Thử nghĩ xem đó giờ có điều gì mà bạn sợ người khác biết không nhé. Đó có thể là một ý kiến, một nét tính cách, một ham muốn bệnh hoạn hoặc một thất bại muối mặt mà bạn ước rằng chưa từng tồn tại. Dẫu là gì đi nữa, chỉ nghĩ đến việc ai đó biết đến nó thôi cũng khiến bạn muốn đào lỗ chui xuống cho đỡ nhục.
Các nhà tâm lý học gọi cảm giác đó là xấu hổ, và ai trong chúng ta đều đã ít nhất một lần trải qua điều này (1). Sâu thẳm trong mỗi người chúng ta, đều tồn tại những khiếm khuyết mà ta ra sức che giấu và giả vờ như chúng không hề tồn tại.
Cảm giác xấu hổ có thể giết chết chúng ta vì nó được hình thành từ những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, giận dữ, thù hằn và ái kỷ (2) (3) (4).
Chính vì lẽ đó, ta luôn cố gắng triệt tiêu cảm giác xấu hổ trong nỗ lực phát triển bản thân.
Quan điểm này được John Bradshaw giới thiệu trong quyển sách kinh điển của mình Healing the Shame that Binds You (5). Sau đó, nhiều tác giả và nhà nghiên cứu khác cũng đã lên tiếng ủng hộ vấn đề này, nổi bật nhất có thể kể đến Brené Brown, người cho rằng xấu hổ đồng nghĩa với sự bất lực trong việc thay đổi một điều gì đó (6). Hay như Deepak Chopra, coi xấu hổ chỉ như một “hiện thực bị bóp méo” (7).
Họ ủng hộ ý kiến rằng cần thẳng tay loại bỏ cảm giác xấu hổ và tội lỗi ra khỏi cuộc sống. Có như thế, con người mới thực sự cảm nhận được tình yêu thương và đạt đến hạnh phúc đích thực.
Một số nhà tư tưởng thậm chí còn cho rằng cảm giác xấu hổ và tội lỗi hoàn toàn không có thật, chúng chỉ đơn thuần là công cụ mà xã hội, tôn giáo và các bậc phụ huynh sử dụng để điều khiển chúng ta - theo lời Blakem Edwards; hoặc đơn thuần là một sự dối trá – theo phát biểu của Anaïs Nin.
Họ liên tục nhấn mạnh rằng xấu hổ là một cảm giác ghê tởm cần bị chôn sống không cho đẻ trứng.
Nhưng có lẽ mọi chuyện nên dừng lại ở đây.
Mặc cho hầu hết chúng ta đều ít nhiều bức bối với cảm giác xấu hổ và tội lỗi, mọi thứ có vẻ đã đi quá xa. Hãy cùng tôi bình tĩnh nhìn lại vấn đề xem xem đâu là nguyên nhân khiến ta xấu hổ. Từ đó ta có được cái nhìn khách quan hơn cũng như rút ra phương pháp giải quyết thứ cảm xúc không mấy dễ chịu này.

Mục Lục

1. Cảm giác xấu hổ và tội lỗi
2. Nền móng của sự văn minh
3. Nghịch lý xấu hổ và tội lỗi
4. Xấu hổ và ái kỷ
5. Đối phó với cảm giác xấu hổ và tội lỗi

1. Cảm giác xấu hổ và tội lỗi

Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận xấu hổ và tội lỗi là cảm xúc thường gặp ở con người. Chúng hiện diện trong tất cả các nền văn hóa khác nhau từ những cộng đồng văn minh hiện đại đến những bộ tộc tối cổ chưa một lần biết đến Chi Pu là ai (8).
Không phủ nhận việc nhiều đối tượng  luôn tìm cách trục lợi từ những việc ngớ ngẩn bạn làm, nhưng xấu hổ và tội lỗi không hề là một sản phẩm được một tổ chức ám muội nào đó phát minh ra. Chúng là một phần tất yếu trong hệ thống cung bậc cảm xúc tự nhiên của con người (9).
Xấu hổ là cảm giác thất vọng – hoặc thậm chí là vô dụng khi bạn thất bại trong việc sống đúng với những kỳ vọng bản thân đặt ra về những gì được cho là bản chất của bạn (10).
Cảm giác xấu hổ tựa như ánh đèn soi tỏ tất cả những góc khuất bất toàn nhất trong con người bạn và đưa chúng ra trước mặt bàn dân thiên hạ. Bản năng mách bảo ta rằng cách tốt nhất để không cảm thấy xấu hổ là cố gắng bưng bít những điều khiến ta cảm thấy hổ thẹn.  
Và chính nỗ lực che giấu đó - chứ không phải cảm giác xấu hổ - gây nên những bất ổn về mặt tâm lý (11). 
Nếu xấu hổ vì đang hứng tình nơi làm việc, ta ngay lập tức phủ nhận điều đó (mặc dù chả ai hỏi). Nếu xấu hổ về cơ thể thừa cân, ta có xu hướng quấn lên mình cả chục lớp áo khoác (dù trời nóng vãi cả đái). Nếu ta xấu hổ vì thú vui sưu tầm gấu bông, ta giấu nhẹm chúng đi và nếu có lỡ bị ai bắt gặp ta chối bay chối biến rằng đó là đồ chơi của thằng em trai.
Ai mà phát hiện ra mình chơi thì quê nhờ!
Ai mà phát hiện ra mình chơi thì quê nhờ!
Cảm giác tội lỗi - thoạt nghe có vẻ hơi giống xấu hổ - nhưng điểm khác nhau giữa chúng là: nếu xấu hổ là việc bạn cảm thấy bất mãn với bản thân, thì tội lỗi là cảm giác bất mãn với những điều bạn đã làm (12).
Khi bạn làm một điều gì không đúng, chính thái độ lúc đó của bạn quyết định liệu bạn sẽ cảm thấy xấu hổ hay tội lỗi. Nếu bạn cảm thấy nguyên nhân sự việc là do hành động của bạn, đó là cảm giác tội lỗi. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy chính bản thân bạn (chứ không phải hành động của bạn) là nguyên nhân của sự việc, đó là cảm giác xấu hổ (13).
Kết quả là: nếu không được khắc phục kịp thời, cảm giác tội lỗi sẽ nhanh chóng biến thành cảm giác xấu hổ.
Không giúp đỡ thằng bạn chuyển nhà hoặc quên gọi chúc mừng sing nhật mẹ đơn giản chỉ là chuyện đã rồi. Nhưng cách bạn xử lý vấn đề có tác động rất lớn đến tâm lý chúng ta. Nếu ta xin lỗi và hứa lần tới sẽ để tâm hơn, mọi chuyện xem như chẳng có gì xảy ra. Nhưng nếu bạn cố tình giả ngu và quay ra trách thằng bạn mắc giống ôn gì chuyển nhà lắm thế, hoặc tại sao mẹ lại đẻ ra vào đúng cái ngày chết tiệt đó – cảm giác tội lỗi sẽ nhanh chóng trở thành cảm giác xấu hổ. Mọi thứ bỗng trở nên sờ sờ ra đấy, rằng bạn là thằng vô tâm và một đứa bất hiếu. Lẽ dĩ nhiên là bạn sẽ giấu tiệt việc này khỏi bất kỳ ai có ý định tò mò.
Việc giấu như mèo giấu cứt này phản ánh suy nghĩ lệch lạc của ta về vấn đề trách nhiệm. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ta luôn phản ứng như thể mình là nạn nhân vậy. Thực tế cho thấy, cái gì quá thì cũng không tốt: liên tục để bản thân rơi vào trạng thái xấu hổ không chỉ góp phần phá hủy các mối quan hệ mà còn gián tiếp giết chết chúng ta từ bên trong.
Đó là lý do tại sao giới self – help luôn kêu gọi ta phải sống lý trí; vì cảm xúc, như tôi đã nói, có thể dày vò chúng ta. Một khi chấp nhận xấu xa như một phần bản tính, ta có xu hướng tạo ra những hành vi độc hại và lệch lạc hòng che đậy bản chất thật của mình trước mắt kẻ khác.
Nhưng chuyện gì cũng có hai mặt. Giống như các cảm xúc khác, xấu hổ cũng đem lại những lợi ích nhất định. Đáng buồn thay, chúng thường ít được ai nhắc tới.
Vậy nên trước khi tiếp tục bốc phốt, hãy cùng tôi điểm qua giá trị mà cảm giác xấu hổ mang lại nhé.

2. Xấu hổ và tội lỗi: Nền móng của sự văn minh?

Có một sự thật rõ ràng rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, luôn tồn tại sự xung đột cố hữu giữa cá nhân và tập thể. Chẳng phải cứ lâu lâu ta lại muốn nghỉ ngang một buổi để đi lượn vài vòng cho mát? Ta lại chẳng muốn bay lắc xuyên đêm hoặc khỏa thân đi vòng vòng ngoài đường và quay lại up Youtube hay sao? Nhưng nếu ai cũng máu chó thế thì thế giới loạn mẹ mất còn gì.
Đó là lý do tại sao chúng ta có những quy chuẩn xã hội. Từ khi còn bé, bạn và tôi đã được dạy cần biết từ bỏ ý riêng để phục vụ mục đích chung. Đó chính xác là điều mà chuẩn mực xã hội hướng chúng ta tới như: không được làm cái đó, mặc cái khác đi hay phải biết cảm ơn đứa bạn sau khi nó bảo lãnh cho bạn ra tù. Nhờ có những nguyên tắc đó, xã hội mới có thể vận hành (tương đối) trơn tru. Bằng cách mỗi người bớt một chút, cả thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Nhưng làm cách nào để thuyết phục một cá nhân từ bỏ ham muốn riêng để góp phần xây dựng lợi ích chung? Còn làm thế quái nào nữa: tất nhiên là sỉ nhục những ai không tuân thủ rồi.

Hệ Thống Cung Bậc Cảm Xúc

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, có hai loại cảm xúc: cảm xúc cơ bản và những cảm xúc khác. Hiểu nôm na, cảm xúc cơ bản là những cảm xúc giúp ta tồn tại. Lấy sợ hãi làm ví dụ: việc chạy thục mạng (vì sợ) khi gặp sư tử rõ ràng giúp ta sống lâu hơn so với việc tiến lại kiểm tra xem răng chúng có phải hàng replica 1:1 đồng giá 9k trên Lazada hay không.
Cảm xúc cơ bản là bẩm sinh và chúng theo ta từ khi lọt lòng (14).
Nhưng trong quá trình trưởng thành, mọi thứ bắt đầu thay đổi và cuộc sống chúng ta cũng không đơn thuần chỉ có hai màu trắng và đen nữa. Ta bắt đầu nhận ra bản thân chịu ảnh hưởng bởi ý kiến, nhận định hoặc phán xét của người khác, nhiều đến mức không ít lần ta ước rằng mình có thể bỏ tất cả ngoài tai (15).
Quá trình nhận thức này dần dần hình thành nên cái gọi là “cảm xúc tự thân” – xấu hổ, tội lỗi, nhục nhã và tự hào (16). Chúng là sự kết hợp giữa cách người khác nhìn nhận bản thân chúng ta và sự tự nhận thức về bản thân của chúng ta. Mục đích tồn tại của chúng là giúp các cá nhân biết cách cư xử trong một tập thể thế nào cho hợp lý.  


Bánh xe cảm xúc – được phát triển bởi Dr. Gloria Wilxox (<a href="https://markmanson.net/shame#footnote-17">17</a>).&nbsp;Chính giữa là 6 cảm xúc căn bản, là nền tảng để phát triển những cảm xúc phức tạp hơn trong quá trình ta trưởng thành. Có thể thấy rằng xấu hổ, nhục nhã, tội lỗi đều dựa trên sự buồn bã, trong khi tự hào được phát triển dựa trên sự hạnh phúc.
Bánh xe cảm xúc – được phát triển bởi Dr. Gloria Wilxox (17). Chính giữa là 6 cảm xúc căn bản, là nền tảng để phát triển những cảm xúc phức tạp hơn trong quá trình ta trưởng thành. Có thể thấy rằng xấu hổ, nhục nhã, tội lỗi đều dựa trên sự buồn bã, trong khi tự hào được phát triển dựa trên sự hạnh phúc.
Hãy tưởng tượng tất cả chúng ta đều đang học nhà trẻ, tôi đến đấm vào mặt bạn và giật xe đồ chơi của bạn. Giả sử tôi chỉ là đứa trẻ 2 tuổi, chưa phát triển trí tuệ cảm xúc, tôi sẽ chẳng cảm thấy hành động của mình có vấn đề gì cả. Tại sao lại như vậy? Tất nhiên không phải vì những đứa 2 tuổi đều là mấy thằng mất dạy (mặc dù là thế thật), đơn giản vì tôi chưa có khả năng nhận thức về suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
Nhưng một khi đã có sự trưởng thành về mặt cảm xúc, tôi sẽ cảm thấy có lỗi và xấu hổ về việc mình làm. Tôi sẽ xin lỗi và trả lại đồ chơi cho bạn. Thậm chí có thể tôi sẽ đưa luôn cho bạn đồ chơi của mình. Hai ta sẽ ngồi chơi đồ chơi với nhau và điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào vãi chưởng. I am a good boy! Fuck yeah, bitch!
<i>Nguồn gốc sự nhục nhã khi tôi còn nhỏ</i>
Nguồn gốc sự nhục nhã khi tôi còn nhỏ
Cảm xúc tự thân góp phần điều chỉnh hành vi con người theo hướng có ích cho xã hội và giúp xã hội vận hành một cách liền mạch. Mày không biết nhục à?” rõ ràng là một trong những vũ khí hữu dụng để răn đe bất kỳ kẻ nào nhăm nhe tìm cách lên giường với vợ/chồng người khác hoặc vạch quần ra ỉ.a ngay giữa siêu thị. Những kẻ như thế rõ ràng là bọn gàn dở, trơ trẽn, mất dạy, đồi bại và vô liêm sỉ. Sự khuyết tật cảm xúc của những đối tượng này không chỉ gây tổn hại cho những người xung quanh mà còn cho chính bản thân họ.
Rõ ràng, quá nhiều luật lệ sẽ khiến ta cảm thấy ức chế. Nhưng nếu ai cũng được tự do làm theo ý mình thì thế giới sẽ trở nên hỗn loạn. Cảm thấy tội lỗi và xấu hổ là điều cần thiết để ngăn ta gạ đụ cô bồ hot hòn họt của thằng bạn hoặc phóng uế trong siêu thị. Tương tự như các quy tắc xã hội, việc đánh hơi thấy mùi xấu hổ khiến cơ quan sinh dục và bộ phận tiêu tiểu của bạn biết cách hoạt động sao cho phải phép.
Trong khi cảm giác xấu hổ có tác dụng ngăn ta làm những điều ngu xuẩn, cảm giác tội lỗi thúc đẩy ta sửa chữa những lỗi lầm bản thân đã gây ra. Khi cảm thấy có lỗi, ta thường cố gắng bù đắp bằng cách xin lỗi hoặc thậm chí đưa ra đề nghị được bồi thường (18).
Ắt hẳn bạn thấy không mấy dễ chịu mỗi khi phải làm như thế. Nhưng đó là cách xã hội này nên vận hành. Thông qua việc hối hận và bày tỏ ý muốn giải quyết vấn đề, chúng ta chứng minh cho người khác thấy rằng:
1. Tôi là người biết phải quấy tốt xấu và tôi ý thức được bản thân đã đi quá giới hạn.
2. Tôi có quan tâm đến những người xung quanh, thế nên tôi muốn sửa chữa sai lầm của mình.
Nói tóm lại, cảm giác xấu hổ và tội lỗi giúp giải quyết một vấn đề cố hữu khi chúng ta cùng sinh sống trong một xã hội: giúp điều chỉnh hành vi cá nhân sao cho phù hợp với lợi ích chung (19).
Có như thế, các quốc gia và nền kinh tế mới có thể phát triển, cũng như ta có thể cùng bạn bè vui vẻ ngồi ăn sinh nhật, thay vì ném bát đĩa vào mặt nhau.
Nguồn: The Best Way to Resolve Your Shame - Mark Manson
Link: https://markmanson.net/shame