Làm bạn với Stress?
Hiện nay trên thế giới, có rất rất nhiều người đang gặp stress hàng ngày, hàng giờ. Theo thống kê của NIOSH (Disease Control/National...
Hiện nay trên thế giới, có rất rất nhiều người đang gặp stress hàng ngày, hàng giờ. Theo thống kê của NIOSH (Disease Control/National Institute on Occupational Safety & Health), cứ 2 giây thì 7 người chết vì căng thẳng trong làm việc, cuộc sống...
Theo định nghĩa của Stress.org, stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể sẽ sản sinh ra một số loại hóoc-mon để bật cơ thể sang chế độ "Chiến đấu - Bỏ chạy".
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, nhưng trong chủ đề bài hôm nay, tôi muốn nói về cách làm bạn với stress, làm sao đế stress nó không giết chết các bác.
Các nghiên cứu
Trong một nghiên cứu ở Mĩ với 30.000 người lớn trong vòng 8 năm, họ hỏi những người tham gia 2 câu hỏi:
1. Bạn trải qua bao nhiều lần bị Stress vào năm vừa qua?
2. Bạn có tin stress có hại thực sự cho sức khỏe của bạn?
Và sau đấy một thời gian dài, những nhà nghiên cứu tìm thông tin những người đã tham gia thí nghiệm và xem ai chết.
Con số cho thấy, 43% người phải chịu đựng stress, đã chết. Nhưng đồng thời, 43% số người đấy là số người tin rằng stress sẽ giết bạn. Tức là nếu bạn tin stress gây hại cho bản thân bạn, bạn sẽ bị stress gây hại. Đối với những người cũng phải trải qua stress, nhưng không tin stress gậy hại, thì thậm chí, có nguy cơ chết vì stress ít hơn tất cả.
Trong vòng 8 năm đấy, những nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi, và nhận ra rằng, ở Mĩ, 186.000 người đã chết trẻ, không phải do stress mà do TIN là stress có hại cho sức khỏe. Từ đấy ta có một nguyên nhân dẫn đến tử vòng đứng thứ 15 ở Mĩ: Tin stress gây hại (Stress belief)
Tại một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Cơ thể chúng ta phản ứng khi tin stress có hại khác với khi chúng ta không tin stress có hại. Nhìn dưới đây chúng ta sẽ thấy
Khi bị đưa vào môi trường stress, tim đập mạnh lên, máu lưu thông nhanh lên và mạch máu của những người tin là stress có hại bị thắt và co lại nhưng đối với những người có niềm tin ngược lại, mạch máu ở trạng thái bình thường. Vậy cùng một tình huống, 2 niềm tin có thể đưa chúng ta đến với 2 kết quả khác nhau. Lần tới, khi có gặp stress, gặp các triệu chứng như thở gấp, nhịp tim nhanh, hãy nghĩ rằng, đây là cách cơ thể chuẩn bị cho mình để vượt qua thử thách này, chứ đừng nghĩ đây là một đợt khủng hoảng. Điều này có khi cứu sống các bác đấy.
Oxytocin
Lý do gây stress là một phần do hóoc-môn Oxytocin được sản sinh ra khi cơ thể gặp căng thẳng, nhưng đồng thời, đây cũng là hóoc-môn được sinh ra khi các bác ôm, hôn (đại khái là va chạm vật lý) với một ai đấy trong một khoảng thời gian nhất định. Hai cái có liên quan tới nhau? Liên quan mật thiết luôn.
Khi các bác gặp khó khăn hay căng thẳng, Oxytocin được cơ thể sản sinh ra, để thúc đẩy các bác tìm sự giúp đỡ từ người khác. Cơ thể sinh học của các bác đang muốn nói là: "Ê tìm ai đó mà tâm sự để giải tỏa đi, đừng có giữ lại". Nói tóm lại là, khi các bác bị stress, phản ứng sinh học của cơ thể tạo ra Oxytocin để khiến các bác đi tìm sự giúp đỡ bởi những người xung quanh.
CHỐT LẠI: Khi các bác gặp stress -> Oxytocin được tạo ra -> Các bác đi tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh -> Oxytocin được tạo ra thêm -> Những tổn thương do stress đem lại cho cơ thể (đặc biệt là tim) được hồi phục nhanh hơn bởi hóoc-môn đấy.
Kết luận
Stress thì đương nhiên không ai muốn. Tuy nhiên, với những quan niệm và niềm tin khác nhau về stress, sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Chúc các bác chiến đấu với những căng thẳng hàng ngày thành công
Nguồn:
Dịch từ bài Ted Talk: How to be friend with stress. Link tại đây
/tam-ly-hoc
- Hot nhất
- Mới nhất