SAO GIỜ VẪN CHƯA ĐẤU TRANH TRÊN DIỆN RỘNG CHO SAME-SEX MARRIAGE?
“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Đây là trích dẫn theo khoản 2 điều 8 Luật hôn nhân gia đình...
“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Đây là trích dẫn theo khoản 2 điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Theo đó, Việt Nam không thừa nhận hôn nhân của 2 người cùng giới tính, vì vậy mà những người đồng tính thực hiện việc kết hôn thì mối quan hệ hôn nhân của họ sẽ không thuộc đối tượng của Luật này.
Giữa quan điểm ủng hộ và phản đối, pháp luật Việt Nam lựa chọn cách trung lập, theo đó không cấm hôn nhân đồng giới, nhưng đồng thời không thừa nhận. Hay nói cho dễ hiểu hơn, cưới thì cứ tổ chức lễ, mời khách cũng được luôn, nhưng phường sẽ không cấp giấy hôn thú cho bạn, nếu bạn và partner có cùng giới tính trên giấy tờ.
Về mặt pháp lý, khi hai người nam hay hai người nữ kết hôn, họ được xem như một cặp vợ chồng nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn những cặp vợ chồng dị tính khác ở sự thụ hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế…
Nghe buồn ha, nhưng vậy tại sao đến bây giờ người ta vẫn chưa tổ chức mít-tinh rần rần ngoài đường như đi Pride để đấu tranh cho quyền hôn nhân của người LGBT+?
1/ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC:
VÌ CHƯA CÓ SỰ THỐNG NHẤT TIẾNG NÓI CHUNG TRONG XÃ HỘI
Nhà Nước lắng nghe khi đại đa số người dân cùng nói về chủ đề đó. Nhưng đại đa số người dân Việt Nam thì bao gồm: nhóm người dưới 20, người 20 – 40 và người 40 trở lên.
VN là nước đang phát triển và du nhập văn hóa thế giới nhanh, đồng nghĩa gap generation giữa các nhóm khá lớn, do mỗi nhóm, lại được tiếp xúc với education, media & gov policies khác nhau.
Nhóm từ 0 đến gần 40 khá open với LGBT & same sex marriage, do thế hệ này đã quen với LGBT+ friendly media, và nhiều yếu tố khác
Càng lên cao hơn, từ 40 trở đi, quan điểm của họ càng khắt khe với LGBT, huống gì ủng hộ, do trong xã hội ngày xưa xem LGBT là bệnh, mà bệnh ko “trị” được, thì phải xa lánh để tránh lây lan.
Thay đổi cả 1 bầu trời truyền thống và quan niệm sống của người dân là một trận chiến lớn. Có 77% người dân Việt Nam được hỏi đồng ý phải bảo vệ quyền của người LGBT+ nhưng chỉ có 36.6% đồng ý ủng hộ.
Vậy nên cho đến khi gần 100% con người Việt hô vang khẩu hiệu “Tôi Đồng Ý”, tiếng nói chung được tạo ra, và Nhà Nước lắng nghe tiếng nói đó, chúng ta chắc chắn có thể yêu cầu điều chỉnh bộ luật, mình tin là vậy.
2/ VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT+ VIỆT:
VÌ CHƯA “XỬ” ĐẾN LƯỢT
Có quá nhiều thứ presumption trong xã hội cần phải được xem xét trước:
_ Buê đuê là do NGHIỆP tụ
_ Buê đuê là BỆNH và có thể LÂY,
_ Một số tôn giáo không công nhận buê đuê
Có quá nhiều thứ khác cần phải ưu tiên làm:
- Giáo dục giới tính đúng cách và đầy đủ
- Xây dựng không gian an toàn cho LGBT+
- Hay đơn giản như, workshop hướng dẫn cách comemout với gia đình đúng cách…
Giống như tháp nhu cầu của Maslow: phải hết lo nghĩ về cơm áo gạo tiền mới bắt đầu lo lên những cấp cao hơn như sự an toàn và hôn nhân, yêu đường được. Tức tuy biết là quan trọng đấy, nhưng chúng ta cần giải quyết các vấn đề của một cá nhân LGBT+ trước, rồi mới đi đến được 1 cặp đôi LGBT+ được.
Đến khi khoảng cách thế hệ gap generation được thu hẹp tối đa, chúng ta chắc chắn có thể yêu cầu điều chỉnh bộ luật, mình tin là vậy.
3/ VỀ BẢN THÂN BỘ LUẬT NÓI CHUNG:
VÌ CẦN THÊM THỜI GIAN
Chúng ta muốn luật phải thay đổi, nhưng bản thân Luật ở Việt Nam cũng đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Luật Việt Nam đang barely đủ để vận hành đất nước, chưa thể nào so sánh với luật ở các nước đã phát triển được.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn Nhân và Gia Đình được thực hiện trong bối cảnh có nhiều diễn biến mới về chủ đề đồng tính tại Việt Nam thời gian qua. Để yêu cầu Luật chạy theo biến cảnh xã hội trong thời gian ngắn là quá challenging.
Hãy có sự kiên nhẫn và dung thứ, sự tử tế nhất định sẽ đến, và chúng ta chắc chắn có thể yêu cầu điều chỉnh bộ luật, mình tin là vậy.
Bài viết có tham khảo thông tin từ trang: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207845
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất