Khoảng thời gian này thực sự rất mệt mỏi, và chẳng hiểu sao lại dễ dàng rơi nước mắt như thế nữa. Cũng khá lâu rồi tôi mới quay về với cái nỗi chán ghét sự yếu đuối của bản thân đến vậy. Vẫn là mệt mỏi, vẫn là bế tắc, và vẫn là 1 mình chật vật với đống cảm xúc hỗn độn.
Nhưng tôi k thể chờ đợi 1 ai đó đến và hỏi "ổn k?" nữa, và sự thực là cũng chẳng còn ai. Mọi người đều bận rộn với thế giới của mình, quay cuồng trong công việc, bộn bề với những suy nghĩ, tôi cũng vậy. Nhưng có k bận rộn đi chăng nữa thì có lẽ cũng chẳng ai muốn lo chuyện bao đồng để quan tâm đến cảm xúc của tôi, xem tôi đã đi qua sự buồn chán như thế nào... Tôi đã cố gắng lắng nghe, tôi đã tự nguyện tiếp nhận những tâm sự để rồi chìm trong cảm xúc của người khác, có thể tôi biết nó tiêu cực nhưng tôi vẫn quyết định làm như vậy. Nhưng đổi lại là sự mù mịt, k lối thoát, k thể tin tưởng giãi bày trong cảm xúc của chính mình. Tôi đã tự hỏi thế giới của người lớn là như vậy ư? Cũng k hẳn là điều gì lạ lẫm, nhưng vẫn có 1 chút đau lòng :))))
Tôi vừa hiểu ra thêm 1 thứ ở bản thân, có thể nói là sự phân loại cảm xúc tồi tệ. Ngắn gọn thì nó gồm "sự buồn" và "sự chán".
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại cảm xúc này có lẽ là cách tôi chịu đựng nó và cách tôi giải thoát khỏi nó. Nếu 1 ngày tôi buồn, tôi vẫn có thể cười, đôi khi còn cố tình cười nhiều hơn ngày thường nữa. Bởi vì khi đó tôi biết nguồn cơn của cái sự buồn ấy là gì, và tôi tìm mọi cách để thoát khỏi nó bằng cách tìm đến những thứ giải trí tức thời. Trước đây, khi còn là 1 cô bé, nỗi buồn với tôi nó là thứ gì đấy kinh khủng và tồi tệ lắm. Tôi có thể vì người anh đã ra đi mà mỗi đêm, suốt vài tháng trời, khóc ướt gối nhưng vẫn mím chặt môi để mẹ nằm cạnh không biết. Có thể vì cơn thịnh nộ và bạo lực trong nhà mà ngồi khóc giữa hành lang trên trường. Có thể vì mẹ phải đi khỏi nhà 1 tháng mà vật vã với chiếc giường trống trải, vì những lời nói lạnh lùng vô tình của người lớn mà tổn thương... Những nỗi buồn có thể gọi tên, thường thì tôi sẽ tìm 1 người để chia sẻ. Đó cũng là những chuyện tôi coi là tầm phào nhất, ít tiêu cực nhất và thường thì ngta cũng chẳng muốn để tâm nhất. Trải qua những chuyện đấy, tôi đã tưởng rằng mình là người dễ khóc dễ cười, dễ buồn dễ vui. Nhưng thực ra những thứ dai dẳng và sâu sắc, nó lại thuộc về thứ tôi k hề muốn chia sẻ, và cũng k thấy nhẹ nhàng gì khi nói ra.
Càng lớn, cảm giác như cái "sự buồn" dường như còn nhẹ nhàng hơn "sự chán" của tôi. Chắc cũng vì thế mà dù tôi có thể tùy tiện thốt ra từ "buồn", nhưng dần dần lại kỵ từ "chán" và thực sự k thích nghe đến cái từ ấy 1 chút nào, bởi vì nó mang rất nhiều năng lượng tiêu cực đến cho tôi. Khi buồn có thể khóc để giải tỏa, khi chán thì k. Khi buồn có thể tìm người tâm sự, còn khi chán thì bản thân k muốn trò chuyện với ai cả. Lúc buồn là lúc cần bạn bè, khi chán là khi k còn tin tưởng được ai nữa. Khi buồn cần 1 người để lắng nghe, còn khi chán tôi lại nhận ra chẳng thực sự ai lắng nghe tôi cả. "Sự buồn" xuất phát từ hữu hạn lý do nhưng "sự chán" thì vô hạn. "Sự buồn" có thể được xoa dịu bằng niềm vui khác, còn "sự chán" chỉ mãi quanh quẩn là chán, chẳng có lối thoát nào, chỉ đến khi sự mệt mỏi đã đạt đến giới hạn của bản thân nó mới dần tiêu tan...
Ngay lúc này sao? - Cả buồn và chán.
Nhưng có lẽ chán lớn hơn buồn, nên tôi mới ngồi tự kỷ như thế này chứ k phải là tìm kiếm sự lắng nghe từ ai đó...
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất