Nếu bên cạnh bạn có những người LGBT, thì bạn sẽ đối xử với họ như thể nào? Liệu rằng bạn sẽ có thể vượt qua những thành kiến cũ để đối xử với họ như những người bình thường?
Dạo những năm gần đây, tôi thường thấy có những chương trình cộng đồng LGBT, bởi xã hội ngày càng phát triển, nhiều người cũng cởi mở suy nghĩ hơn, và chấp nhận và ủng hộ giới tính thật và sống đúng bản chất với những người LGBT là điều bình thường. Chính vì vậy, cụm từ LGBT đã trở thành chủ đề được quan tâm nhiều hơn và phổ biến trong giới trẻ. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này nhé!
1. LGBT là gì?
Theo đó, LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). LGBT gồm đồng tính, gay, song tính, chuyển giới - đây chính là thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là khi họ có xu hướng tình dục với những người có cùng giới tính, yêu người cùng giới, ví dụ nam yêu nam, nữ yêu nữ, ngoài ra người song tính là sự mô tả một người là nam giới hoặc nữ giới đều bị thu hút tình yêu, tình dục bởi cả hai giới (tức là nam có thể yêu nữ, nam có thể yêu nam và ngược lại ở phái nữ cũng vậy).
Tại Việt Nam, việc cộng đồng LGBT gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử khá phổ biến. Trong một khảo sát đối với 3.000 người đồng tính nam 10 và 40 người đồng tính nữ, 95% người trả lời cho biết họ đã từng bị kỳ thị và phân biệt đối xử dưới những dạng thức khác nhau. Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBT là sự kỳ thị dựa trên sự khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ, được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ xã hội đến cộng đồng, từ nơi làm việc đến trong cả gia đình của họ.
2. Chúng ta đều bình đẳng
Người ta thường hay đứng ra đòi quyền bình đẳng cho nam giới, bình đẳng cho nữ giới, người già, trẻ nhỏ nhưng có mấy ai đã, đang và sẽ đứng ra đòi bình đẳng cho cộng đồng những người LGBT?
Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề mà những người LGBT cần phải đối mặt khi đi học, trong cộng đồng hay ngay tại gia đình của họ, điều này khiến cho nhiều người vì gia đình, vì cha vì mẹ mà vẫn duy trì nòi giống nhưng gia đình ít có được hạnh phúc.
Hiện trạng người LGBT vẫn bị bắt nạt ở trường học hay bị kỳ thị trong cộng đồng khiến cho họ luôn cảm thấy cô đơn hoặc che giấu đi giới tính thật của mình. Có những người thanh niếu niên bị trầm cảm bởi họ thuộc về cộng đồng LGBT, nhiều người đã nghĩ tới cách đối phó thậm chí để cảm xúc trôi theo cách tiêu cực,... 
Chính vì vậy, thay vì kỳ thị, tại sao chúng ta không ủng hộ họ là chính bản thân mình, LGBT đâu phải một loại bệnh, họ chỉ sống đúng với xu hướng giới tính của chính mình. Chúng ta chẳng thể nào vì họ là LGBT mà phân biệt đối xử họ khác với những người khác đánh giá bản chất con người họ là như thế nào.
Ở thời kỳ xa xưa, khi y học chưa phát triển, xã hội chưa hiện đại như ngày nay thì những người thuộc cộng đồng LGBT có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần, mọi người không công nhận đây là một giới tính mà nghĩ người LGBT là những người bị tâm thần, có vấn đề về thần kinh. Nhưng kể từ ngày 15/7/1990 Liên Hiệp Quốc công bố LGBT không phải là một bệnh tâm thần - một cột mốc đáng nhớ với những người thuộc cộng đồng LGBT bởi họ đã chính thức được thừa nhận, được tự do sống với chính mình và được coi là một trong những cộng đồng của nhân loại.
Trong những năm gần đây, trên thế giới, cộng đồng LGBT ngày càng phát triển mạnh mẽ, ở Châu  âu, một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha,... đã chấp nhận hôn nhân đồng tính và coi đó là hôn nhân hợp pháp. Thêm một sự kiện đáng nhớ đối với những người LGBT đó là ngày 26/6/2015 Mỹ đã thông qua, cho phép kết hôn đồng tính trên khắp cả nước. Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng biết được Mỹ là đất nước tiên tiến, phát triển hàng đầu trên thế giới cho nên sự công nhận về luật pháp cho cộng đồng LGBT ở Mỹ đã tạo ra bước ngoặt lớn cho cộng đồng này trên thế giới. Dấu mốc đặc biệt quan trọng này còn được ông chủ Facebook tham gia hưởng ứng phong trào bằng cách thay đổi hình đại diện của mình thành nền cờ lục sắc (6 màu), cộng đồng mạng thời điểm đó thay nhau đổi ảnh đại diện cờ lục sắc. Đây có lẽ chính là dấu hiệu tích cực lớn nhất để những người thuộc cộng đồng LGBT có thể "come out" giới tính của chính mình.
3. Vượt qua định kiến
Sẽ chẳng có ai mong muốn mình phải sống giả, sống giấu, sống mà đeo một chiếc mặt nạ trái ngược với con người thật của mình. Chính vì vậy, mong chúng ta có thể hiểu hơn về thế giới của cộng đồng LGBT, để dần dần mang thế giới riêng của họ hòa với thế giới chung của nhân loại. Sẽ không còn bất kỳ định kiến nào giữa người với người. Không phải chỉ có họ mới đang phá bỏ định kiến, mà thay đổi hệ tư tưởng của chúng ta mới là yếu tố quan trọng loại bỏ những định kiến như thế. Có như vậy, ai cũng sẽ có thể sống và nếm trải hạnh phúc riêng, dù là nam-nữ cũng được, mà nam-nam, nữ-nữ cũng chẳng sao.
Hy vọng bạn luôn được sống là chính mình, thế giới vẫn luôn âm thầm yêu thương bạn bằng nhiều cách khác nhau. Dù bạn có là người thuộc cộng đồng LGBT, bạn cũng đều xứng đáng được hạnh phúc như những người khác.
*Nguồn tham khảo từ nhiều bài viết