Làm chủ sự sáng tạo (2)
Tiếp nối bài viết "Làm chủ sự sáng tạo " ...... http://spiderum.com/bai-dang/Lam-chu-su-sang-tao-4zv Cách để khám phá khả năng...
Tiếp nối bài viết "Làm chủ sự sáng tạo " ......
http://spiderum.com/bai-dang/Lam-chu-su-sang-tao-4zv
Cách để khám phá khả năng sáng tạo của bạn bằng việc sử dụng “qui luật tỉ lệ cân bằng”:
Paul Erdos là 1 người đàn ông kì lạ. Đồ đạc của ông chất đầy không quá 2 va li, không bao giờ học cách nấu 1 bữa ăn tử tế cho mình, làm việc 19h mỗi ngày, sử dụng chất kích thích và cafein hằng ngày, tiêu tốn hết tiền kiếm được vào chúng.
Erdos đồng thời cũng là 1 nhà toán học lỗi lạc của thế kỉ 20. Ông đã viết hoặc là đồng tác giả của hơn 1500 bài báo về toán học trong suốt sự nghiệp của mình và hợp tác với hơn 500 nhà toán học . Lẽ dĩ nhiên, những cống hiến về toán học của ông rất có ý nghĩa.
Erdos đã giải quyết nhiều loại vấn đề phức tạp. ông đã chứng minh định lí về số nguyên tố. Ông đã đưa đến sự phát triển của định lí Ramsey. Ông cũng đã giải được câu đố toán học hóc búa được gọi là định đề Bertrand . Qua tiểu sử của Erdos, có thể thấy ông là nhà toán học tài ba,ông đã cống hiến cả đời mình cho việc nghiên cứu toán học.
Và giờ bạn có biết cái gì đã trở thành 1500 bài báo và nghiên cứu?
Chẳng gì cả. Chúng đã không còn tồn tại. Hãy quên nó đi. Có thể nó đang ẩn mình trong kho lưu trữ của 1 tạp chí nghiên cứu cũ hay nằm ở đáy tủ của một số người yêu toán. Và điều đó có thể lí giải lí do tại sao Paul Erdos thì có thể là một ví dụ điển hình của cái được biết như là qui luật tỉ lệ cân bằng.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qui luật này có nghĩa là gì và cách nó giúp chúng ta khám phá ra khả năng sáng tạo như thế nào?
Qui luật tỉ lệ cân bằng:
Vào năm 1977, một nhà tâm lí học của trường Harvard có tên là Keith Simonton đã xây dựng 1 học thuyết mà ông đặt tên là qui luật tỉ lệ cân bằng.
Qui luật này nói rằng số lượng trung bình những nghiên cứu được xuất bản của bất cứ 1 nhà khoa học lỗi lạc nào không có có hội khác biệt nào theo thống kê là có ảnh hưởng hơn số lượng trung bình những nhà khoa học khác xuất bản. Hay nói 1 cách khác, bất cứ nhà khoa học nào cũng hầu như tạo ra những công trình khoa học đầy may rủi vì hầu hết chúng nhanh chóng bị quên lãng.
Điều đó có nghĩa là: bạn không thể dự đoán được thành công của mình. Những nhà khoa học, họa sĩ, những nhà sáng chế, nhà văn, doanh nhân, những người làm việc trong đủ mọi ngành nghề thì đều gần như là làm 1 dự án vô ích khi họ định làm 1 cái khác quan trọng hơn.
Nếu bạn tin vào qui luật tỉ lệ cân bằng, sau đó có 1 kết luận tự nhiên rằng bạn đang chơi 1 trò chơi may rủi. Bởi vì bạn không thể dự đoán được thành công, cách tốt nhất là làm nhiều nhất có thể, cái mà sẽ đưa bạn đến với cơ hội đạt được mục tiêu và tạo ra thứ gì đó đầy ý nghĩa.
Tôi đã thấy qui luật tỉ lệ cân bằng trong công việc của tôi mỗi tháng. Tôi viết 1 bài báo mới vào thứ 2 và thứ 5 hằng tuần. Tôi thấy rằng nếu tôi viết đều đặn 1 bài vào thứ 2 và 5 hằng tuần, vậy là sẽ có trung bình khoảng 8-9 bài mỗi tháng. Và nếu tôi viết 8-9 bài mỗi tháng, chỉ có 2-3 bài sẽ được đánh giá tốt.
Cái gì khiến 2-3 bài đó thành công? Tôi không biết.
Sau khi xếp lịch như vậy trong khoảng 2 năm, tôi đã có thể thấy rõ rằng tôi thật sự là không giỏi trong việc tự đánh giá công việc của mình. Tất cả tôi có thể làm là cố gắng hết sức mọi lúc, cam kết thực hiện công việc 1 cách tình nguyện và tin tưởng rằng nếu tôi kiên trì làm theo kế hoạch, sẽ có thứ gì đó hữu dụng sẽ tìm cách khiến tôi làm việc chăm chỉ.
Sẵn sàng tạo “rác”
Paul Erdos biết rằng tất cả những nhà sáng tạo tài ba cuối cùng cũng khám phá ra rằng: cảm hứng sáng tạo chỉ đến sau khi bạn đã dàng đủ thời gian để gạt hết những ý tưởng tầm thường đi. Thời gian tiếp nối thời gian, vấn đề tiếp nối vấn đề, Erdos tiếp tục với công việc sáng tác của ông, bỏ đi 1500 tờ giấy và điều đó đã đưa ông đến với những ý tưởng tuyệt vời.
Nếu bạn muốn tăng khả năng sáng tạo của mình và tạo sự khác biệt thì việc nắm lấy những ý tưởng đằng sau qui luật Tỉ lệ cân bằng là vô cùng hữu dụng. Thỉnh thoảng bạn sẽ tạo ra thứ gì đó tốt. Thỉnh thoảng bạn sẽ tạo ra thứ gì đó không tốt lắm. Nhưng điều đó không sao cả, chỉ cần luôn tạo ra thứ gì đó là được.
Nếu bạn muốn tạo ra 1 kiệt tác để đời, bạn phải luôn sẵn sàng tạo ra 1 vài thứ vớ vẩn- “rác” -trong suốt chặng đường đó.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Bài viết này được dịch từ "Mastering creativity" của James Clear. (Nguồn: http://jamesclear.com/wp-content/uploads/2014/10/creativity-v1.pdf)
Đây chỉ là 1 phần của bài viết đầy đủ, mình sẽ đăng những phần tiếp theo vào bài viết tới. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ mọi người.
/truyen-cam-hung
- Hot nhất
- Mới nhất