Mình có nghe các bạn sinh viên tâm sự là bạn bè đang truyền tai nhau là giờ nghề Data Analyst hot lắm, các bạn đều đổ xô đi học để làm công việc này. Bản thân mình trước đây khi chọn nghề Data Analyst với tâm thế vô tư, không có nghĩ nó hot hay gì cả, chỉ đơn giản là tìm hiểu thấy thích và phù hợp nên học và làm.
Trong quá trình làm Data Analyst thì mình cũng nhận thấy được những mặt ưu điểm và nhược điểm của nghề này. Trong bài viết này, mình xin bộc bạch những gì mình quan sát được về được và mất của khi làm Data Analyst dựa trên góc nhìn và trải nghiệm cá nhân.
Hình 1: Bạn được gì và mất gì khi trở thành Data Analyst?
Hình 1: Bạn được gì và mất gì khi trở thành Data Analyst?

Câu hỏi số 1: Làm Data Analyst thì được gì?

Nếu nhìn nhận một cách công bằng thì Data Analyst là một trong số những lựa chọn hàng đầu đối với các bạn ở trong giai đoạn early career. Công việc Data Analyst vừa có yếu tố chuyên môn, vừa có yếu tố tech, vừa có yếu tố business nên các bạn sẽ học hỏi được rất nhiều khi ở vị trí này. Quãng thời gian làm Data Analyst, mình thấy bản thân đi nhanh gấp 2, gấp 3 lần so với những năm trước đó. Một phần là nhờ mình làm việc trong công ty tăng trưởng nhanh (Tiki) nên được cộng hưởng gia tốc đó.
Làm Data Analyst đã giúp mình có cơ hội được tương tác với nhiều nhóm người khác nhau: các anh chị lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp bên business và các bạn khối sản phẩm, engineering. Thực sự, mỗi nhóm người sẽ có tính cách khác nhau, tư duy khác nhau và cách giao tiếp cũng khác nhau, nên mình phải tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi nhóm mà có cách nói chuyện, trao đổi công việc cho phù hợp. Từ đó, kỹ năng giao tiếp được cải thiện lên rất nhiều.
Tựu chung lại, làm Data Analyst thì được làm cross function nhiều, được tiếp xúc với nhiều nhóm người khác nhau nên sẽ rất phù hợp khi muốn mở mang tầm nhìn. Tóm lại, Data Analyst phù hợp giai đoạn early career.
Hình 2: Data Analyst phù hợp vào giai đoạn early career
Hình 2: Data Analyst phù hợp vào giai đoạn early career

Câu hỏi số 2: Làm Data Analyst thì mất gì?

Bên cạnh những ưu điểm thì nghề Data Analyst cũng có những nhược điểm nhất định.
Thứ nhất, các bạn Data Analyst thường làm theo project base, làm rất nhiều project mà nhiều khi tính kế thừa của mỗi project có thể không cao, đặc biệt khi các bạn hỗ trợ nhiều function khác nhau. Việc này giúp các bạn của Data Analyst đi rộng nhưng sẽ bị thiếu đi chiều sâu. Để khắc phục vấn đề này, có lẽ mình sẽ nói ở 1 bài viết khác. Nhưng bước đầu tiên chúng ta cần quan sát được nó đã.
Thứ hai, các bạn của Data Analyst thường không phải là người make decision cuối cùng mà thiên hướng là người consultant. Vì thế, với những bạn muốn phát triển lên các vị trí cao thì cần sớm tìm cách switch qua các vị trí là người make decision. Có một sự thật là bạn muốn tạo ra impact lớn cho doanh nghiệp thì bạn phải là người có quyền để make decision.
Cá nhân mình thì mình rất ủng hộ các bạn dưới 27 tuổi làm của Data Analyst một vài năm để tăng tư duy về số, về kinh doanh. Còn với các bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm ở một mảng nào đó thì không nên làm của Data Analyst chỉ vì vội hướng theo những thông tin bóng bẩy thiếu thực tế trên các mạng xã hội - việc chuyển ngành theo chiều hướng này rất có thể lại là một bước đi lùi. Mình đã có viết một bài về vấn đề “30 tuổi có quá muộn để làm Data Analyst”, các bạn có thể tìm đọc lại trên bài ghim đầu page trang của mình.
Trong quan điểm của mình, nghề nào cũng có những điểm ưu và điểm nhược. Vấn đề ta biết ta đang ở đâu, có phù hợp hay không để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu các bạn đang thắc mắc và chưa biết đi con đường nào để chuyển ngành Data Analyst thành công thì hãy inbox mình tư vấn nhé!
----------------
Các kênh chia sẻ thông tin về Data Analyst của mình:
👉 Thảo luận với mình tại group chia sẻ chân thành về Data: https://bit.ly/vietnamdataanalystgroup
👉 Kênh Youtube Data Coaching: https://bit.ly/DataAnalystSharing
👉 Facebook Ngô Vinh: https://www.facebook.com/ngovinhdata
👉 Thông tin về khoá coaching:
https://bit.ly/DataAnalystCoaching1on1detail