Cách để tìm thấy tố chất sáng tạo ẩn chứa trong bạn

Đây là 1 câu chuyện thú vị về cách mà Pablo Picasso, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha, đã phát triển khả năng để tạo ra những công trình nghệ thuật  xuất sắc chỉ trong vài phút.

Khi mà câu chuyện diễn ra, 1 ngày nọ, Picasso đang đi bộ ngang qua chợ thì có 1 người phụ nữ nhận ra ông. Bà ta dừng lại , đưa 1 tờ giấy cho ông và nói: “thưa ngài Picasso, tôi là 1 người hâm mộ những tác phẩm của ông. Ông có thể vui lòng vẽ 1 chút cho tôi được không ạ?”

Picasso mỉm cười và nhanh chóng sẽ 1 chấm nhỏ nhưng rất đẹp trên tờ giấy vẽ. sau đó, ông đưa tờ giấy cho người phụ nữ nọ và nói: “đây sẽ là 1 triệu đô-la”

“Nhưng thưa ngài Picasso,”, người phụ nữ nói ,” nó chỉ tốn của ngài 30s để vẽ lên tác phẩm kiệt xuất nhỏ này”

“Này người phụ nữ may mắn kia” Picasso nói , “tôi đã phải  mất 30 năm để vẽ tác phẩm kiệt tác đó trong có 30s” (1)

Picasso thì không chỉ là nghệ sĩ  sáng tạo tài hoa, người mà đã làm việc trong nhiều thập kỉ để làm chủ khả năng  của mình. Hành trình của ông là kiểu điển hình của những người có tư chất sáng tạo. thậm chí nhiều người có tài năng nổi trội cũng hiếm khi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc chỉ sau vài  thập kỉ luyện tập.

Chúng ta hãy thảo luận về lí do của điều này, và thậm chỉ quan trọng hơn, cách bạn có thể khám phá ra những tố chất sáng tạo trong chính con người bạn.

Kết quả hình ảnh cho sáng tạo


Những thiên tài về sáng tạo nghĩ ra những ý tưởng vĩ đại như thế nào?

Vào năm 2002.  Markus Zusak đã bắt tay vào viết 1 cuốn sách.

Ông đã khởi đầu bằng việc viết mở đầu và kết thúc câu chuyện trước. Sau đó, ông bắt đầu liệt kê tiêu đề các chương và đánh số trang cho chúng. Một vài trong số đó được dùng cho câu chuyện, số còn lại thì bị bỏ đi.

Khi Zusak bắt đầu viết ra câu chuyện, ông đã thử thuật lại câu chuyện từ góc nhìn của thần chết. nhưng nó không đem lại điều ông muốn đạt được.

Ông đã viết lại cuốn sách, lần này dưới góc nhìn của nhân vật chính. Lại 1 lần nữa, có gì đó không ổn.

Ông cố gắng viết lại nó từ góc nhìn của người ngoài cuộc. Vẫn không đạt kết quả.

Ông thử viết câu chuyện ở hiện tại, rồi ở quá khứ nhưng không có hiệu quả, mạch văn không trôi chảy.

Ông xem lại, thay đổi,chỉnh sửa. Và bằng việc tự đánh giá, Zusak đã viết lại phần đầu của câu chuyện khoảng 150-200 lần. Cuối cùng, ông quyết định trở lại lựa chọn ban đầu, viết cuốn sách từ quan điểm của thần chết. Lần này, sau 200 lần thử đi thử lại, đã đúng hướng. Sau tất cả mọi cố gắng, ông mất 3 năm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết. Ông đặt tên cho nó là  Kẻ trộm sách.

 Trong 1 cuộc phỏng vấn sau khi cuốn sách được xuất bản, Zusak nói “Trong 3 năm, có lẽ tôi đã thất bại hơn 1000 lần, nhưng mỗi lần thất bại lại đưa tôi gần hơn tới  điều tôi muốn viết và  tôi cảm thấy biết ơn vì điều đó.”

Cuốn sách đã trở nên nổi tiếng. nó đứng trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times trong 230 tuần liên tiếp. Cuốn sách bán được 8 triệu bản và dịch ra 40 thứ tiếng. 1 năm sau, “kẻ trộm sách” đã được Hollywood chuyển thể thành phim.

Kết quả hình ảnh cho kẻ trộm sachs


Bí mật đơn giản để có được sự may mắn

Chúng ta thường hay cho rằng sự thành công của những phim bom tấn hay những cuốn sách bán chạy là nhờ may mắn. Có thể thật đơn giản để giải thích sự thành công theo cách đó- như là 1 sự tình cờ, 1 may mắn ngẫu nhiên. Không nghi ngờ gì nữa, luôn có những nhân tố may mắn trong mọi câu chuyên về thành công.

Nhưng Markus Zusak là 1 bằng chứng rằng nếu bạn xem xét công việc của bạn 200 lần- nếu bạn tìm thấy 200 cách để tái tạo bản thân, để làm cho công việc của bạn trở lên tốt hơn- sau đó dường như may mắn sẽ mỉm cười với bạn.

Làm thế nào để  những thiên tài sáng tạo nghĩ ra những ý tưởng vĩ đại? Họ làm việc, sửa, viết lại, làm lại nhiều lần và thể hiện hết khả năng của họ thông qua lòng quyết tâm và tính kiên trì, nhẫn nại. Họ có được những cơ hội may mắn bởi vì họ không ngừng cố gắng.

Trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp. Shonda Rimes đã chia sẻ 1quan điểm mà cũng tương tự như của Zusak :

Những ước mơ không trở thành hiện thực vì bạn chỉ mơ về chúng. Rất khó để biến nó thành hiện thực, rất khó để tạo ra sự thay đổi. bỏ giấc mơ đi và trở thành  người thực hiện nó, chứ không phải  người chỉ biết mơ ước. Có thể bạn biết chính xác cái mà bạn mơ ước, hoặc có thể bạn đang hoang mang vì bạn không biết đam mê của mình là gì. Nhưng sự thật là, điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Bạn không nhất thiết phải biết, chỉ cần bạn luôn tiến về phía trước mà thôi.

Bạn sẽ phải tiếp tục làm điều gì đó, nắm lấy cơ hội tiếp theo, sẵn sàng để thử những cái mới. Nó không phải đúng như công việc trong mơ hay 1 cuộc sống hoàn hảo . Sự hoàn hoản thì tẻ ngắt và những ước mơ thì không có thật. Chỉ cần làm thôi.

Kết quả hình ảnh cho just do it


Ghi chú: (1): tôi không thể tìm thấy nguồn gốc xuất phát của câu chuyện về Picasso và tôi không chắc rằng nó đúng sự thật. Nhưng quan điểm được đưa ra trong bài thì vẫn có được sức mạnh và sự hấp dẫn của riêng nó. Và nếu bạn biết nguồn gốc của câu chuyện, xin hãy chia sẻ nó.

 Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Bài viết này được dịch từ "Mastering creativity" của James Clear.  (Nguồn: http://jamesclear.com/wp-content/uploads/2014/10/creativity-v1.pdf)

Đây chỉ là 1 phần của bài viết đầy đủ, mình sẽ đăng những phần tiếp theo vào bài viết tới.  Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ mọi người.