Đã bao giờ bạn cảm thấy lúng túng khi không biết mình nên xưng hô như thế nào với nhau chưa ? Đến một độ tuổi nào đó, cặp từ xưng hô “mày – tao” sẽ vô tư thế chỗ cho những từ “ấy – tớ” hay “mình – cậu”… Đôi khi chúng ta lại thắc mắc rằng tại sao tiếng Việt lại có nhiều từ xưng hô đến thế, nào là chú, bác, cậu, mợ, , dượng, thím… và đôi khi cùng một chức vụ nhưng mỗi vùng miền lại có những tên gọi khác nhau. Ví dụ điển hình ở đây là từ “mẹ”. Trước năm 1975, người Hà Nội dùng từ “mợ”. Trong khi đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng lại dùng từ “bầm”, “ầm” hoặc “u”. Người xứ Huế mộng mơ lại dùng từ “mạ” hoặc “chị cả”. Những gia đình sinh con khó nuôi, ở miền Bắc và miền Trung thì thường gọi mẹ là “mợ”, “thím”, “mạ” để tránh bị ma quỷ bắt đi. “Bầm ơi có rét không bầm / Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn” (Tố Hữu). Hiện nay, phần lớn người dân miền Bắc dùng từ “mẹ”, miền Trung dùng từ “mạ”, còn người miền Nam thì dùng từ “”. Đặc biệt, những người thuộc vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh hay xứ Huế còn dùng từ “mệ”, nhưng cho dù cách gọi nào đi chăng nữa thì cũng ám chỉ một người mà thôi.
            Nhìn nhận thì đôi khi đúng là tiếng Việt của chúng ta vô cùng rắc rối với vô số những từ xưng hô và danh xưng khác nhau. Lúc này mới thấy được các cụ nhà ta khi xưa thật là khôn khi mượn đỡ tiếng Tây, xưng “toa – moa” cho giản tiện. Nhưng đôi lúc sự giản tiện quá mức cũng khiến ta khó hiểu, ví như chị gái hay em gái trong tiếng Anh họ đều gọi là “sister” thì xem ra cũng lạ. Lạ khi mà chẳng còn cái “vai vế tôn ti trật tự”, chẳng còn chút “quyền lợi” khi kẻ nhìn thấy Mặt Trời trước hay sao đều giống nhau. Người Tây họ cũng giản tiện đến mức, người cha là “father” thì người ông lại là “grandfather”, người mẹ là “mother” thì người bà lại là “grandmother”, đúng là một cách ghép từ thật là giản tiện. Khái niệm “ông” hay “” chưa phải là xa xôi gì lắm, chưa có khoảng cách thế hệ là bao, chưa nhạt nhoà hay phai mờ của thời gian. Vậy mà họ đã không còn tên gọi riêng cho mình, và ngay cả “ông nội” hay “ông ngoại”, “bà nội” hay “bà ngoại” cũng không còn là quan trọng và không được phân biệt. Nghe nói rằng ở phương Tây, họ xây rất nhiều nhà dưỡng lão cho những người lớn tuổi và gia đình Tây cũng thường ít khi chung sống nhiều thế hệ cùng nhau. Có lẽ hơi buồn và đáng tiếc vì thiếu đi tình thương và sự gắn bó giữa các thế hệ với nhau nhỉ ?
            Thực ra thì cũng chẳng có gì là buồn cả, bởi vì chẳng qua đấy cũng chỉ là sự khác biệt giữa các nền văn hoá khác nhau mà thôi. Văn hoá Đông và Tây có nhiều điểm không tương đồng với nhau. Chữ “tôi” trong tiếng Anh là “I ” – một chữ cái, một âm vị, âm tố duy nhất, đứng thành một hình vị và nó luôn được viết hoa trong mọi trường hợp, chắc hẳn rằng “cái tôi cá nhân” của họ rất cao. Họ gọt táo từ ngoài vào trong, ta thì ngược lại, gọt từ trong núm gọt ra. Họ cổ xuý cho cá nhân và tư hữu, ta thì lại quan tâm đến gia đình và nguồn cội, bà con họ hàng… Nghe nói rằng ở phương Tây, khi con cái đủ tuổi công dân, họ đều muốn sống tự lập và tách rời cha mẹ. Buồn không khi con cái rời xa mình lúc về già ?
Nguồn: Nam Phan
Nguồn: Nam Phan
Thực ra thì cũng chẳng có gì buồn cả. Họ có lối sống riêng của họ, ta có tập quán sống riêng của ta, cũng như họ có màu da trắng, ta thì lại có màu da vàng. Chỉ thương cho nhiều bạn Việt sống ở trời Tây, không có lịch ta. Thương cho nhiều đứa trẻ, vì sự sính ngoại của bố mẹ mình mà họ chưa từng biết rằng có cái Tết gọi là “Tết Trung Thu”. Những người ở trời Tây xa xôi đó, liệu họ có biết rằng trăng Trung Thu đêm nay đang sáng đầu thềm ?
Chúng ta đã tiếp nhận của người phương Tây rất nhiều thứ. Từ bộ comlê đến âm nhạc 7 nốt, từ cái máy hơi nước đến chiếc radio, từ cái máy bay đến chiếc máy tính, từ Aristốt đến Đềcác, từ Niutơn đến Anhxtanh… Và khi xã hội đã được công nghiệp hoá thì Lịch Âm (lịch theo Mặt Trăng và biểu thị cho nông nghiệp) sẽ cũng mờ nhạt dần. Nước Nhật ngày nay, họ đã không còn tục lệ ăn Tết Nguyên Đán nữa. Họ ăn Tết Tây theo Dương Lịch, bắt đầu từ Giáng sinh. Tết vừa rồi trên các báo đài Việt Nam cũng đã bắt đầu nêu ý kiến về việc có nên ăn Tết theo Lịch Tây luôn hay không ? Hiện tại thì vẫn chưa, nhưng liệu ta có buồn không khi một ngày nào đó không còn được đi lễ tảo mộ, không còn được tiền lì xì và mọi người không còn chúc Tết nhau nữa.
            Lẽ nào Đông đang tiến dần sang Tây ???
           Lẽ nào một mai sẽ không còn Tết ta nữa, sẽ không còn Tết Trung Thu nữa, sẽ không còn ai rước đèn đi chơi nữa. Tôi buồn khi gần đây thấy nhiều trẻ em Việt Nam không còn vui vẻ như tôi khi xưa mỗi khi đến Hội Trăng rằm. Trăng vẫn sáng như mọi năm nhưng năm nay đã không còn những đoàn người rước đèn ông sao, không còn âm vang những bài hát Trung thu khi xưa, không còn rước cỗ, không còn đèn lồng, và ngay cả bánh Trung thu cũng đã mất đi phần ý nghĩa lớn lao trong nó…
            Và sẽ chẳng còn đâu nữa một đêm cho ta mở hội trăng rằm … !!!