chỉ nắm thế chủ động khi tự cải thiện kỹ năng của mình. Năng lực tốt hơn dẫn tới thu nhập tốt hơn. Đây không phải là một phương án nhanh cũng như dễ dàng nhưng là phương án khả dĩ nhất để người lao động cải thiện thu nhập của họ về mặt dài hạn.
Tuy nhiên, xã hội và doanh nghiệp vẫn sẽ làm mọi cách để để đảm bảo lợi ích của bản thân. Kết quả là lao động cấp thấp chỉ nhận được mức thu nhập thấp nhất mà họ có thể chấp nhận được. Vì thế cần có ai đó can thiệp để cân bằng quyền lợi của cả ba bên.
Chính Phủ và Công Đoàn. Đây là hai tổ chức là vai trò lớn trong việc đảm bảo quyền lợi và thu nhập của những lao động cấp thấp.
Chính phủ có vai trò tạo ra các chính sách thúc đẩy, định hướng hành vi của xã hội lẫn doanh nghiệp, đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của tất cả các bên. Trong khi đó, công đoàn đảm bảo người sử dụng lao động bóc lột nhân công.
Có thể thấy việc tăng thu nhập cho lao động cấp nhấp không hề đơn giản, có sự tham gia của nhiều thành phần và cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và hợp lý.
Trong trường hợp thu nhập của nhóm lao động cấp thấp tăng quá cao, doanh nghiệp có khả năng sẽ không đạt đủ lợi nhuận cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đóng cửa thì sẽ không còn việc làm để tăng thu nhập nữa. Mặt khác việc này có thể khiến các sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu trở nên quá đắt đỏ đối với người tiêu dùng.
Ngược lại, trường hợp lao động cấp thấp có thu nhập quá thấp. Họ sẽ có đời sống khó khăn, không thể chi trả các nhu cầu cơ bản và tiện ích thiết yếu như bảo hiểm và chăm sóc y tế. Nếu có khủng hoảng, họ sẽ dễ bị tổn thương. Từ đó tiềm tàng nguy cơ gây ra các tệ nạn xã hội.
Kết lại: không một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề của nhóm lao động cấp thấp cả. Quan tâm đến nhóm dễ tổn thương là cần thiết. Tuy nhiên để làm được điều đó chúng ta cần đoàn kết, mỗi nhóm cần làm tốt vai trò của mình. Không riêng nhóm nào để thể một mình gồng gánh trách nhiệm này cả. Vì một xã hội tốt hơn.
Bài viết này làm chuyển ngữ từ “what it’ll take to raise the wages of lowers-wage workers” của the woke salaryman. Một trang chuyên chia sẻ kiến thức tài chính cá nhân tại singapore.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất