LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG ĐIỂM TRONG MẮT SẾP (1)
Mình đã có 10 năm làm ở những môi trường nói tiếng Anh và sếp của mình hầu hết đều là Tây. Mình nhận ra đôi khi kết quả công việc chẳng...
Mình đã có 10 năm làm ở những môi trường nói tiếng Anh và sếp của mình hầu hết đều là Tây. Mình nhận ra đôi khi kết quả công việc chẳng có ý nghĩa gì nếu không biết cách kể công với sếp hoặc nâng điểm bản thân trong mắt của sếp. Chắc hẳn các bạn đã từng trợn mắt ngạc nhiên khi thấy một đứa đồng nghiệp thao thao bất tuyệt nói về những công việc mà 90% là bạn thực hiện! Bạn điên hết cả tiết?! Hoặc kiểu vô cùng khinh bỉ thằng ba hoa! Hoặc kiểu cao thượng, ông đây lấy chất lượng hàng đầu, ko cần khoe mẽ!
Thực ra cái đứa đó đã giỏi hơn bạn ở chỗ biết cách kể công chỉ với 10% đóng góp. Đặc biệt người VN mình rất thiệt thòi vì không biết cách quảng cáo những thành quả của mình. Trầy vi tróc vẩy, vất vả khổ nhọc hoàn thành công việc, nhưng lại rất thanh tao khiêm tốn theo lời Bác Hồ dậy, không bao giờ biết cách ba hoa một chút với sếp, lại còn nghĩ, sếp sẽ… tự nhận ra 😀
Mình có một vài sự quan sát và chia sẻ để làm sao mà kể lể công sức cũng như quảng cáo về bản thân mình một cách trang nhã tinh tế nhưng hiệu quả nhất.
1. Thường xuyên “vô tình” bắt chuyện hoặc thảo luận với sếp
Mình đã từng nghe nhiều đồng nghiệp người Việt nói rằng rất ngại khi tự dưng bắt chuyện với sếp. Nếu không phải hẹn trước, chẳng may gặp sếp ở cafeteria, trong thang máy, trong những bữa ăn trưa, miệng cứ câm nín lại, không biết nói gì ngoài mấy câu hỏi han thông thường. Có thể là do ngôn ngữ không tốt; nhưng về cơ bản thì người Việt mình không có thói quen bắt chuyện một cách tự nhiên nhưng có mục đích trong môi trường làm việc.
Mình chia sẻ ba cách để khiến việc bắt chuyện với sếp dễ hơn như sau:
– Đừng nghĩ cứ nói chuyện với sếp nghĩa là báo cáo việc đang làm! Lần tới khi đụng mặt sếp khi đi lấy cà phê, hãy hỏi kinh nghiệm sếp về một vấn đề nào đó. Các sếp cực kỳ thích được nhân viên hỏi xin lời khuyên hoặc chia sẻ.
For example:
(after blah blah things of greetings)
Linh: Hej, I am having a dilemma when running this activity. I am wondering if you ever met the same issue. Do you have a minute for me?
Boss: Yes, of course!
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải có thực sự có trăn trở về một điểm gì đó. Đừng xin sếp lời khuyên về mấy thứ dễ ợt, xàm xí hoặc có thể google. Những vấn đề đáng để hỏi ví như, cách làm việc với 1 đối tác cụ thể, cách xử lý những tình huống khó, cách giải quyết khác cách bạn đang làm, hoặc kinh nghiệm trả lời mấy câu hỏi ngớ ngẩn của team khác mà không gây bất đồng J
– Tiếp theo, hãy chia sẻ và thảo luận với sếp về những thông tin “tình báo”. 3 năm làm việc ở khối tư nhân, mình nhận thấy, công ty càng to thì càng cần nhiều thông tin “tình báo” về chuỗi cung ứng của đối thủ hoặc về thị trường. Mình đã từng thấy một vài người luôn được ưu ái vì họ hay thảo luận với sếp mấy thông tin như thế. Lần "vô tình" đụng mặt sếp sắp tới, bạn hãy thảo luận với sếp về, ví dụ như “What do you think the implications by the EVFTA into our sector? (không biết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu có thể thay đổi thị trường như thế nào nhỉ”), hoặc, “I heard that a new factory, sourcing the same raw materials as we do, will be opened soon. I am thinking what could it mean for us p(không biết việc công ty nọ mở thêm nhà máy mới thì ảnh hưởng tới nguồn cung vật liệu của mình như thế nào nhỉ). Đương nhiên, điều này cũng đồng nghĩa là bạn phải mở tai mắt để đọc tin nhiều hơn, tìm hiểu thị trường tốt hơn, theo dõi thông tin kinh tế chính trị kịp thời hơn. Không chỉ tăng thêm kiến thức cho mình mà còn gây được ấn tượng tốt với sếp!
– Một cách nữa để gây ấn tượng với sếp là đề xuất ý tưởng. Nếu bạn nhận ra một điểm nào đó trong công việc cần thay đổi, cứ đề xuất. Người Việt chúng ta cực kỳ thông minh lanh lợi, có khả năng nhìn ra đường tắt tốt hơn các sếp Tây, vì có lợi thế hiểu về thị trường, văn hóa và tâm lý VN. Tây chỉ tốt hơn Ta ở điểm là nhìn nhận ở tầm vĩ mô và logic, do cách vận hành giáo dục cũng như văn hóa của nó không bị tiểu tiết như mình. Khi họ sang VN, họ cũng như mù mầu thôi, luôn luôn có những ngóc ngách thầm kín trong tâm lý và cung cách làm việc của ng Việt họ không bao giờ biết. Ví dụ, bạn thấy có một số quy trình trong công việc đang làm không còn phù hợp với tình hình kinh doanh mới, hoặc một số tài liệu không còn cập nhật với luật pháp sở tại, etc…. cứ mạnh dạn đề xuất thay đổi. Nên nhớ, bạn không chỉ trích hay bôi xấu người khác liên quan, chỉ tập trung vào bản chất vấn đề.
(Còn tiếp)
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất