Là chính mình hoặc không là ai cả!
Cuốn sách “Thuật Tẩy Não Trong Giáo Dục” của tác giả Takafumi Horie viết về các kiến giải của ông về điểm tiêu cực cũng như điểm tích cực trong giáo dục Nhật Bản.
Hoàng hôn ở làng chài Cô Tô có vẻ đẹp tĩnh lặng và hoang sơ, hoàng hôn ở Ninh Bình có nét đượm buồn của những cái bèo, hoàng hôn ở vịnh Hạ Long có sự cứng cỏi của núi đá, hoàng hôn ở nơi tôi ở lại phủ nhoè màu cam đỏ và đượm mùi của cơn mưa cuối ngày. Không ở đâu giống ở đâu, mặc dù cùng là một quy luật tuần hoàn của trời đất, mặt trời lặn. Con người cũng vậy, với tôi, vì chúng ta khác biệt nên thước đo cho việc học cũng khác nhau.
Cuốn sách “Thuật Tẩy Não Trong Giáo Dục” của tác giả Takafumi Horie viết về các kiến giải của ông về điểm tiêu cực cũng như điểm tích cực trong giáo dục Nhật Bản.
Nhật Bản là một đất nước phát triển của Đông Nam Á, nhưng cũng là một nước tư bản. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được nhiều nơi học hỏi vì cách hướng dẫn con trẻ tỉ mỉ, cẩn trọng nhưng cũng rèn dũa cho chúng tính tự lập, tự giác cao.
Ví dụ như các loại túi trẻ em mang đến trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi đựng dụng cụ ăn, hộp đồ ăn,... Trong đó, túi A phải dài nhất định, túi A đựng vừa túi B, túi B vừa túi C. Mỗi học sinh khi đi học tự mang túi của mình, sắp xếp gọn gàng và tự đi học.
Kỷ luật và bài bản là những ưu điều dễ nhận thấy ở người Nhật, nhưng chính tác giả Takafumi Horie là một người Nhật lại nhìn ra mặt tối khuất sau các điểm sáng trong giáo dục.
Cuốn sách “Thuật tẩy não trong giáo dục” phân tích lý do giáo dục đang gặp phải sai lầm nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng “rập khuôn”. Takafumi Horie là một người độc đáo, các ý kiến của ông cũng thẳng thắn và dứt khoát.
“Cuộc sống không cần lúc nào cũng phải răm rắp quay theo quỹ đạo, mà lệch một chút cũng chẳng sao. Nếu bạn cho phép bản thân làm những điều đó, rõ ràng cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chỉ có đam mê mới mang đến niềm vui thích thực sự: mở ra chân trời kiến thức mới, đem đến công việc mới, thúc đẩy bạn bước đến tương lai tươi sáng”
Nhật Bản có một câu rất hay châm ngôn rất hay như sau: “夏 炉 冬 扇” nghĩa là mùa hè bỏ lò sưởi, mùa đông bỏ quạt. Đối với những vật, những việc không còn cần thiết cho cuộc sống, không còn phù hợp nữa, thì đừng ngại mà hãy bỏ nó đi.
Thuật Tẩy Não Trong Giáo Dục là một cuốn sách có quan điểm rõ ràng, trực tiếp và thẳng thắn. Cuốn sách đặt vấn đề cho giáo dục trong việc đặt ra các quy tắc chuẩn mực có xứng đáng và mang lại hạnh phúc cho người học sau này hay không? Hay cách giáo dục vận hành đang dần dần biến một người có cảm xúc thành một cỗ máy chỉ biết răm rắp làm theo mệnh lệnh?
Từ những khuyết điểm trong giáo dục được tác giả nêu ra, chúng ta cũng có thể tự nhìn nhận lại bản thân. Bạn đang trở thành phiên bản tốt của chính bạn, hay đang trở thành một cỗ máy vô hồn?
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất