LGBT representation trong media, những cái nên và không nên
LGBT Representation trong media theo tôi là một thứ khá quan trọng vì nó định hình suy nghĩ của nhiều người và đồng thời cũng là một...
LGBT Representation trong media theo tôi là một thứ khá quan trọng vì nó định hình suy nghĩ của nhiều người và đồng thời cũng là một thước đo mức độ hiểu biết của xã hội về người đồng tính hoặc bi, trong vài năm qua cộng đồng LGBT đã được biết đến bởi nhiều người hơn nhưng họ được biết đến chủ yếu dưới góc nhìn tiêu cực là nhiều, thay vì chấp nhận việc là người đồng tính chỉ là một phần bản thân và nó không định nghĩa hoàn toàn danh tính con mỗi con người thì họ làm ngược lại dùng cái "đồng tính" để vỗ ngực hô to "WE'RE GAY", họ không có gắng cải thiện bản thân mà cứ khư khư giữ cái mác đồng tính để tự phanh khui những điều xấu xí về bản thân rồi tự hào về chúng như một kiểu fetish tự cao dị hợm
Tôi thường thì chả quan tâm mấy vụ này nhưng dạo gần đây tôi thấy khá nhiều LGBT representation rởm, toxic được bình thường hoá, thế giới đang thay đổi với việc ngày càng có nhiều phương tiện để chúng ta hiểu hơn về vạn vật xung quanh, việc những LGBT representation thiếu chân thành sẽ làm cho rất nhiều người hiểu sai về việc định hình bản thân như một người đồng tính, bản chất về một người đồng tính không khiến họ 100% trở thành một người tồi tệ, họ đâu có muốn mình "thân sâu hồn bướm", nhưng đây chỉ là một phần mâu thuẫn mà họ phải tìm cách giải quyết như bao người khác, đời mà sao mà tránh được mâu thuẫn hay vấn đề khó khăn? Và đời còn khó hơn với những người đồng tính vì nằm trên sự khó khăn trong cuộc sống hàng ngày họ còn đối phải đối mặt với mâu thuẫn "tôi là cái gì? Nam hay nữ?", đó là lý do mà tôi thấy LGBT Representation dễ bị sai, toxic do nó quá phức tạp để làm đúng, bản thân tôi không thể nói là tôi hoàn toàn biết thế nào là một LGBT representation đúng nghĩa nhưng tôi nghĩ là mình có thể giải thích được thế nào mới là một LGBT representation hay hoặc dở, nên tôi muốn giải bày một tí về 2 ví dụ, một là LGBT representation hay mang lại cảm giác bình thường và chân thành, còn cái kia là một representation toxic mang tính chất không lành mạnh được fetish với lãng mạn hoá
Bản chất của việc diễn đạt là dùng nhiều phương diện khác nhau như từ ngữ, hình ảnh, âm thanh để làm rõ bản chất của một sự vật nào đó, nhưng do vốn dĩ việc "đồng tính hoặc bi" vẫn chưa được hiểu rõ, chúng ta chỉ đang dừng lại ở việc đồng tính hoặc bi là xu hướng tình dục khiến cho một người cảm thấy hấp dẫn với những người cùng giới tính hoặc cả hai giới tính, nên việc tạo ra một LGBT representation hoàn hảo là điều không thể đạt được với sự hiểu biết hiện giờ, nhưng chúng ta biết rằng việc đồng tính hoặc bi thể hiện sự bối rối, mâu thuẫn, khó giải thích trong việc định hình một con người, nên thế theo tôi những người đồng tính hoặc bi họ cũng như bao người bình thường khác thôi, ai mà chẳng có chút bối rối hay mâu thuẫn trong cuộc sống? Chỉ là sự bối rối trong việc định hình bản thân của người đồng tính hoặc bi nó phức tạp hơn những vấn đề cơ bản thôi.
Nên tôi nghĩ một LGBT representation hay không nên tự nhiên đưa họ lên một tầm cao khác vì họ cũng chỉ là người như chúng ta, họ nên được có một tính cách riêng biệt thay vì chỉ là một stereotype để vỗ ngực xưng to "i'm gay", họ nên được nhìn dưới một góc nhìn bình thường như bao người khác, có một game mà tôi thấy không những chỉ làm tốt về phần LGBT representation mà nó còn nói về mặt xấu xí của nó theo một cách khá chân thật, tôi đang nói về Gone Home.
Gone Home là một game tương tác phiêu lưu nhấn mạnh vào phương pháp truyền tải câu chuyện qua không gian và môi trường xung quanh, Kate về nhà sau một chuyến tour nước ngoài với lời nhắn nhủ là Sam em gái của Kate sẽ ở nhà đón mình, nhưng khi về nhà thì cửa khoá và Sam thì chả thấy đâu, Kate khám phá mái nhà tuy lạ nhưng quen của mình để tìm kiếm sự thật về chuyện gì đã xảy ra với em gái mình. Lý do Sam không có ở nhà do con bé đang đi đón bạn gái của nó Lonnie, mối quan hệ của Sam với Lonnie chính là cái xương sống của game và mối quan hệ của hai con bé được represent cực kì rất tốt, qua những dòng narrative trong nhật kí của Sam chúng ta cảm nhận được một câu chuyện tình khá đẹp theo một cách vô cùng trìu mến và chân thành với cả hai bên tôn trọng lẫn nhau, những bản mix tapes mà Lonnie làm cho Sam được rải rác khắp nhà chứng minh điều này, những bức thư mà hai bên viết qua lại trong lớp, không những thế cả hai con bé đều có những tính cách đặc trưng riêng biệt chứ không hề generic. Lonnie có cá tính khá mạnh, có phần hơi nổi loạn với nghịch ngượm (tôi khá cảm kích việc Lonnie không bị làm quá lên trong khuôn diện punk rock vì tôi vì phát ngấy việc punk girl phải phá phách, ăn chơi hư hỏng) điều này nó bắt nguồn từ việc cha mẹ Lonnie không quan tâm mấy đến con bé, không phải theo kiểu để con bé có không gian riêng để làm chuyện mình muốn mà họ lơ luôn cả con gái mình, Lonnie còn là người khá đam mê âm nhạc mà chúng ta có thể thấy qua những mix tapes mà con bé làm cho Sam, Lonnie có cả tài năng thiết kế và cảm nhận Aesthetic, con bé còn xin nhập ngũ lận cơ, khá ngầu, việc này nó cũng từ việc Lonnie là một lesbian, con bé luôn có mâu thuẫn về bản thân mình, con bé nghĩ mình là một thằng đàn ông nên nếu như nó nghĩ rằng nhập ngũ rồi sống như một người đàn ông thì cái cảm giác mâu thuẫn "thân sâu hồn bướm" sẽ vơi đi và mọi chuyện sẽ được giải quyết. Sam là một người khá bình thường nhưng đây cũng là một mâu thuẫn, do quá bình thường Sam cảm thấy bị thua so với chị gái mình, nên con bé luôn cố tìm cách để chứng tỏ với bản thân lẫn gia đình rằng con bé có thể làm tốt hơn những gì người khác mong đợi, khi mà con bé hiểu được cảm xúc của mình giành cho Lonnie và sẵn sàng khẳng định sự chắc chắn của mình khi cha mẹ con bé phủ nhận rằng Sam có tình cảm chân thành với Lonnie, nó cho thấy sự trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Nhờ có sự phát triển nhân vật của cả hai dẫn đến một cái kết khá chân thành, sau khi nhập ngũ Lonnie hiểu rằng mình không muốn sống thiếu Sam nên con bé đã gọi cho Sam giải bày nỗi lòng mình và ngay sau đó Sam không ngần ngại trời đang bão đi đón Lonnie, ngôi nhà là một mái ấm, một nơi an toàn mà ta muốn thuộc về và Sam đã "gone home" ngôi nhà của con bé chính là Lonnie. Gone Home ngoài những lựa chọn thiết kế khá xuất sắc cũng đồng thời tạo nên một LGBT representation khá đáng khen dưới một cái nhìn khá khách quan, cái chủ quan duy nhất là từ những nhân vật trong game, nhất là Terry khi ông biết con gái mình đồng tính, tuy nghe có vẻ hơi sáo rỗng nhưng thật ra việc Terry sợ người đồng tính cũng có nguyên nhân của nó và trải nghiệm của Terry cũng là một trong những điều mà Gone Home làm cũng không kém xuất sắc, nó nói về mặt tối của LGBT mà ít người muốn nói tới vì nó là một chủ đề khó nói, đó là lạm dụng.
Ngôi nhà mà gia đình của Sam đang ở vốn dĩ thuộc về Oscar cậu ruột của Terry, nhưng ngôi này đó đối với Terry đại diện một thứ đen tối hơn, vào lễ tạ ơn năm 1963 lúc Terry chỉ mới 12 tuổi ông đã bị chính Oscar cậu ruột của mình cưỡng hiếp, Richard cha của Terry anh trai của Richard nói chuyện này cho cả nhà biết, tuy không ai muốn truy tố Oscar về việc làm này nhưng không ai sẽ tha thứ cho ông, Oscar bị cả gia đình từ mặt, ông sống hoàn toàn cô độc trong căn nhà to lớn không người, cho đến một ngày ông quyết định tự sát vì sự tự ghê tởm bản thân và ông không thể chịu được sự cô đơn này lâu hơn nữa, căn nhà sau cùng thuộc quyền sở hữu của Richard và ông cho Terry căn nhà này, việc làm của Oscar để lại một sự sợ hãi mà cho đến khi Terry trưởng thành ông vẫn cảm thấy bứt rứt. Nên bây giờ có lẽ bạn đã hiểu vì sao Terry không đồng ý cho lắm về mối quan hệ giữa Sam và Lonnie nhưng thay vì hoàn toàn cấm Sam thì ông ấy chỉ nói "Con còn quá trẻ để hiểu và xác định rằng con muốn cái gì", Terry phần nào cũng đang cố hiểu con mình nhưng do trải nghiệm tiêu cực về người đồng tính cộng với việc đây làm năm 1995 nên cũng dễ hiểu về việc ông cố bảo vệ con gái mình khỏi bị lạm dụng như ông đã từng bị, nỗi sợ của ông là hoàn toàn có căn cứ, tuy tôi biết rằng việc lạm dụng không chỉ là vấn đề riêng của LGBT mà nó là một vấn nạn của toàn xã hội từ rất lâu rồi nhưng nó vẫn là một trong những mặt tối của nó mà chúng ta nên thành thật thừa nhận nó và không may thay tôi hiểu quá rõ về việc này.
Lúc đấy là 2009 tôi có chơi chung với một đứa tên Phước, nó hình như chỉ hơn tôi một tuổi, hôm đó mẹ nó không có ở nhà nó rủ tôi qua nhà nó chơi, nó bảo tôi, để không làm ai khó chịu tôi chỉ sẽ dùng từ "Oral", nếu tôi không chịu thì nó sẽ không làm bạn với tôi nữa, tôi thì chỉ có nó làm bạn, việc này tiếp diễn khoảng vài lần nữa, rồi mẹ nó về bất chợt rồi bảo tôi về đi, mấy ngày sau nó nói là mẹ nó không cho tôi qua chơi nữa, tôi với đầu óc trẻ con chả hiểu tại sao, khoảng 1 năm sau nhà nó dọn đi luôn và tôi không còn gặp nó từ đó, cho đến khi 2012 tôi mới hiểu được độ trầm trọng của vấn đề, tôi không hề oán giận nó tôi chỉ mới nhớ ra việc này khi tôi viết cái bài này, năm 2009 không phải là một khoảng thời gian mà việc truyền bá LGBT một cách lành mạnh được chú trọng, lúc ấy người đồng tính trong lẫn cả media và ngoài đời mà tôi biết đều toàn stereotype, gay thì hay dẹo với cái giọng ẻo lã thấy trai là sờ mó đụng chạm không phù hợp còn les thì mặn quần rapper đội nó lưỡi trai đi banh háng ra rồi suốt ngày đánh nhau, tôi và thằng Phước đều là nạn nhân của việc thiếu hiểu biết trong giới tính, nó thì không hiểu là việc lợi dụng lòng tin và thiếu biết của người khác để thoả mãn bản thân là việc làm sai trái còn tôi thì quá đần để hiểu được sự sai trái của nó để nói "không", thế nên tôi mới nghĩ rằng LGBT representation quan trọng, nếu như những chuyện này được truyền bá theo một cách lành mạnh, chân thành, với sự hiểu biết thì Oscar đã không lợi dụng cháu mình, Terry có lẽ đã hiểu được những hành động của chú hình rồi kiếm cách ngăn cản nó, còn tôi thì well... yeah.
Một LGBT representation tệ thường sẽ phơi bày những đặc thù tiêu cực như viện cớ cho những hành vi hành vi tiêu cực chỉ vì họ là người đồng tính hoặc lãng mạn hoá những những mindset toxic không lành mạnh, tôi có nhiều ví dụ nhưng tôi muốn nói về một trường hợp khá là thú vị đó là Pearl trong Steven Universe do việc representation ở đây tệ không chỉ do họ xử lý nhân vật không tốt mà còn do các yếu bên ngoài tác động.
Steven Universe là một tv show được chiếu trên cartoon network kể về cuộc phiêu lưu bảo vệ trái đất của Steven với nhóm Crystal gems bao gồm Garnet, Pearl, Amethyst. Steven Universe được biết đến với cương vị là tiên phong trong LGBT representation ở khâu hoạt hình mà các show có LGBT representation về sau đều học hỏi, nhưng cho dù dưới những làn sóng tích cực việc một hai điểm tiêu cực là thể không tránh khỏi, ở đây tôi muốn nó về Pearl. Pearl là một trong ba thành viên của nhóm Crystal gems từng chiến đấu trong cuộc kháng chiến bảo vệ trái đất bên cạnh Rose mẹ của Steven, cô đã mang lòng yêu Rose từ rất lâu, luôn luôn cải thiện bản thân để có thể xứng đôi với người mình yêu, nhưng sau bao nhiêu nỗ lực, chắc chắn rằng vị trí của mình là không thể thay thế Rose lại chọn Greg một người đàn ông quá dỗi bình thường, sau khi Steven được sinh ra Rose biến mất khỏi thế giới này, bà chưa bao giờ đáp trả lại tình cảm hay cho Pearl biết vì sao bà lại chọn Greg, chuyện này làm cho Pearl vô cùng đau khổ, cô luôn giày vò bản thân tự hỏi rằng mình đã làm sai điều gì, không lẽ những thăng trầm mà họ vượt qua không quan trọng, không lẽ sự có gắng hoàn thiện của thân là chưa đủ, không lẽ toàn bộ tình cảm chân thành mà cô trao cho Rose trong vòng hàng nghìn năm lại không bằng vài dòng ca thơ thẩn của một gã nhạc sĩ lang thang, những chuyện này quá mức để cho Pearl tự giải quyết, nhưng cô chưa bao giờ trách Steven, Greg hay bất kì ai nhưng do không thể xử lý được những mâu thuẫn trong lòng nên dần dần tình yêu trở thành sự ám ảnh và nó biến chất Pearl thành một người khá toxic. Pearl thường xuyên dùng lời lẽ khó nghe với Amethyst mà không cân nhắc rằng Amethyst là một detected gem (đồng nghĩa với việc trong chủng loài gem Amethyst là người khuyết tật), cô còn lạm dụng lòng tin của Garnet để trục lợi riêng cho bản thân mình, tuy vậy nhưng Pearl vẫn cố gắng sửa cái sai của mình bằng cách xin lỗi Amethyst rồi cả hai nói chuyện để hiểu hơn về nhau, cô cũng ráng làm hoà với Garnet, cái hay mà tôi thấy là tình bạn của cả hai không lập tức quay trở lại bình thường mà phải đến vài tập thì mâu thuẫn mới được giải quyết mặc dù khi đó mối quan hệ cũng không được như trước, việc làm tiêu cực của Pearl thật sự có ảnh hưởng lâu dài, tất cả mọi chuyện này đều có build up rõ ràng và tôi rất thích điều này nhưng tiếc thay những điều hay dừng lại ở đây. Pearl không hề trưởng thành một tí nào trong toàn bộ show, từ đầu cho đến lúc kết cô vẫn ám ảnh về Rose, với một chủ đề nhạy cả như việc ám ảnh thì đáng lẽ ra họ phải tách rời người đang bị dính vào vấn đề ra khỏi ra khỏi thứ mà họ đang ám ảnh về, thay vì dùng một điều gì khác để xây dựng Pearl thì họ dùng nỗi ám ảnh của cô như một trope, toàn bộ arc đều phải dính tới Rose bằng cách nào đó, điều này khiến cho nhân vật của Pearl giậm chân tại chỗ không thể phát triển, nỗi ám về Rose theo tôi đã chấm dứt trong tập Mr.Greg và họ nên đã dẫn arc của cô theo một hướng khác, nhưng cuối cùng họ vẫn phải dùng cái trope "Rose" cũ mèm, việc này vô tình lãng mạn hoá sự ám ảnh của Pearl khiến cô trở thành một representation khá tệ. Nhưng theo tôi việc Pearl không có arc rõ ràng một phần do tác động của đời thực, nó có liên quan đến việc LGBT representation tệ hoặc sai lệch có thể sẽ dẫn đến Homophobia thiếu thực tế và không lành mạnh.
Việc áp bức luôn luôn sẽ đi đôi đến việc giải phóng, nếu như việc giải phóng thành công thì bộ phận bị áp bức sẽ giành được quyền lực, việc dùng quyền lực này vào mục đích tốt hay xấu là nằm trong tay họ.Trong những năm gần đây có vô số LGBT movements, tuy một phần họ đã thành công trong việc lan truyền sự tồn tại của cộng đồng nhưng cách thức mà họ dùng có phần phản cảm, tệ hơn là sau khi nhận được sự ủng hộ từ xã hội họ tuyên truyền về LBGT như một dạng đặc ân đưa họ lên một tầm cao khác hơn người để viện cớ cho những hành động lố lăng, nhưng không có lửa thì làm sao có khói tôi nghĩ rằng những sự thể hiện không đúng đắn này là cách mà họ giậm chân trả đũa cho những năm tháng họ bị miệt thị, tuy tôi không ủng hộ việc làm này nhưng một phần cũng hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi thiếu chín chắn ấy, cái cách họ thể hiện bản thân theo chiều hướng tiêu cực cũng có thể được gọi là một LGBT representation tệ, những người vốn dĩ Homophobia giờ lại càng có lý do lẫn dẫn chứng để ghét người đồng tính hơn nữa, không chỉ thế những người đồng tính bình thường hoặc những người muốn muốn mang lại những điều tích cực cho cộng đồng LGBT lại bị vơ đũa cả nắm vào những hình ảnh tiêu cực sai lệch tạo nên một vòng luẩn quẩn những lời qua tiếng lại cay độc làm khó lẫn nhau. Steven Universe dĩ nhiên cũng là một nạn nhân của việc này, creative director của show Rebecca Sugar từng nói trong một cuộc phỏng vấn là quá trình tiến triển của Steven Universe cực kì gian nan, mỗi khi họ nghĩ ra một điều gì đó thú vị để xây dựng nhân vật thì do những giới hạn về những gì họ được hoặc không được phép đưa vào chương trình cản trở, cũng khá dễ hiểu do Steven Universe được công chiếu vào lúc việc kết hôn đồng tính còn chưa được hợp pháp hoá vào năm 2015, việc công khai nói về các mối quan hệ đồng tính có thể khiến hình ảnh của Cartoon Network bị ảnh hưởng khá nặng nề, nên việc vì sao show có khá nhiều fillers với một vài nhân vật như Pearl không được chăm chút tử tế trở nên bình thường, họ chỉ có thể lựa giữa downgrade dự án với hi vọng là về sau mọi chuyện sẽ tốt hơn, lần thiệt hại lớn nhất là vào season cuối, sẽ có đoạn Sapphire với Ruby tổ chức đám cưới, tuy chính Cartoon Network không phản đối Rebecca về việc này nhưng International sẽ cắt ngân sách nếu như họ quyết định giữ phân đoạn đám cưới, Rebecca sau cùng đã chọn giữ lại đoạn đám cưới và như International đã nói họ cắt toàn bộ ngân sách dẫn đến việc phần cuối của show khá tệ. Việc Pearl là một LGBT representation tệ theo tôi nên được phê bình nhưng chúng ta nên phải nhìn kĩ bức tranh toàn cảnh để hiểu tất cả những yếu tố dẫn đến sự việc, Rebecca thật sự đã cố gắng trong việc diễn đạt những gì mà mình muốn nói theo một cách tích cực dưới rất nhiều giới hạn và một phần Steven Universe vẫn thành công trong việc representation lành mạnh đó là Garnet tôi thấy cho cùng sự nỗ lực này rất đáng khen.
Media hiện nay đang cố gượng ép những cái chính kiến như "nhìn này tôi đồng tính, tôi có quyền được bình đẳng như bao người khác", nhưng họ quên là nếu như họ muốn được đối xử như người bình thường vậy thì tại sao họ không cư xử như người bình thường? Và tôi nghĩ một representation không chỉ riêng LGBT mà mọi sắc tộc nên được diễn đạt theo một cách bình thường, việc bạn đồng tính hay da màu hay bị khuyết tật không định hình con người bạn mà chính những hành động, sự cải thiện bản thân sẽ khẳng định đều đó, tôi nghĩ là còn một quá trình học hỏi khá dài để làm tốt mảng representation nhưng tôi tin rằng xã hội chúng ta sẽ làm được.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất