LÝ TRÍ NHƯ NGƯỜI NHẬT, CẢM XÚC NHƯ NGƯỜI VIỆT
Mình đã từng rất thích phong cách sống của những người Nhật Bản, các bạn biết vì sao chứ? Người Nhật Bản không bao giờ để những tình...
Mình đã từng rất thích phong cách sống của những người Nhật Bản, các bạn biết vì sao chứ?
Người Nhật Bản không bao giờ để những tình cảm cá nhân xen lẫn vào trong công việc, họ được mệnh danh là con người với những chiếc đầu lạnh. Cũng chính vì vậy mà mức độ làm việc tốt và hiệu quả của người Nhật luôn được đánh giá cao. Không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống đời thường cũng vậy, người Nhật luôn cúi đầu nói cảm ơn và xin lỗi đến người đối diện “Xin lỗi vì đã làm phiền đến bạn” Họ luôn quan niệm mọi vấn đề mình nhờ người khác làm đều là làm phiền và điều đó cần nói ra lời xin lỗi và cảm ơn. Có thể nó là một phép lịch sử ở Nhật Bản mà mình luôn cần học hỏi theo nhưng mục đích sâu xa của nó lại không hẳn vậy.
Trong chương trình truyền hình “Trường Teen” phát sóng vừa qua có một cuộc phản biện giữa Hương Giang Idol và Tóc Tiên về vấn đề một cái đầu lạnh sẽ giúp cho họ tiến đến thành công dễ dàng hơn là một trái tim nóng hay không.
Khi đó, Hương Giang Idol đã lấy dẫn chứng về cung cách của người Nhật Bản rằng họ làm việc với một cái đầu lạnh và họ không có thói quen vì vậy mà tỉ lệ thành công của họ cũng cao hơn đồng thời tỉ lệ những người tự tử vì stress do công việc cuộc sống của người Nhật cũng cao hơn khá nhiều so với các nước khác.
Đây là một câu chuyện đáng buồn, vậy nên muốn học theo người Nhật ít nhiều hãy chọn lọc để phù hợp với văn hoá của chúng ta. Muốn thành công không nhất thiết phải sử dụng một cái đầu lạnh như người Nhật Bản mà cách biệt với thế giới bên ngoài. Nếu mệt mỏi bạn hãy cứ than vãn chút đi, nếu khó quá thì dựa dẫm một chút. Những việc nhỏ nhặt như vậy sẽ không thể làm mất đi hình tượng mạnh mẽ kiên cường của bạn được đâu.
Trong cuốn sách “Sống tự lập chứ đừng cô lập” đã từng chỉ ra như này:
“Gần như tất cả mọi người đều đã từng phải trải qua quá trình đấu tranh tâm lý căng thẳng, trong tình hình này, theo bản năng chúng ta sẽ muốn đi tìm một người bạn tri kỷ để tìm kiếm sự an ủi hoặc giúp đỡ. Nhưng cũng có người xuất phát từ đủ loại suy nghĩ khác nhau mà lựa chọn giấu kín tâm sự trong lòng, sau đó thở dài một câu “Biết tâm sự với ai."
Con người có cảm tính đồng thời cũng có lý trí. Một mặt cảm tính khiến chúng ta hy vọng giãi bày tâm sự, đạt được một chút quan tâm và an ủi, còn một mặt lý trí thì bịt chặt miệng chúng ta, sợ chúng ta nói ra làm cho người ta nghe xong sẽ thấy phiền lòng, trong lòng mình đang tràn đầy chờ mong, cuối cùng lại chỉ đổi lấy được sự thờ ơ của người khác.”
Có vẻ như vấn đề “Ngại nói” không là câu chuyện của riêng ai. Nhưng chúng ta cũng đều tự hiểu rằng việc giấu kín những vấn đề của bản thân không phải là một ý kiến hay ho gì cho cam. Việc giữ im lặng tâm sự của mình là một trong những yếu tố dẫn đến việc bị trầm cảm của các bạn trẻ hiện nay. So với thui thủi một mình mà nói, thử thổ lộ với người khác sẽ làm bạn dễ chịu hơn rất nhiều.
Giống như nhà văn Dumas người Pháp đã từng nói:
“Đau khổ một khi có người chia sẻ sẽ giảm bớt một nửa.”
Nếu bạn muốn tìm đọc thêm những câu chuyện bài học tương tự v thì hãy thử tìm cuốn sách “Sống tự lập chứ đừng cô lập” nhé, mình khá chắc bạn sẽ không phải thất vọng với cuốn sách này đâu.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất